Cà Mau: Nuôi loài heo rậm lông, to sụ, lái chỉ chờ lớn là bắt đi
Với sự nhạy bén, năng động, lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp, ông Nguyễn Việt Hùng, ở ấp Thạnh Điền, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau ( tỉnh Cà Mau) đã thành công nhờ nuôi heo rừng. Mô hình nuôi heo rừng đem lại cho gia đình ông nguồn thu nhập 200 triệu đồng/năm. Mặc dù có thời điểm nuôi hơn 100 con heo rừng, nhưng nhà ông Hùng nuôi ra không đủ bán bởi nhu cầu lớn.
Sau 11 năm gắn bó, từ vài cặp heo giống ban đầu đến nay ông đã có hơn 100 con heo rừng gồm: Heo mẹ sinh sản, heo phối giống, heo con. Mô hình chăn nuôi của ông được nhiều bà con nông dân trong tỉnh Cà Mau tham quan, học hỏi và nhân rộng.
Nông dân trong và ngoài tỉnh Cà Mau thường xuyên đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi heo rừng, kỹ thuật nuôi heo rừng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng năm của ông Nguyễn Việt Hùng.
Ông Nguyễn Việt Hùng chia sẻ về kỹ thuật nuôi heo rừng: Nuôi heo rừng tuy đơn giản nhưng nếu không nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, chu kỳ sinh trưởng để chủ động phòng bệnh, bổ sung thức ăn thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Heo rừng vốn là loài động vật có bản năng sống hoang dã nên heo rừng luôn cảnh giác và hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động lạ, nhất là khi người lạ đến gần.
Vì đặc tính heo rừng là hoang dã nên nuôi loài heo rừng cần tắm sạch như heo thường. Môi trường nuôi heo rừng phải gần giống môi trường tự nhiên, chỗ nuôi heo rừng cần có nhiều cây cối, yên tĩnh, chuồng trại cách xa khu dân cư và đường giao thông.
Video đang HOT
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm nuôi heo rừng, ông Hùng cho hay, ở Cà Mau vào lúc đỉnh điểm nắng nóng như tháng 2 và tháng 3 âm lịch người nuôi heo rừng cần đầu tư hệ thống phun sương tự động. Để heo rừng có chỗ tránh mưa nắng, ông Hùng đã xây nhiều ô chuồng theo hướng bán hoang dã.
Trong chuồng nuôi heo rừng chia thành từng ô nhỏ cho heo rừng nằm lúc mưa, gió hay trong thời kỳ heo rừng mẹ sinh sản. Xây dựng chuồng càng rộng heo rừng đi lại, chạy nhảy nhiều thì chất lượng thịt càng dai và ngon. Về chế độ ăn, ông Hùng thường cho heo rừng ăn thức ăn thừa trộn với bã đậu hủ nên thịt nhiều nạc, thơm ngon.
Chính vì vậy, thịt heo rừng loại thực phẩm rất được thị trường ưa chuộng, nguồn cung không đủ cầu. Gia đình ông Việt nuôi heo rừng không đủ để bán bởi nhu cầu thị trường còn lớn. Ông Hùng xuất bán heo rừng cho các thương lái, nhà hàng với giá 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, ông còn bán heo rừng giống cho bà con với giá dao động từ 200.000 – 250.000 đồng/kg.
Ông Hùng chia sẻ kỹ thuật nuôi heo rừng, heo rừng nuôi khá dễ, heo mẹ tự sinh sản và tự chăm sóc con. Heo rừng từ lúc đẻ, nuôi sau 4 – 5 tháng là có thể xuất chuồng, nuôi heo rừng thu lãi gấp 3 – 4 lần heo thịt bình thường. Lúc đỉnh điểm, đàn heo rừng nhà ông lên đến hàng trăm con, mỗi năm xuất bán heo rừng trừ mọi chi phí ông lãi hơn 200 triệu đồng.
