Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng vẫn dấu hiệu “leo thang” số ca mắc Covid-19
Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng mỗi ngày đều có hàng chục ca mắc Covid-19, trong đó có nhiều ca trong cộng đồng nên các địa phương đang nỗ lực để phòng chống dịch.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau , trong ngày 21/10 tỉnh có 68 ca mắc Covid-19, riêng về từ vùng dịch bằng phương tiện cá nhân là 46 ca.
Tính đến nay Cà Mau đã có 1.397 ca mắc Covid-19 (năm 2020 là 8 ca). Trong đó, có đến 763 ca về từ vùng dịch từ đầu tháng 10/2021 đến nay. Tỉnh đã điều trị khỏi 549 ca, có 12 ca tử vong.
Đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) xuống hỗ trợ Cà Mau (Ảnh: CTV).
Chủ tịch tỉnh Cà Mau vừa có thành lập thêm một bệnh viện dã chiến quy mô 350 giường (dự phòng mở rộng lên 500 giường) tại khu thương mại Cửu Long Plaza Cà Mau. Đây là bệnh viện dã chiến số 5 của tỉnh.
Bệnh viện dã chiến này có nhiệm vụ tiếp nhận, theo dõi, thăm khám và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ.
Trong ngày 21/10, đoàn công tác của TPHCM cũng đã đến thăm và trao đổi những khó khăn, thuận lợi, kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với tỉnh Cà Mau.
Đoàn công tác của TPHCM đã tặng tỉnh Cà Mau một tỷ đồng và nhiều máy móc, thiết bị, thuốc điều trị, phòng, chống dịch Covid-19.
Theo quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ của tỉnh Cà Mau, người đến từ khu vực cấp 1 hoặc cấp 2 thì được vào tỉnh không thực hiện cách ly.
Người đến từ khu vực cấp 3 hoặc cấp 4 khi vào tỉnh phải có kết quả xét nghiệm PCR hoặc test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 còn hạn trong 72 giờ thì cách ly tập trung/nơi lưu trú 7 ngày với người đã tiêm một liều vaccine và 14 ngày với người chưa tiêm vaccine phòng Covid-19.
Còn người tiêm đủ 2 liều vaccine được phép tự di chuyển đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc để theo dõi sức khỏe 7 ngày.
Đối với người trong cộng đồng tại tỉnh Cà Mau, các ngành, đơn vị chức năng thực hiện giám sát, phát hiện trường hợp mắc Covid-19 đưa vào điều trị, đồng thời tăng cường truy vết các trường hợp nguy cơ liên quan và tiến hành cách ly theo quy định.
Video đang HOT
Công ty thủy sản Tấn Khởi (thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) đang là nơi nhiều ca mắc Covid-19 (Ảnh: Huỳnh Hải).
Ngày 21/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu , cho biết tỉnh có thêm 102 ca mắc Covid-19. Trong đó, có 52 ca ghi nhận tại cộng đồng (6 ca tại TP Bạc Liêu và 46 ca tại thị xã Giá Rai).
Đặc biệt, ổ dịch tại Công ty thủy sản Tấn Khởi (thị xã Giá Rai) có số ca mắc rất cao, đến nay đã có gần 100 ca và hàng trăm F1.
Thị xã Giá Rai đã phong tỏa, thiết lập vùng cách ly y tế đối với Công ty thủy sản Tấn Khởi; một phần khu vực khóm 2 (phường 1); một phần ấp 11, ấp 15 (xã Phong Thạnh Đông)…
Thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) lập điểm test nhanh Covid-19 (Ảnh: Huỳnh Hải).
Theo quyết định cấp độ dịch của UBND tỉnh Bạc Liêu, từ 18h ngày 21/10, có 5 xã, phường của thị xã Giá Rai thuộc cấp 4; 59 xã, phường, thị trấn còn lại của tỉnh này thuộc cấp 2.
Chiều 21/10, Hội doanh nhân trẻ Việt Nam thông qua Hội doanh nhân trẻ tỉnh Bạc Liêu đã trao tặng 1.000 bộ đồ bảo hộ y tế để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh này.
