Ca mắc và tử vong vì COVID-19 tăng vọt, châu Âu đối diện mùa đông đại dịch lần hai

Theo dõi VGT trên

Số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tăng vọt trong thời gian gần đây đang báo hiệu một mùa đông ảm đạm ở châu Âu – khu vực duy nhất trên thế giới đại dịch đang bùng phát trở lại.

Theo CNN, tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định: Mặc dù vaccine sẵn có trong mùa đông này nhưng châu Âu là khu vực duy nhất trên thế giới có số ca mắc COVID-19 tăng. Tuần trước là tuần thứ ba liên tiếp châu Âu ghi nhận gia tăng ca mắc mới.

Đông Âu hỗn loạn, Tây Âu rủi ro cao

Tình trạng đặc biệt nghiêm trọng ở Đông Âu – nơi mà cả số ca mắc và tử vong mới đều tăng. Theo số liệu ngày 24/10 của Reuters, tổng ca mắc COVID-19 ở Đông Âu đã vượt 20 triệu ca.

Số ca mắc mới trong khu vực này tăng đều và đang ở trung bình 83.700 ca/ngày – mức cao nhất kể từ tháng 11/2020. Mặc dù Đông Âu chỉ chiếm 4% dân số thế giới nhưng chiếm 20% ca mắc mới toàn cầu.

Ca mắc và tử vong vì COVID-19 tăng vọt, châu Âu đối diện mùa đông đại dịch lần hai - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Kommunarka, ngoại ô Moskva, Nga, ngày 11/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phân tích của Reuters, ba trong năm quốc gia có ca tử vong cao hàng đầu thế giới đều nằm ở Đông Âu: Nga, Ukraine và Romania. Nga chiếm hơn 40% tổng ca mắc mới ở Đông Âu. Cứ 5 phút thì có 120 người Nga có xét nghiệm dương tính với COVID-19. Số ca tử vong mới ở Nga cũng cao kỷ lục trong nhiều ngày liền, gây áp lực lớn lên hệ thống y tế Nga.

Tại Romania, các bệnh viện trên cả nước đã sắp đạt giới hạn chịu đựng, kín bệnh nhân. Nhà xác cũng hoạt động hết công suất. Romania ghi nhận số ca tử vong và ca mắc hàng ngày cao kỷ lục vào ngày 19/10. Trung bình trong tháng 10, cứ 5 phút lại có một người chết vì COVID-19.

Còn tại Ukraine, số ca mắc và tử vong hàng ngày cũng cao kỷ lục. Ukraine đã phải gia hạn tình trạng khẩn cấp để giới chức có thể áp đặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho tới cuối năm.

Ca mắc và tử vong vì COVID-19 tăng vọt, châu Âu đối diện mùa đông đại dịch lần hai - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Kiev, Ukraine, ngày 7/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo WHO, số ca mắc COVID-19 gia tăng sau khi nhiều nước khắp châu Âu bỏ các biện pháp phòng chống dịch trước thềm mùa đông và tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Tỷ lệ tiêm chủng ở Đông Âu là 24%, thuộc hàng thấp nhất châu Âu. Ở Nga, mới 36% dân số tiêm mũi đầu tiên. Ở Slovakia, tỷ lệ tiêm chủng thuộc nhóm thấp nhất Liên minh châu Âu (EU): mới hơn một nửa dân số trưởng thành tiêm đủ vaccine. Tại Romania và Bulgaria, lần lượt chỉ 36% và 23,9% người trưởng thành đã tiêm chủng đầy đủ.

Không chỉ Đông Âu, khu vực Tây Âu cũng đang góp phần làm tăng số ca mắc COVID-19 cho dù một số quốc gia gần như đã tiêm chủng toàn dân.

Video đang HOT

Ca mắc và tử vong vì COVID-19 tăng vọt, châu Âu đối diện mùa đông đại dịch lần hai - Hình 3
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Tỷ lệ mắc COVID-19 ở Đức đã tăng lên 100 ca/100.000 dân ngày 23/10 lần đầu tiên kể từ tháng 5. Bỉ và Ireland cũng có tỷ lệ ca mắc mới thuộc hàng cao nhất Tây Âu với lần lượt 325,76 và 432,84 ca/100.000 dân.