Hiện mô hình nuôi heo rừng tại tỉnh Cà Mau phát triển nhanh ở 9 huyện và thành phố. Khi dịch tả châu Phi tấn công đàn heo nhà, nhiều người chuyển qua nuôi heo rừng. Với thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh Cà Mau có tổng đàn heo rừng lên đến hơn 10.000 con.
Theo Danviet
Nuôi loài heo rừng lông như chổi xể, bán đắt hàng
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành lập nhóm chung sở thích nuôi heo rừng lai sinh sản với 12 thành viên. Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi trên địa bàn.
Bà Hoàng Thị Sầm (thôn Hoa Sen) cho hay: Cuối năm 2017, gia đình bà được cấp 2 con heo cái và 1 con heo đực giống để tham gia nhóm chung sở thích nuôi heo rừng lai sinh sản do Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ.
Sau hơn 1 năm nuôi với hình thức thả rông kết hợp nhốt chuồng cho ăn thêm cám và phụ phẩm nông nghiệp, bà đã xuất bán 2 lứa heo giống với giá 120.000 đồng/kg, thu về hơn 20 triệu đồng. Nhờ số tiền này, gia đình bà đã có thêm điều kiện mở rộng chuồng trại chăn nuôi và thuê đất trồng ớt, sửa chữa nhà ở.
Mô hình nuôi heo rừng lai sinh sản của gia đình bà Hoàng Thị Sầm (thôn Hoa Sen, xã Ia Ma Rơn). Ảnh: H.Đ
Tương tự, chị Đặng Thị Hưng (cùng thôn) cũng tham gia nhóm chung sở thích nuôi heo rừng lai sinh sản do Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ. Sau khi được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ con giống từ Dự án, chị Hưng đã chăm sóc 3 con heo rừng lai phát triển tốt.
Đến nay, đàn heo giống này đã đẻ được 2 lứa. Chị Hưng phấn khởi nói: "Nhà tôi mới xuất bán một lứa heo con được khoảng 12 triệu đồng. Tôi dùng số tiền bán heo để làm chuồng bò và bếp, kho đựng thức ăn. Sắp tới, tôi sẽ đầu tư để nhân rộng đàn heo của gia đình".
Theo ông Đàm Văn Chiểu-Trưởng nhóm chung sở thích nuôi heo rừng lai sinh sản xã Ia Ma Rơn: Giống heo rừng lai có sức đề kháng cao, thích nghi với môi trường tự nhiên. Trung bình mỗi năm, 1 con heo nái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6-8 con.
Giá heo rừng lai giống ổn định ở mức 120.000 đồng đến 160.000 đồng/kg. Như vậy, 1 con heo giống 10 kg đã có giá hơn 1 triệu đồng, nếu nuôi thêm 3 hoặc 4 tháng, heo có thể đạt trọng lượng 30-40 kg đối với heo nái, 50-70 kg đối với heo đực.
So sánh giá trị kinh tế thì 20 kg heo rừng lai trị giá bằng 50 kg heo địa phương bán cùng thời điểm. Đặc biệt, thịt heo rừng lai được người tiêu dùng ưa chuộng, kể cả nuôi heo thịt thương phẩm hay nuôi heo nái để bán heo con cũng đều mang lại hiệu quả cao.
"Nhờ sự hỗ trợ từ Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, bà con được cấp giống heo rừng lai để lập nhóm chăn nuôi. Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi heo rừng lai. Nhờ vậy, đàn heo của các hộ gia đình đều phát triển tốt, bước đầu mang lại thu nhập cao hơn so với nuôi giống heo trắng lâu nay"-ông Chiểu cho biết.
Theo Hiền Đức (Báo Gia Lai)
Đất Cà Mau cứ nói nhiễm mặn, nhưng trồng dưa lưới trái to thế này Hơn 1.600 gốc dưa lưới vụ đầu tiên trồng tại tỉnh Cà Mau mới vừa thu hoạch của một chủ vườn trên địa bàn phường Tân Thành (TP. Cà Mau) là minh chứng khẳng định thêm đất Cà Mau không phụ lòng người, nếu có quyết tâm và mạnh dạn áp dụng đúng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất....