Cà Mau: Chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng
Do nắng nóng gay gắt nên hằng ngàn ha rừng tràm do Ban quản lý rừng, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Cà Mau quản lý đang trong giai đoạn khô hạn cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm, có thể xảy ra cháy bất cứ lúc nào.
Trước tình hình đó, đơn vị đã và đang tích cực chủ động và triển khai nhiều biện pháp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô hạn năm nay.
Buổi thực tập phương án PCCCR do Ban quản lý rừng, phối hợp với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, Hạt kiểm lâm U Minh và Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh Cà Mau vừa được tổ chức tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Tình huống giả định là, vào buổi trưa nắng gắt, lực lượng chòi canh phát hiện đám ở tiểu khu 042, liên tiểu khu U Minh. Nhận được tin báo, đơn vị đã điều động lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ để xử lý đám cháy. Tuy nhiên, do đám cháy phát triển nhanh và phức tạp, vượt tầm kiểm soát, Ban quản lý đã xin chi viện lực lượng, phương tiện chữa cháy của các đơn vị đứng chân trên địa bàn. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ, sau gần một giờ triển khai lực lượng, phương tiện, đám cháy đã được khống chế hoàn toàn.
Cán bộ, chiến sĩ Ban quản lý rừng thực tập phương án phòng cháy chữa cháy.
“Qua thực tập phương án PCCCR giúp chúng tôi nắm chắc được các phương pháp, kỹ thuật về rải các loại ống phun nước trong rừng; các hướng lửa, hướng gió để bố trí máy bơm sao cho phù hợp, vừa đảm bảo kịp thời, lại không để cháy lan. Đồng thời, nâng cao được khả năng phối hợp giữa các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chữa cháy theo phương châm “4 tại chỗ”, cũng như kỹ năng chữa cháy rừng của lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ”, Thiếu tá Nguyễn Vũ Khoa, Trưởng ban quản lý rừng, Phòng Tham mưu ( Bộ CHQS tỉnh Cà Mau)cho biết.
Video đang HOT
Qua trao đổi, Thượng úy Trần Thanh Hải, Phó trưởng Ban Quản lý rừng, Phòng Tham mưu, đơn vị hiện đang quản lý trên 1.300 ha rừng tràm tại huyện U Minh; trong đó trên 500 ha ở tiểu khu 042 và 046 có nhiều lớp thực bì dày đặc bao quanh, mực nước bốc hơi nhanh do nắng nóng kéo dài nên nguy cơ cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Với phương châm phòng là chính, ngay từ đầu mùa khô, đơn vị đã quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ và phòng chống cháy rừng; duy trì nghiêm các chế độ trực, tuần tra, canh gác; chuẩn bị lực lượng, bổ sung phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng. Ngoài việc thực hiện tốt việc kiểm soát người và các phương tiện ra vào rừng, đơn vị còn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ sử dụng thành thạo các phương tiện, dụng cụ chữa cháy; xây dựng, sửa chữa nâng cấp các cống giữ nước; bổ sung các chòi canh lửa quanh khu vực rừng; bố trí các máy bơm nước công suất lớn, máy bơm nhỏ để dễ cơ động vào các khu vực rừng hẹp. Song song đó, còn phối hợp với các đơn vị có rừng đứng chân trên địa bàn thường xuyên kiểm tra, trao đổi nắm chắc tình hình, tổ chức luyện tập các phương án bảo vệ, PCCCR. Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Văn Hiếu cũng chia sẻ thêm: “Chúng tôi hiện đang quản lý trên 24.000 ha rừng tràm. Diện tích quản lý rộng, có nhiều diện tích rừng rất khó quan sát, do vậy chúng tôi luôn phối hợp tốt với Ban quản lý rừng kịp thời chia sẻ thông tin qua lại với nhau. Nhờ đó, công tác PCCCR nhiều năm qua giữa hai bên đã mang lại hiệu quả tích cực, chưa có một vụ cháy rừng nào xảy ra trên địa bàn”.
Được biết, mùa khô hằng năm, Ban quản lý rừng còn phối hợp với Ban CHQS huyện U Minh tổ chức huấn luyện cho lực lượng dân quân các xã nắm chắc về kỹ thuật, sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy; cử lực lượng dân quân tăng cường túc trực tại các khu vực có nguy cơ cháy cao. Đơn vị còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sinh sống trên lâm phần nâng cao nhận thức trong bảo vệ và phòng chống cháy rừng, cũng như không tự ý vào rừng lấy ong, bắt cá, khai thác tràm… Dân quân Ngô Đỉnh Em, xã Khánh An, huyện U Minh cho biết: “Trong thời gian huấn luyện, từng người sẽ lên thực hành thao tác sử dụng các phương tiện chữa cháy; thực hành kỹ thuật về quăng ống, thu ống, lắp ống chữa cháy; những kỹ thuật về cơ động ở địa hình trống trải, rậm rạp; xử lý các tình huống khi lửa cháy lan, cháy lớn. Nhờ nắm chắc được các kỹ thuật nên chúng tôi sẽ xử lý tình huống tốt hơn”.
Năm 2021, thời tiết được dự báo có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng như cách làm của Ban quản lý rừng, Phòng Tham mưu (Bộ CHQS tỉnh Cà Mau) là rất chủ động, mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, cũng rất cần có sự chung tay của toàn dân trong việc chấp hành các quy định, thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng; cùng quyết tâm, đồng lòng giữ bình yên và an toàn cho “lá phổi xanh” nơi tận cùng Tổ quốc.
Hải Hà, Móng Cái: Tăng cường phòng, chống cháy rừng
Trong điều kiện thời tiết hanh khô, TP Móng Cái và huyện Hải Hà đã tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), trong đó tập trung tuyên truyền cho các chủ rừng, người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong PCCCR.