Bộ trưởng Y tế Bỉ Frank Vandenbrouck cho biết Bỉ đang trải qua làn sóng dịch bệnh thứ tư. Hơn 85% dân số đã tiêm đầy đủ và phần lớn người nhập viện vì COVID-19 đều chưa tiêm vaccine.

Ở các quốc gia Tây Âu, nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao mà ca nhập viện và ca mắc đều phần lớn thấp hơn so với Đông Âu. Theo Tiến sĩ Peter Drobac, chuyên gia y tế toàn cầu tại Đại học Oxford nói: “Tây Âu sẽ không tới mức khủng hoảng như trước đây vì vaccine đã hoàn toàn thay đổi cục diện dịch bệnh và do đó, có nhiều lý do để lạc quan”.

Tiến sĩ Peter Drobac cho rằng tỷ lệ tiêm chủng khác biệt đã khiến Đông Âu và Tây Âu có diễn biến dịch bệnh khác nhau, nhưng điểm chung ở hai khu vực là: nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch khi nền kinh tế mở cửa trở lại; thời tiết lạnh khiến mọi người tụ tập trong không gian kín dễ lây nhiễm virus; biến thể Delta lây lan dễ hơn.

Các nước lại loay hoay đối phó dịch bệnh

Tình trạng bùng dịch trở lại khiến các nước châu Âu buộc phải hành động.

Ca mắc và tử vong vì COVID-19 tăng vọt, châu Âu đối diện mùa đông đại dịch lần hai - Hình 4
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Ventspils, Latvia. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuần trước, Latvia đã trở thành quốc gia đầu tiên ở EU áp đặt lệnh phong tỏa trở lại khi vất vả với làn sóng ca mắc mới tăng vọt mà tỷ lệ tiêm chủng lại thấp. Mới 56% người trưởng thành ở Latvia đã tiêm đủ hai liều vaccine COVID-19, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình 74,6% ở EU.

Từ ngày 25/10, Romania đã áp đặt trở lại lệnh giới nghiêm ban đêm và yêu cầu trình thẻ y tế bắt buộc khi vào các địa điểm công cộng. Biện pháp này được đưa ra sau khi Romania ghi nhận 2.350,78 ca tử vong/1 triệu dân, một trong những tỷ lệ tử vong vì COVID-19 tính theo đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.

Tại Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã cầu khẩn người dân tiêm vaccine: “Tại thời điểm quyết định này, có hai con đường: tiêm vaccine hoặc phong tỏa. Ngày nào chúng ta cũng đối diện với thách thức và lựa chọn này. Tôi hoàn toàn phản đối phong tỏa vì nền kinh tế”.

Tuy nhiên, ngày 22/10, các trường học tại các điểm nóng COVID-19 ở Ukraine đã phải đóng cửa. Chính phủ thông báo người dân phải có chứng chỉ vaccine hoặc xét nghiệm âm tính mới được đi phương tiện giao thông công cộng ở thủ đô.

Tuần tới, thủ đô Moskva của Nga sẽ đóng cửa toàn bộ doanh nghiệp, trừ các cửa hàng thiết yếu, trong 10 ngày. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành lệnh cấm toàn quốc các dịch vụ nhà hàng từ 11 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau khi nước này đang gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát dịch COVID-19.

Phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, thừa nhận Điện Kremlin chịu một phần trách nhiệm vì tỷ lệ tiêm chủng thấp. Dù vậy, ông Peskov khẳng định người dân Nga cần phải có quan điểm có trách nhiệm hơn và tiêm vaccine.

Ca mắc và tử vong vì COVID-19 tăng vọt, châu Âu đối diện mùa đông đại dịch lần hai - Hình 5
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh, ngày 27/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, không có biện pháp nào là hoàn hảo, kể cả vaccine. Một ví dụ điển hình là Anh – nơi tiêm vaccine đầu tiên và có tỷ lệ tiêm chủng cao. Ông Drobac nói: “Chiến lược của Anh là để cho tiêm chủng phát huy tác dụng. Tôi nghĩ như vậy sẽ là không đủ”.

Anh có ca mắc mới hàng ngày cao nhất Tây Âu sau khi dỡ bỏ phần lớn biện pháp phòng chống dịch vào mùa hè. Các chuyên gia y tế lại kêu gọi Chính phủ Anh áp đặt trở lại các biện pháp như đeo khẩu trang, thẻ vaccine để đề phòng phải dùng biện pháp cực đoan như phong tỏa. Tới nay, Thủ tướng Anh Boris Johnson bác biện pháp phong tỏa, chỉ kêu gọi người dân trên 50 tuổi và người dễ gặp rủi ro ở nhà, tiêm mũi vaccine tăng cường.

Biện pháp trên có thể là không đủ khi số ca mắc mới tăng vọt và có thể tạo điều kiện sinh thêm biến thể mới. Giới chức y tế Anh đang nghiên cứu AY.4.2, biến thể phụ của Delta, do có bằng chứng ban đầu cho thấy biến thể phụ này có thể đang gây ra tỷ lệ lây nhiễm cao hơn biến thể Delta.

Tại Ireland, Thủ tướng Micheál Martin cho biết thẻ vaccine COVID-19 sẽ vẫn được áp dụng với các sự kiện trong không gian kín, người dân vẫn tiếp tục phải đeo khẩu trang trong không gian công cộng kín.

Ông Mike Ryan, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của WHO, cảnh báo châu Âu cần tránh lơ đễnh, nếu không sẽ rơi vào cảnh phong tỏa và chết chóc như mùa đông năm ngoái. Ông nói: “Chúng ta không biết dịch bệnh sẽ thế nào sau hai tháng, ba tháng nữa… Chúng ta sẽ phải cẩn trọng”.

Tính tới 27/10, châu Âu có tổng cộng trên 63,3 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 1,28 triệu ca tử vong.

Giải 'bài toán' nguồn nhân lực trong đại dịch

Hàng loạt quốc gia châu Âu đưa ra quy định mới gắn việc trình giấy chứng nhận an toàn với COVID-19 (đã tiêm chủng, đã miễn dịch sau khi mắc bệnh hay có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2) để cho phép người dân tham gia các hoạt động công cộng hay đi làm.

Giải bài toán nguồn nhân lực trong đại dịch - Hình 1
Người lao động bên ngoài Văn phòng Sở Lao động thành phố New York (Mỹ). Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Nhiều nước châu Á nới lỏng thêm các biện pháp để thích ứng lâu dài với dịch bệnh. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chú trọng phát triển kinh tế số để từng bước nối lại hoạt động sản xuất và dịch vụ, đẩy nhanh phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp diễn. Có thể nói, nổi bật nhất trong bức tranh toàn cảnh thế giới chống dịch 7 ngày qua chính là những nỗ lực tìm kiếm, thử nghiệm và điều chỉnh các kế hoạch, giải pháp để có thể dần khôi phục hoạt động kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới, song song với thực hiện mục tiêu kiểm soát tình trạng lây nhiễm.

Những động thái này diễn ra khi các nước trên thế giới đã xác định thích ứng an toàn và lâu dài với dịch bệnh là xu thế khó đảo ngược trước sự xuất hiện ngày càng nhiều các biến thể cũng như tốc độ lây lan nhanh chóng của các biến thể. Mặc dù tốc độ tiêm chủng vaccine đã được đẩy nhanh ở nhiều khu vực, song số ca mắc và tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu vẫn ở mức cao. Trong tuần tính đến hết ngày 18/9, chỉ có khu vực châu Á và châu Phi chứng kiến số ca mắc và tử vong giảm mạnh so với tuần trước đó (châu Á lần lượt giảm 11% và 13%; châu Phi là 20% và 13%). Các khu vực châu Âu và Bắc Mỹ số ca mắc mới giảm không đáng kể trong khi số ca tử vong lại tăng so với tuần trước. Thậm chí khu vực châu Đại dương tuần qua số ca mắc và tử vong tăng mạnh.

Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh tại từng khu vực vẫn có những diễn biến khó lường. Đơn cử như ở châu Á, dù tuần qua số ca mắc và tử vong giảm, song tình hình dịch tại một số nước lại có dấu hiệu phức tạp. Tỉnh Phúc Kiến (Fujian) trở thành điểm nóng trong đợt bùng phát mới nhất tại Trung Quốc, liên tiếp ghi nhận khoảng 50 ca mắc mới mỗi ngày trong tuần qua, khi nước này chuẩn bị đón Tết Trung thu và kỳ nghỉ lễ Quốc khánh. Hàn Quốc cũng chứng kiến tình trạng lây nhiễm phức tạp, số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày đã quay lại mốc 2.000 ca. Campuchia phát hiện 23 học sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 chỉ 2 ngày sau khi đa số các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn thủ đô mở cửa trở lại sau hơn 7 tháng đóng cửa. Lào ngày 18/9 ghi nhận ngày có số ca mắc mới cao nhất từ trước tới nay, 466 ca. Nghiêm trọng nhất là ổ dịch tại một nhà máy may mặc ở thủ đô Viêng Chăn khi có tới 247 công nhân cho kết quả dương tính trong 24 giờ.

Thực tế này đang chứng minh cảnh báo của Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Mike Ryan, cho rằng khả năng cao thế giới sẽ không thể xóa bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2. Cố vấn dịch bệnh hàng đầu của Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci, cũng cảnh báo thế giới sẽ phải sống chung với COVID-19 mãi mãi, giống như với bệnh cúm. Điều đó đang khiến các nước phải tìm kiếm những giải pháp phù hợp để vừa chống dịch, vừa khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, không để COVID-19 làm đứt gãy nền kinh tế, mà trước hết tập trung đảm bảo nguồn lực lao động trong đại dịch.

Tiêm vaccine cho người lao động để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn sống chung với COVID-19 đang được đặc biệt quan tâm. Mỹ, Pháp, Italy là 3 trong số nhiều nước đang áp dụng quy định tiêm chủng hay "thẻ xanh" COVID-19 đối với lực lượng lao động. Các công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất... cũng khuyến khích nhân viên tiêm vaccine, coi đây là giải pháp vừa đảm bảo sức khỏe của người lao động vừa giúp đưa hoạt động sản xuất bình thường trở lại.

Mỹ vừa ban hành quy định bắt buộc hầu hết nhân viên nhà nước phải tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng thời yêu cầu tất cả các doanh nghiệp có 100 nhân viên trở lên phải đảm bảo người lao động của họ được tiêm chủng hoặc xét nghiệm mỗi tuần một lần. Các công ty có thể phải đối mặt với hàng nghìn USD tiền phạt cho mỗi nhân viên nếu họ không tuân thủ. Mỹ cũng đang cân nhắc tập trung nâng cao các dịch vụ mầm non, chăm sóc trẻ em để các bậc phụ huynh an tâm làm việc.

Trong khi đó, Hãng hàng không United Airlines của Mỹ đã đặt hạn chót 27/9, yêu cầu toàn bộ nhân viên phải tiêm vaccine phòng COVID-19. Những người không tiêm vaccine sẽ tạm thời nghỉ phép không lương kể từ ngày 2/10.

Italy tuần qua đã trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) quy định thẻ xanh là bắt buộc đối với tất cả những người lao động. Ngày 16/9, Chính phủ Italy đã phê chuẩn sắc lệnh mới, bắt buộc tất cả các nhân viên công vụ và những người lao động trong khu vực tư nhân tại nơi làm việc phải xuất trình thẻ xanh, bằng chứng về việc người đó đã tiêm ít nhất một mũi vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ hoặc phục hồi sau khi mắc COVID-19. Bất kỳ người lao động nào không xuất trình được thẻ xanh sẽ bị đình chỉ làm việc không lương. Những người phớt lờ sắc lệnh trên sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt từ 600-1.500 euro (705-1.175 USD).