Ông Lê Chí Tôn, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh Bạc Liêu, cho biết tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp nên hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tuyến đầu chống dịch là việc rất cần thiết.
Chiều 21/10, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho biết, hôm nay tỉnh có 159 trường hợp mắc Covid-19 (82 ca là F1, 39 ca về từ vùng dịch, 36 ca phát hiện qua sàng lọc tại cộng đồng và 2 ca phát hiện tại khu vực phong tỏa).
Số ca mắc mới ở Sóc Trăng trong những ngày gần đây vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Tính từ ngày 27/4 đến hết ngày 21/10, tỉnh có 4.054 ca mắc Covid-19. Số ca khỏi bệnh xuất viện đến nay là 1.747 ca, có 32 ca tử vong.
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng, tỉnh này đã gỡ bỏ các chốt kiểm soát dịch Covid-19 cấp xã nhưng vẫn duy trì các chốt kiểm soát dịch tại cửa ngõ vào địa bàn tỉnh, huyện để kiểm tra người và phương tiện tham gia giao thông thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Sóc Trăng cũng đang đẩy nhanh tiêm ngừa vaccine phòng Covid-19 (Ảnh: Xuân Lương).
Theo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, vừa qua có nhiều ổ dịch liên quan đến tài xế, phụ xế xe tải đường dài trở về từ vùng dịch.
Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết tỉnh đang tích cực triển khai nhiều giải pháp, nhiệm vụ nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả trong thời gian tới. Trong đó, tập trung công tác dịch tễ và tiêm ngừa vaccine phòng Covid-19, quyết tâm phủ 100% vaccine cho người dân.
Theo Sở Y tế TP Cần Thơ , trong ngày 21/10, thành phố ghi nhận 28 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó có 8 ca ngoài thành phố. Số ca nhiễm Covid-19 của Cần Thơ từ ngày 8/7 đến nay là 6.399 ca.
Trong số ca mắc mới, có 4 ca cách ly tại nhà, 13 ca trong khu cách ly và 11 ca tầm soát ở cơ sở y tế. Trong ngày, Cần Thơ có 69 ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi lên 5.790 người.
Người dân Cần Thơ đang được tiêm vaccine (Ảnh: Hoàng Tùng).
Ngày 21/10, tỉnh Hậu Giang ghi nhận 13 ca mắc mới, bao gồm 6 trường hợp về từ ngoài tỉnh; 4 trường hợp là F1 liên quan ổ dịch tại xã Long Thạnh (huyện Phụng Hiệp) và 3 trường hợp là F1 liên quan ổ dịch tại xã Vị Bình (huyện Vị Thủy).
Tính từ đầu đợt dịch (ngày 8/7) đến nay, tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận tổng số 1.058 ca mắc (đã được Bộ Y tế công bố 1.031 ca).
UBND tỉnh Hậu Giang vừa có Công văn về việc ban hành quy định hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thực hiện từ 0 giờ ngày 21/10.
Người dân Hậu Giang trở về hoặc người từ ngoài tỉnh vào Hậu Giang cần thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế. Cùng với quyết định mới, UBND tỉnh Hậu Giang cũng ra công văn điều chỉnh, bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn. Theo đó, dỡ bỏ các chốt kiểm soát phòng chống dịch khu vực cửa ngõ ra,
Số ca mắc Covid-19 ở Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu có dấu hiệu "leo thang"
Số ca mắc Covid-19 ở tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu đang có xu hướng tăng sau khi số người về từ vùng dịch về quê rất nhiều.
Chính quyền các tỉnh này đang lo ngại nguy cơ bùng phát dịch trở lại.
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong ngày 17/10, Sóc Trăng ghi nhận 200 trường hợp mắc mới trong cộng đồng; trong đó có 148 trường hợp là F1, 15 trường hợp về từ vùng dịch, 36 trường hợp phát hiện qua sàng lọc tại cộng đồng và 1 trường hợp phát hiện trong khu vực phong tỏa.