TP Móng Cái tổ chức diễn tập PCCCR cấp thành phố trong mùa hanh khô 2019-2020.
Hiện TP Móng Cái có gần 29.000ha đất lâm nghiệp, chiếm gần 55% tổng diện tích đất tự nhiên. Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn trong tỉnh, bước vào mùa hanh khô, Hạt Kiểm lâm TP Móng Cái đã phối hợp với các địa phương, chủ rừng lớn triển khai kế hoạch công tác bảo vệ rừng, PCCCR; xây dựng lịch trực bảo vệ rừng, PCCCR và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân; củng cố các tổ xung kích chữa cháy rừng ở cơ sở; xây dựng phương án, huấn luyện PCCCR...
Cùng với đó, Hạt Kiểm lâm thành phố cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng, PCCCR tới các tầng lớp nhân dân, chủ rừng, trong đó thực hiện tốt việc rà soát đường băng cản lửa; thực hiện việc tu bổ hệ thống chòi canh, lán gác rừng; nắm vững diễn biến khí hậu thời tiết và nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra. Các xã, phường tập trung tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân, đặc biệt là các chủ rừng, hộ sống gần rừng nêu cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ rừng. Khi có sự cố cháy xảy ra, chính quyền và các chủ rừng đã chủ động nhanh chóng thực hiện những biện pháp khắc phục sự cố...
TP Móng Cái hiện có gần 29.000ha đất lâm nghiệp, trong đó có hàng nghìn ha rừng thông do thực bì dày, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Huyện Hải Hà hiện có hơn 34.600ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 67,8% diện tích tự nhiên của huyện. Trong thời gian qua, do đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân dân trên địa bàn huyện Hải Hà đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, đặc biệt là vào mùa hanh khô.
Từ năm 2010, gia đình ông Đinh Văn Lâm, bản Quảng Hợp, xã Quảng Thành, nhận giao khoán, khoanh nuôi, bảo vệ 60ha, trong đó có 40ha rừng thông hơn 19 năm tuổi.
Huyện Hải Hà tổ chức diễn tập PCCCR.
Ông Lâm cho biết: Đặc điểm của rừng thông là thực bì nhiều, dễ bắt lửa, dễ cháy vào mùa hanh khô. Từ khi nhận giao khoán, tôi đã phối hợp chặt chẽ với người dân địa phương, kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ hồ Trúc Bài Sơn thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc toàn bộ diện tích rừng được giao. Với sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm, tôi đã thực hiện nghiêm ngặt công tác tuần tra, gác lửa rừng; thực hiện đúng các quy trình, kỹ thuật PCCCR. Toàn bộ diện tích rừng thông được giao khoán luôn được phát dọn thực bì để hạn chế nguy cơ cháy rừng; phần diện tích rừng keo được chia thành 6 khoảnh và thiết kế đường băng cản lửa rộng từ 8-10m. Các khu vực rừng giáp ranh với những chủ rừng khác thì được trồng bạch đàn để phân ranh giới và tiện cho công tác bảo vệ, PCCC. Đồng thời tổ chức canh phòng 24/24h, không cho mọi người đi vào rừng săn bắn và sử dụng vật liệu dễ phát lửa dẫn đến cháy rừng. Chính vì thế nên không chỉ rừng của gia đình tôi mà rừng của mọi gia đình khác đều được bảo vệ an toàn trong mùa hanh khô.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hải Hà, cho biết: Để làm tốt công tác PCCCR, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ rừng, thời gian tới chúng tôi tiếp tục tổ chức tốt lực lượng để chữa cháy rừng tại cơ sở, đảm bảo PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ; đồng thời tổ chức tuyên truyền về công tác PCCCR và hướng dẫn cho các tổ đội xung kích ở các xã sử dụng các phương tiện, dụng cụ PCCCR một cách hiệu quả.
Hiện nay, huyện Hải Hà đã thành lập được 56 tổ bảo vệ rừng, PCCCR.
Ngoài việc chủ động triển khai phương án phòng, chống cháy rừng trong nhân dân, huyện Hải Hà còn thành lập được 56 tổ bảo vệ rừng, PCCCR với hơn 700 người tham gia, trong đó tập trung chủ yếu tại các xã có nhiều diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất như Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành...
Trong năm, Hạt Kiểm lâm huyện còn tổ chức 12 cuộc tuyên truyền bảo vệ rừng và PCCCR tại các thôn, bản, thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia; tổ chức 2 đợt tập huấn nghiệp vụ quản lý lửa rừng, kiến thức, kỹ thuật PCCCR, nghiệp vụ gác lửa rừng cho cán bộ, chủ rừng và người dân; xây dựng, thẩm định bộ đề thi, phát động Cuộc thi Tìm hiểu về Luật Lâm nghiệp và các quy định PCCCR, thu hút hàng trăm học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện tham gia. Hải Hà còn tổ chức 2 cuộc diễn tập chữa cháy rừng cấp xã theo đúng quy định; đảm bảo các yêu cầu về phương án, kỹ thuật chữa cháy, an toàn về con người; tổ chức ký cam kết cho 96 hộ gia đình, cá nhân thôn Hải An và bản Quảng Hợp, xã Quảng Thành trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR...
Bãi rác ở trung tâm phố núi Nghệ An cháy nghi ngút, dân kêu cứu Nhiều ngày qua, bãi rác ở thị trấn Quỳ Hợp (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) cháy nghi ngút, khói bao trùm cả khu vực gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Theo phản ánh của người dân ở thị trấn Quỳ Hợp (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), hơn 10 năm nay, bãi rác này luôn...