Cà Mau khắc phục xong sự cố vỡ đập khiến nước mặn tràn vào nội đồng
Ngày 5/5, ông Dư Bé Ba, Chủ tịch UBND huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương đã khắc phục xong sự cố vỡ đập Kinh Đứng (ấp 2, xã Khánh Lâm) và đập kênh Hai Chu (ấp 15, xã Nguyễn Phích) thuộc huyện U Minh.
Khi sự cố xảy ra, UBND huyện U Minh chỉ đạo các xã phối hợp với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ khắc phục sự cố. Ảnh: baocamau.com.vn
Theo ông Dư Bé Ba, ngay khi sự cố xảy ra, huyện cùng Công ty Lâm nghiệp U Minh hạ đã có mặt tại hiện trường, huy động phương tiện, máy móc… để tập trung khắc phục sự cố.
Theo tính toán của ngành chuyên môn, sự cố đã làm cho mực nước mặn tràn vào khu vực lâm phần nhưng không đáng kể, với khoảng 0,09m. Sự cố vỡ đập làm nhiễm mặn vùng ngọt hóa, nhưng mực nước trên các tuyến kênh là thấp, bên cạnh đó, người dân không sử dụng nước ở kênh để tưới tiêu, phục vụ sản xuất.
Tuy nhiên, việc nước mặn xâm nhập vào nội đồng cũng ảnh hưởng một phần đến nguồn lợi thủy sản nước ngọt.
Video đang HOT
Về nguyên nhân gây nên sự cố vỡ đập, theo nhận định của cơ quan chức năng của huyện U Minh là do nắng hạn kéo dài, chênh lệch mực nước giữa bên trong và bên ngoài khá cao, bên cạnh đó, do xuất hiện triều cường lên cao đột ngột tràn qua và gây xoáy mòn mặt đập, từ đó gây ra sự cố trên.
“Sự cố vỡ đập không ảnh hưởng đến cây rừng, hoa màu và cây ăn trái của vùng này. Vì vậy, huyện U Minh không thực hiện biện pháp bơm nước nhiễm mặn ra ngoài. Một phần lý do là thời điểm này dễ gây sụt lún đất và dự báo trong đầu tháng 5 này sẽ mưa trên diện rộng”, ông Dư Bé Ba thông tin thêm.
Trước đó, ngày 28/4, tại đập kênh Hai Chu, xã Nguyễn Phích đã bị vỡ với chiều dài khoảng 3m, nước mặn đã tràn vào bên trong khu vực giữ ngọt. Trong ngày 29/4, sự cố đã được khắc phục xong. Tuy nhiên, đến tối ngày 30/4, triều cường đột ngột dâng cao đã tràn nước qua đập, gây xói lở và vỡ đập Kinh Đứng và đập kênh Hai Chu. Qua đo đạc bước đầu, hai con đập ngăn mặn nêu trên bị vỡ một đoạn với chiều ngang khoảng 3m, rộng 3m.
Sau khi sự cố xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty Lâm nghiệp U Minh hạ) tiếp tục hỗ trợ UBND huyện U Minh chỉ đạo gia cố an toàn các con đập bị vỡ, bảo đảm ngăn mặn, giữ ngọt.
Các ngành chức năng có liên quan tổ chức khảo sát, thống kê, đánh giá các biện pháp khắc phục phù hợp theo đúng quy định; đồng thời, phối hợp với UBND các huyện U Minh, Trần Văn Thời và các chủ rừng tại khu vực U Minh Hạ khẩn trương kiểm tra toàn bộ hệ thống đê, cống, đập khu vực quy hoạch vùng ngọt hóa. Qua đó có biện pháp gia cố, xử lý thích hợp đối với các vị trí có nguy cơ mất an toàn (nếu có), không để xảy ra vỡ đê, đập hoặc để nước rò rỉ vào vùng quy hoạch ngọt hóa.
Cà Mau: Không xảy ra TNGT, khách du lịch tăng dịp nghỉ lễ
Trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, trên địa bàn tỉnh Cà Mau không xảy ra tai nạn giao thông, khách du lịch đến tham quan đã tăng trở lại.
Chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên tuyến QL1 qua địa bàn TP Cà Mau (Cà Mau).
Theo Ban ATGT tỉnh Cà Mau, trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, trên địa bàn tỉnh này không xảy ra vụ tai nạn giao thông (TNGT) nào. So với cùng kỳ không xảy ra.
Bên cạnh đó, về lĩnh vực đường bộ các lực lượng chức năng trong tỉnh đã tổ chức tuần tra, kiểm soát gần 300 ca, với hơn 1.400 ượt cán bộ, chiến sĩ tham gia. Qua đó, phát hiện và lập biên bản 656 trường hợp (34 ô tô, 622 mô tô) vi phạm về trật tự ATGT; tạm giữ 294 (1 ô tô - 293 xe mô tô) và 362 giấy chứng nhận đăng ký xe (33 ô tô, 329 mô tô).
Ngoài ra, phạt hành chính 161 trường hợp vi phạm (12 ô tô, 149 mô tô), số tiền hơn 255 triệu đồng; còn 495 trường hợp đang xử lý (19 ô tô, 476 mô tô); Tước GPLX 20 trường hợp.
Còn về lĩnh vực đường thủy, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 36 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt phạt vi phạm hành chính số tiền 19 triệu đồng.
Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Cà Mau cho biết, trong suốt thời gian nghỉ lễ các đơn vị đã bố trí lực lượng ứng trực và đảm bảo số điện thoại đường dây nóng hoạt động 24/24 để phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan giải quyết, khắc phục kịp thời các sự cố về giao thông.
"Đặc biệt, Ban ATGT tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn, chở quá tải, quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm; đón, trả khách không đúng nơi quy định,... kết hợp tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự ATGT với tuyên truyền, thực hiện phòng chống dịch Covid-19", ông Bằng cho hay.
Điểm dừng chân bãi bồi nằm trong tuor du lịch xuyên rừng ở Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau. Ảnh: Gia Minh
Chia sẻ về hoạt động du lịch trong dịp nghỉ lễ, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, lượng khách có giảm mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên lượng khách du lịch đã tăng trở lại sau thời gian dài nghỉ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (du lịch Cà Mau mở cửa hoạt động trở lại từ ngày 29/4).
Cụ thể, tổng lượng khách du lịch đến với một số điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau như: Khu du lịch Khai Long; Khu du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Di tích lịch sử Quốc gia Hòn Đá Bạc... đã tăng dần (ngày 30/4 có hơn 1.800 lượt khách du lịch, ngày 1/5 tăng lên hơn 4.400 lượt và đến ngày 2/5 tiếp tục tăng lên hơn 5.700 lượt).
"Thời gian tới, ngành Du lịch tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến đầu tư du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Với mong muốn vực dậy ngành du lịch tỉnh nhà sau thời gian dài nghỉ phòng, chống dịch Covid-19", ông Hùng cho hay.
Ninh Thuận: Nắng như rang, dân khổ sở tìm nước uống cho dê, bò Nhiều tháng qua, trên địa bàn của các huyện Thuận Nam, Thuận Bắc (tỉnh Ninh Thuận) nắng nóng liên tục kéo dài khiến cho nguồn nước đang ngày càng cạn kiệt và làm ảnh hưởng không nhỏ đến đàn gia súc như bò, dê, cừu nuôi trên địa bàn. Ghi nhận của PV Dân Việt tại xã Công Hải, Lợi Hải, huyện Thuận...