Tại châu Á, vốn được xem là "công xưởng" của thế giới, các giải pháp nhằm không làm đứt gãy nguồn nhân lực càng được chú trọng khi tình trạng một số nhà máy ở châu Á ngừng hoạt động đã gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ ngày 17/9, Malaysia cho phép thêm nhiều lĩnh vực kinh tế hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ở giai đoạn I, chỉ những doanh nghiệp có toàn bộ người lao động đã được tiêm phòng mới được hoạt động 100% công suất. Các doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động 60% công suất nếu có 40% số nhân viên đã hoàn thành tiêm chủng. Người lao động được chia thành hai nhóm để luân phiên đi làm và nghỉ ngơi theo định kỳ 2 tuần. Như nhà sản xuất hàng may mặc Asia Brands Berhad, để tuân thủ giới hạn nhân lực hoạt động, công ty đã cho luân phiên ca làm việc của công nhân để đảm bảo tất cả mọi người đều có mặt tại dây chuyền; trong khi những người làm bộ phận hành chính chủ yếu làm việc ở nhà. Asia Brands Berhad cũng thúc đẩy chuyển đổi số bằng cách bắt đầu chuyển sang quy trình tự động hoá dây chuyền sản xuất thay vì phụ thuộc nhiều vào lực lượng lao động.

Thái Lan đã thí điểm mô hình "Hộp cát nhà máy", theo đó tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2, tiêm vaccine và cách ly công nhân tại các nhà máy để duy trì hoạt động, hạn chế gián đoạn các ngành sản xuất. Chương trình tập trung vào các nhà máy lớn sản xuất những mặt hàng như ôtô, thiết bị điện tử, thực phẩm, thiết bị y tế để xuất khẩu ở những tỉnh công nghiệp trọng điểm. Để tham gia chương trình, nhà máy phải có ít nhất 500 công nhân, một bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở cách ly, và dịch vụ đưa đón nhân viên.

Mô hình của Thái Lan được đánh giá có nhiều nét tương đồng với mô hình "3 tại chỗ" (công nhân sản xuất-ăn-nghỉ tại chỗ), kết hợp "1 cung đường - 2 địa điểm" (người lao động chỉ lưu thông trên 1 cung đường nối 2 địa điểm là nơi làm việc và nơi lưu trú tập trung), đã được triển khai tại nhiều nhà máy, khu công nghiệp ở những địa phương có dịch COVID-19 tại Việt Nam. Philippines đang xem xét áp dụng "bong bóng vaccine" cho nơi làm việc để bảo đảm duy trì lực lượng lao động, đồng thời phong tỏa theo vùng nhằm cho phép doanh nghiệp mở cửa trở lại và hạn chế tình trạng thiếu hụt nhân công lao động.

Nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động nước ngoài do ảnh hưởng của đại dịch, một số nước đã điều chỉnh chính sách liên quan. Australia thông báo triển khai áp dụng một loại thị thực mới dành cho người lao động nước ngoài trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và chế biến thịt. Thị thực sẽ được cấp cho những người lao động nộp đơn từ một loạt các quốc gia thông qua các thỏa thuận song phương giữa Australia với từng nước theo các điều kiện được công bố và thực hiện trong vòng 3 năm sau khi thị thực được áp dụng.

Thái Lan cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu lao động nhập cư trở lại sau khi trả chi phí liên quan đến giám sát COVID-19. Việc làm của các công dân Myanmar, Lào và Campuchia sẽ được đảm bảo theo biên bản ghi nhớ đã ký với các nước tương ứng, như một phần trong nỗ lực lấp đầy khoảng trống tạo ra khi những người lao động trở về nước do dịch COVID-19.

Singapore ngày 17/9 thông báo tiêu chuẩn mới cho khu nhà ở của lao động nhập cư, với mục tiêu giảm nguy cơ lây lan các căn bệnh truyền nhiễm và cải thiện điều kiện sinh hoạt sau khi các cơ sở cư trú này hứng chịu một đợt dịch COVID-19 lớn trong năm 2020. Các tiêu chuẩn mới gồm mật độ có giới hạn, có nhà vệ sinh riêng, thông gió tốt hơn và phân chia các khu vực chung, phòng ở rộng hơn và có wifi. Chính phủ Singapore cũng có kế hoạch xây dựng 2 khu nhà mới cho lao động nước ngoài với ít nhất 12.500 giường sẽ sẵn sàng đưa vào sử dụng sau khoảng 3 năm.

