Cà Mau: Có 1 nơi giàu đó rồi lại nghèo đó, long đong với con cá bổi
Vùng đất Trần Văn Thời ( tỉnh Cà Mau) màu mỡ, với những nông dân sáng tạo, giỏi giang, được biết đến không chỉ có lúa, hoa màu, cá đồng mà còn nổi danh với mô hình nuôi cá bổi thương phẩm, đặc biệt là cá khô bổi U Minh nức danh xa gần.
Thế nhưng, thời gian qua, đối với con cá bổi, bà con nông dân huyện nhà vẫn còn không ít trăn trở.
Giàu đó rồi lại nghèo đó
Nghe tin cá bổi thương phẩm hàng 8 (8 con/kg) hiện có giá 60 ngàn đồng/kg, anh Văn Công Vẹn (Khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) khấp khởi trong lòng. Nhưng vui đó rồi lại rầu đó, không biết liệu niềm vui có được trọn vẹn, khi mấy tháng nữa ao cá bổi của anh mới tới đợt thu hoạch có trúng giá như bây giờ. Bởi cảnh trúng mùa rớt giá quen thuộc như ăn cơm bữa đối với dân nuôi cá bổi như anh.
Thiếu hụt nguồn nguyên liệu, ông Ba Việt phải thu mua cá bổi tươi ở tận tỉnh Đồng Tháp để cung cấp cho khách hàng.
Thật ra, so với dân trong nghề, anh Vẹn đến với nghề nuôi cá bổi thương phẩm khá muộn vì thấy nghề ăn nên làm ra, cũng muốn làm gương phát triển kinh tế xứng danh trưởng khóm. 5 năm trước, anh Vẹn quyết định quy hoạch lại mấy công đất ruộng, cải tạo trồng dừa, trồng chuối và chủ yếu là đào ao nuôi cá bổi.
Vốn liếng không nhiều, để có tiền thực hiện ước mơ làm giàu từ cá bổi, anh Vẹn phải thế chấp bằng khoán đất, vay vốn ngân hàng 140 triệu đồng. 4 vụ nuôi cá bổi, tuy may mắn, không đến nỗi nào, nhưng anh Vẹn cũng chưa từng biết cảm giác thế nào là trúng mùa được giá, là được cầm đồng tiền lời sau gần một năm ròng cực nhọc. Làm giàu từ cá bổi đâu chẳng thấy, chỉ thấy nợ ngân hàng vẫn còn đó mà lãi phải đóng đều đều.
Video đang HOT
Anh Vẹn buồn bã nói: “Lời hay lỗ cũng phải nuôi, không nuôi lấy tiền đâu mà đóng lãi ngân hàng. Không chỉ tôi mà nhiều bà con nuôi cá bổi ở khóm này cùng chung cảnh”.
Lúc trúng mùa được giá, cá bổi từng là mô hình được chọn để nhân rộng sản xuất, giúp nông dân phát triển kinh tế của ngành chuyên môn, hội, đoàn thể.
Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hải Hồng Chí Hiếu cho biết: “Nhận thấy mô hình nuôi cá bổi thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, năm 2012-2013, theo đề án dạy nghề, hội triển khai dự án nuôi cá bổi thương phẩm cho 30 học viên ở ấp Đường Ranh. Triển khai kiến thức trên lý thuyết đến thực hành như ươm cá giống, nuôi cá thương phẩm và thực hiện nuôi thí điểm tại 3 hộ dân. Sau khi dự án kết thúc, bà con vẫn duy trì nuôi và mở rộng diện tích toàn xã lên 20 ha. Thế nhưng, thời điểm 2016 giá cá rớt quá, bà con thiệt hại, diện tích thả nuôi sụt giảm, hiện chỉ còn vài héc-ta”.
Cần liên kết sản xuất
Cá khô bổi đã xây dựng được thương hiệu tập thể cá khô bổi U Minh, khẳng định được vị trí sản phẩm trên thị trường và ngày càng nổi tiếng. Thế nhưng, việc giá cá bổi thương phẩm không ổn định, ảnh hưởng đến diện tích nuôi, thiếu hụt nguồn nguyên liệu làm cho một số cơ sở làm nghề cá khô bổi gặp khó khăn.
Ông Trần Quốc Việt, chủ cơ sở sản xuất cá khô bổi Ba Việt (ấp Cơi 5B, xã Khánh Bình Tây), người có thâm niên làm nghề cá khô bổi đã 40 năm cho biết, ở cơ sở của ông sản xuất nhộn nhịp nhất là vào những tháng giáp tết. Cơ sở đã đăng ký sử dụng thương hiệu tập thể 6 năm qua.
Những tháng khác trong năm cũng có làm nghề nhưng do địa phương chủ yếu bà con thu hoạch cá đông ken vào tháng 10, tháng 11 âm lịch, còn thời gian khác trong năm thì ít, thành ra không có nguồn nguyên liệu để làm, phải lên tận Đồng Tháp kiếm cá về làm khô. Cá vùng trên giá thấp hơn cá địa phương nhưng cá không ngon bằng, đem về làm đỡ, bán lẻ lần vài trăm ký với loại cá khô không sử dụng thương hiệu.
Ông Việt bộc bạch: “Nếu mình có điều kiện, máy móc trữ cá tươi làm sẵn, để qua tết làm khô bán từ từ thì tiện biết mấy. Còn giờ không có thì phải làm bao nhiêu bán bấy nhiêu, lúc không có cá phải chạy đến chỗ khác kiếm cá thôi”.
So với cơ sở Ba Việt, cơ sở sản xuất cá khô bổi Ba Đức (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời) có phần thuận lợi hơn, ngoài việc ông Ba Đức (Lê Minh Đức) vừa nuôi cá bổi thương phẩm, vừa sản xuất cá khô, yếu tố quan trọng giúp cơ sở ngày càng mở rộng là có sự liên kết trong sản xuất với các hộ nuôi cá bổi trong vùng mặc dù hình thức còn nhỏ lẻ.
Ông Ba Đức chia sẻ: “Bà con lấy thức ăn, phân, thuốc ở cơ sở thì tới khi thu hoạch mình thu mua cá cho bà con. Những lúc giá rớt thì cơ sở ưu tiên thu mua cá của bà con và hỗ trợ giá chút đỉnh. Bình quân một năm cơ sở sản xuất 20 tấn cá khô bổi và thu mua 70 tấn cá bổi thương phẩm. Nhờ đầu tư máy trữ đông mà việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi hơn, cơ sở có thể sản xuất, kinh doanh cá khô quanh năm. Nhưng sản lượng nhiêu đó cũng là cố gắng lắm rồi, dẫu muốn liên kết hỗ trợ bà con vùng mình để giá cả ổn định phần nào cũng không được, một mình cơ sở không làm nổi”.
Không nỡ từ bỏ con cá bổi, nông dân mỗi người mỗi cách loay hoay tự bơi vượt qua khó khăn để giữ nghề, hy vọng một ngày nào đó thời hoàng kim của cá bổi sẽ quay trở lại. Không biết đến bao giờ nông dân nuôi cá bổi mới không còn nỗi lo về giá, về chi phí sản xuất, về đầu ra sản phẩm và không còn lao đao với nghề./.
Theo Ngọc Minh (Báo Cà Mau)
Lạ mà hay: Thuyền vài tấn "bay" qua đập dễ dàng bằng cầu kéo "thần thánh"
Chỉ với hệ thống cầu kéo sử dụng ròng rọc, những chiếc thuyển nặng đến vài tấn dễ dàng đi qua những con đập lớn một cách dễ dàng.
Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đời sống người dân Cà Mau bao đời gắn liền với văn hóa sông nước. Các phương tiện di chuyển, vận chuyển bằng đường thủy vẫn còn tồn tại khá nhiều. Từ đó, người dân đã sáng chế ra các hệ thống cầu kéo, giúp các phương tiện này dễ dàng đi qua các con đập, cống.
Clip: Những chiếc thuyển, vỏ lãi "bay" qua con đập nhờ hệ thống cầu kéo "thần thánh".
Theo người dân địa phương, không ai biết rõ cầu kéo có từ bao giờ, chỉ biết rằng mấy chục năn nay, cầu kéo là một sáng tạo của người dân nhằm khắc phục khó khăn khi đi qua các con đập, cống. Ban đầu, những chiếc cầu kéo sử dụng hệ thống ròng rọc để kéo phương tiện, sau đó dần sử dụng máy móc thay thế sức người.
Những chiếc thuyền nặng đến vài tấn vẫn được vận chuyển qua đập một cách dễ dàng. Ảnh: Chúc Ly.
Những ngày cuối tháng 9, chúng tôi tìm đến gia đình ông Huỳnh Nguyễn Huỳnh Hoàng (ngụ khóm 9, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), nơi đang quản lý cống ngăn mặn Rạch Ráng.
Ông Hoàng cho biết: "Tôi làm cầu kéo tại cống Rạch Ráng được khoảng 3 năm. Mỗi ngày, lượng khách qua đập khoảng vài chục phương tiện, đem về nguồn thu nhập từ 200.000-250.000 đồng/ngày. Lượng phương tiện qua cầu kéo nhiều hay ít phụ thuộc vào việc cống đóng hoặc mở. Khi cống Rạch Ráng đóng, lượng phương tiện di chuyển qua cầu kéo sẽ nhiều và ngược lại".
Các phương tiện trả tiền khi đi qua đập. Ảnh: Chúc Ly.
"Trước đó, có người sử dụng máy dầu nhưng phải quay tay để kéo phương tiện, tuy nhiên phải tốn nhiều sức. Sau đó, tôi sử dụng mô điện để giảm bớt sức người và hoạt động cho đến nay. Khi máy hoạt động làm cho con lăn hoạt động và kéo xuồng qua đập" - anh Hoàng cho hay.
Theo Danviet
Độc nhất vô nhị ở Cà Mau: "Hô biến" 12 con giáp trên dừa bonsai Từ niềm đam mê với dừa bonsai, ông Nguyễn Việt Hùng (ngụ thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã mài mò nghiên cứu và phát triển tạo hình nhiều con vật trên cả trái dừa. Có mặt tại nhà ông Hùng, phóng viên DANVIET.VN không khỏi trầm trồ trước bộ sưu tập hàng chục trái dừa bonsai được...