Địa phương có số ca mắc cao nhất là huyện Trần Đề (104), huyện Kế Sách (36), thị xã Vĩnh Châu (20).
Tính từ ngày 27/4 đến hết ngày 17/10, toàn tỉnh Sóc Trăng có 3.538 trường hợp mắc Covid-19. Huyện Trần Đề (nơi có ổ dịch xuất phát từ một công ty thủy sản đóng tại xã Tài Văn) là địa phương có số ca mắc nhiều nhất (1.176 ca).
Đã có hàng chục ngàn người từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ về các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Trong đó, có nhiều trường hợp đã trở thành F0 (Ảnh: CTV).
Theo quyết định phân loại cấp độ dịch Covid-19 của Sóc Trăng, tỉnh này có 89 xã cấp 1 (nguy cơ thấp, vùng xanh), 13 xã cấp 2, nguy cơ trung bình (vùng vàng), 7 xã cấp 3 (nguy cơ cao, vùng cam), 8 huyện cấp 1(nguy cơ thấp, vùng xanh), 2 huyện cấp 2 (nguy cơ trung bình, vùng vàng), 1 huyện cấp 3 (nguy cơ cao, vùng cam). Tỉnh Sóc Trăng thuộc cấp 1 (nguy cơ thấp, vùng xanh).
Tại tỉnh Bạc Liêu, ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, cho biết tính từ ngày 27/4 đến nay tỉnh ghi nhận 771 ca mắc Covid-19; đã chữa khỏi 381 ca, có 5 ca tử vong.
Chỉ tính riêng từ ngày 1/10 đến nay có 292 ca mắc Covid-19 trên tổng số hơn 22.000 người về từ vùng dịch. Trong đó, TPHCM (76 ca), Bình Dương (124 ca), Long An (47 ca), Đồng Nai (22 ca)...
Theo ông Nam, qua đánh giá từ các địa phương thì tỉnh Bạc Liêu đang ở mức cấp độ 2.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, tình hình dịch vẫn còn những diễn biến phức tạp do số ca mắc Covid-19 tăng. Do đó, tỉnh vẫn duy trì các chốt kiểm soát liên tỉnh và giáp ranh tỉnh bạn để kiểm soát chặt người ngoài tỉnh vào.
Một cơ sở điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 ở tỉnh Bạc Liêu (Ảnh: Huỳnh Hải).
Tại tỉnh Cà Mau, tính đến ngày 17/10 có 1.181 ca mắc Covid-19. Trong khi năm 2020 chỉ có 8 ca thì năm 2021 là 1.173 ca, có 10 ca tử vong. Riêng từ ngày 3/10 đến 17/10 là 802 ca, chủ yếu là người về từ vùng dịch. Có 852 trường hợp hiện đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
Qua thống kê, từ đầu tháng 10 đến nay có khoảng 30.000 người từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ về quê tránh dịch. Do đó, số ca mắc Covid-19 hầu hết là số người về quê được đưa vào cách ly tập trung ở các địa phương.
Đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy trong ngày 18/10 đã có buổi làm việc với tỉnh Cà Mau về tình hình phòng, chống dịch. Đoàn khảo sát thực tế khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 của tỉnh và tham gia công tác tập huấn, điều trị...
Theo đánh giá của tỉnh Cà Mau, tỉnh này đang ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình). Hiện tỉnh có 14 bệnh viện có khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, với khoảng 1.990 ca F0.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, cho biết kinh nghiệm điều trị ca mắc Covid-19 nặng ở Cà Mau là chưa nhiều. Chính vì vậy, ngành y tế mong muốn có thêm buổi tập huấn, trong đó có những cảnh báo, đánh giá nguy cơ trong điều trị để điều chuyển bệnh nhân cho phù hợp.
Long An kêu gọi các tỉnh thành miền Tây đón hơn 500 người dân đang bị kẹt Hơn 500 người dân các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và TP.Cần Thơ đang kẹt tại Long An trên đường về quê. Nhiều công dân miền Trung, miền Bắc đi từ các tỉnh miền Tây hướng về TP.HCM gặp khó khăn do các địa phương chưa thống...