Có thể thấy, trong bối cảnh thế giới chưa thể khống chế tuyệt đối COVID-19, để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, các nước đều đang tập trung thúc đẩy các nỗ lực để không làm đứt gãy nguồn lao động, và tiêm chủng được coi là giải pháp mang tính bền vững. Bên cạnh đó, như nhận định của nhà kinh tế Yeah Kim thuộc Đại học Sunway (Malaysia), trong khi COVID-19 là yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất áp dụng các công nghệ tiết kiệm lao động, các chính phủ có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu này với những "củ cà rốt" lớn hơn như tài chính chi phí thấp, hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển và áp dụng công nghệ mới.

Cùng chung quan điểm, bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), cho rằng đại dịch khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới và nâng cấp mô hình sản xuất kinh doanh như tự động hóa một số chức năng nhất định, khuyến khích số hóa và sử dụng các nền tảng trực tuyến. Điều này càng phù hợp với những nền kinh tế đang phát triển, nơi tỷ lệ bao phủ vaccine chưa cao. Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53 (AEM 53) diễn ra tuần trước, các nước ASEAN đã khẳng định quyết tâm thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế số bền vững để có thể giúp khu vực từng bước khôi phục hoạt động kinh tế-xã hội nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Đó cũng là giải pháp có thể "gỡ khó" cho doanh nghiệp trước "bài toán" nguồn nhân lực trong đại dịch.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới, vàng trong nước vẫn bất động
13:23:16 30/10/2024
Giải mã trận lũ kinh hoàng tại Tây Ban Nha
17:00:11 31/10/2024
Doanh nhân để lại nhiều tài sản cho cún cưng, quản gia và đầu bếp
14:20:37 30/10/2024
AI dự đoán kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
07:22:29 31/10/2024
Cảnh sát Philippines điều tra 'biệt đội tử thần' của cựu Tổng thống Duterte
21:15:26 30/10/2024
Nhiều mỹ phẩm chứa hóa chất nguy hiểm đang lưu hành tại châu Âu
14:08:33 31/10/2024
Tướng Israel cảnh báo về đòn tấn công chưa từng có nếu Iran trả đũa
09:08:49 30/10/2024
Nhật Bản xúc tiến tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với Trung Quốc
13:52:58 31/10/2024

Tin đang nóng

Trấn Thành đi ăn với diva, Ngọc Sơn bịt mắt đánh bóng thần sầu
23:33:28 31/10/2024
Phim Trung Quốc gây phẫn nộ nhất hiện tại: Đạo diễn hành động dã man còn lên sóng truyền hình kể lể
22:56:54 31/10/2024
Justin Bieber bị truy thu 9,6 tỷ đồng, lâm vào cảnh khánh kiệt
21:38:14 31/10/2024
Bức ảnh chụp 2 nam diễn viên phim Việt giờ vàng khiến dân tình hoang mang tột độ
23:04:59 31/10/2024
Cảnh hôn vô đạo đức trong phim Hàn
23:12:35 31/10/2024
Hồng Ánh từ chối 4 dự án phim để chinh phục vai Thúy Kiều
23:37:51 31/10/2024
Động thái sao nam Đảo thiên đường sau khi bị tố lừa dối khán giả
22:06:14 31/10/2024
Tiệc hot nhất Halloween: Châu Bùi - Quỳnh Anh Shyn cosplay "chặt chém", tlinh dắt người yêu "quậy" chấn động
23:46:46 31/10/2024

Tin mới nhất

Ukraine: Lực lượng quân đội Triều Tiên đã xuất hiện tại Donetsk

05:48:21 01/11/2024
Phát biểu trên truyền hình, ông Kovalenko nêu rõ, những binh sỹ này chưa trực tiếp tham chiến do họ thuộc binh chủng công binh. Tuy nhiên, khả năng họ sẽ sớm được điều động.

Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ 'kịch bản Đức' về hòa bình ở Ukraine

05:46:10 01/11/2024
Theo đề xuất này, các vùng lãnh thổ do Kiev kiểm soát sẽ được gia nhập NATO, trong khi Nga vẫn duy trì quyền kiểm soát tại những khu vực họ đang nắm giữ. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga đã chỉ ra nhiều rủi ro tiềm ẩn từ kịch bản này.

Bão Kong-rey: Đài Loan hoang mang trước lốc xoáy, sóng cao 10 m

20:13:01 31/10/2024
Do video chỉ dài vài giây nên không thể nhìn thấy diễn biến rõ ràng. Trong video, có thể thấy một đám mây xám xịt kéo dài từ mặt đất đến bầu trời, có hình dạng như một cái phễu và nhanh chóng bao phủ toàn bộ bầu trời, không ngừng tiến v...

Hàn Quốc giám sát chặt chẽ việc xuất khẩu các mặt hàng liên quan đến tên lửa đạn đạo

18:55:17 31/10/2024
Thông báo trên được đưa ra vài giờ sau khi Triều Tiên xác nhận phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn. Quân đội Hàn Quốc cho rằng đây dường như là ICBM nhiên liệu rắn loại mới.

Trung Quốc: Hỏa hoạn ở Tứ Xuyên, hơn 20 người phải nhập viện

18:26:44 31/10/2024
Theo các nhân chứng tại hiện trường, ngọn lửa bùng phát từ cửa hàng ở tầng trệt. Lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ việc.

Siêu bão Kong-rey đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc) gây thương vong

18:20:23 31/10/2024
Các cơ quan công sở và trường học trên khắp Đài Loan đã đóng cửa để tránh bão. Đường phố thủ phủ Đài Bắc vắng tanh khi những cơn mưa lớn và gió dữ dội tấn công.

Lần đầu phát hiện cúm gia cầm H5N1 ở lợn tại Mỹ

16:52:12 31/10/2024
USDA khẳng định trường hợp mới phát hiện không ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trong nước. Trang trại có lợn nhiễm H5N1 không phải trang trại cung cấp sản phẩm thương mại.

Australia đối mặt với nguy cơ gia tăng nắng nóng và số vụ cháy rừng

14:05:52 31/10/2024
Báo cáo chỉ ra rằng tình trạng khô hạn hơn trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10 tại khu vực Tây Nam và Đông Nam, cùng lượng mưa thấp hơn ở khu vực Tây Nam có khả năng trở thành điểm đặc trưng của khí hậu Australia.

Argentina phát hiện hóa thạch nòng nọc khủng long lâu đời nhất thế giới

14:03:47 31/10/2024
Việc phát hiện ra nòng nọc khủng long lần này trong tình trạng được bảo quản tốt sẽ cho phép các nhà khoa học hiểu về sự tiến hóa của các loài ếch và cóc.

Meta 'ăn nên làm ra', tập trung đầu tư lớn vào AI

14:00:00 31/10/2024
Theo thông báo của Meta, trong quý vừa qua, lợi nhuận ròng đạt 15,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, doanh thu tăng 19% lên 40,6 tỷ USD, mức tăng nhẹ so với dự báo của các nhà phân tích.

Thủ tướng Liban tiết lộ thời điểm có thể đạt thỏa thuận ngừng bắn Hezbollah-Israel

13:58:13 31/10/2024
Trong khi đó, Mỹ đã thúc đẩy một đề xuất ngừng bắn nhằm khôi phục cả hai bên biên giới Liban - Israel hơn một năm sau khi Hezbollah tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái vào Israel gần như hàng ngày.

Giao thông ở Argentina tê liệt do đình công

13:55:12 31/10/2024
CGT, liên đoàn lao động lớn nhất Argentina, cho biết cuộc đình công nhằm phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" của Tổng thống Javier Milei và kế hoạch tư nhân hóa hãng hàng không quốc gia Aerolineas Argentinas.

Có thể bạn quan tâm

Điều tra vụ người đàn ông rơi từ tầng 6, tử vong trước quán karaoke

Pháp luật

07:28:39 01/11/2024
Phát hiện người đàn ông tử vong trước cửa quán karaoke ở số 31 Nguyễn Khang, người dân đã nhanh chóng báo tin cho Công an phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đến giải quyết.

Người yêu ra điều kiện phải mua nhà Hà Nội rồi mới cưới

Góc tâm tình

07:25:28 01/11/2024
Người yêu tôi muốn tôi có nhà trước, ổn định kinh tế rồi mới cưới. Thế nhưng nếu cố gắng mua nhà thời điểm này tôi sẽ phải gánh một khoản nợ rất lớn.

Sao Việt 1/11: Mai Phương Thuý gợi cảm, Đỗ Mỹ Linh khoe con gái đáng yêu

Sao việt

07:07:18 01/11/2024
Hoa hậu Mai Phương Thuý khoe ảnh cũ gợi cảm, con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh gây chú ý với loạt biểu cảm đáng yêu hết mức.

Cảnh cưỡng bức ở phim cổ trang Việt hút triệu view vì nữ chính diễn dở tệ

Phim việt

07:04:11 01/11/2024
Rất nhiều khán giả bày tỏ sự khó hiểu khi dù Hường khóc lóc thảm thiết nhưng thực tế lại không rơi một giọt nước mắt nào

Bộ phim nóng bỏng nhất hiện tại: Loạt diễn viên nữ mặc hở bạo, sao cấp S nhan sắc đỉnh nóc kịch trần

Phim châu á

07:01:06 01/11/2024
Dù chỉ mới lên sóng nhưng bộ phim Thái Lan - Nữ hoàng Ayodhaya đã gây rung chuyển mạng xã hội bởi loạt tình tiết vô cùng nóng mắt.

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 4 năm không ai mời đóng phim, danh tiếng chạm đáy vì sống giả tạo

Hậu trường phim

06:50:59 01/11/2024
Lưu Khải Uy từng là ngôi sao hạng A của giới giải trí Hoa ngữ, ông hoàng rating với những bộ phim truyền hình có thành tích cao

Một cú ngã "slay" khiến triệu trái tim bị "hạ gục", đúng là nhóm "đại mỹ nhân" làm gì cũng đẹp!

Nhạc quốc tế

06:48:00 01/11/2024
Ở hậu trường, cú ngã này là một màn tấu hề cực mạnh, nhưng lên hình thì lại tạo nên hiệu ứng cao cấp như phim thời trang.

Drama căng: Han So Hee bị vạch trần khai gian tuổi, hé lộ câu chuyện không ngờ đằng sau

Sao châu á

06:40:38 01/11/2024
Mới đây, cư dân mạng đã bóc mẽ Han So Hee khai gian tuổi. Cụ thể mỹ nhân thị phi bị bóc trần sự thật sinh năm 1993, thay vì 1994 như thông tin đăng tải công khai từ khi bước vào làng giải trí đến nay.

Những hiện tượng thời tiết nguy hiểm sắp diễn ra trong tháng 11

Tin nổi bật

06:34:36 01/11/2024
Vùng xoáy thấp trên Biển Đông có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, tương tác với không khí lạnh làm gia tăng tình trạng thời tiết xấu trên biển, rét đậm ở miền Bắc và mưa lớn kéo dài ở miền Trung...

Ngắm Nha Trang từ trên cao

Du lịch

06:27:44 01/11/2024
Nha Trang có nhiều nơi có thể ngắm được cảnh vịnh đẹp, đường phố, đồng quê, những dãy núi liên tiếp chạy dài... từ trên cao.

Vịt kho bia lại cho thêm hạt giàu đạm tốt cho tim mạch, ăn vừa ngon lại bổ

Ẩm thực

06:02:28 01/11/2024
Hạt dẻ đem kho với thịt vịt cực ngon. Tham khảo một cách làm thịt vịt kho hạt dẻ với bia dưới đây nhé, đảm bảo cả nhà sẽ khen ngợi hết lời.