Ca mắc ho gà tăng 8 lần và những biến chứng nguy hiểm cần biết
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023. Bệnh ho gà dẫn đến những biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí gây tử vong.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, số mắc tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Tại Hà Nội, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 19 – 26/4), trên địa bàn thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Như vậy, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 60 ca mắc ho gà tại 21 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Để chủ động phòng, chống bệnh ho gà, các cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch.
Trong số 21 quận, huyện ghi nhận ca bệnh ho gà từ đầu năm đến nay, Thạch Thất có nhiều ca nhất (7); tiếp đến là Cầu Giấy, Hà Đông và Phúc Thọ – mỗi nơi có 5 ca; Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Thanh Trì – mỗi nơi có 4 ca; Đông Anh và Long Biên – mỗi nơi có 3 ca; các quận, huyện còn lại mỗi nơi có 1-2 ca.
Theo CDC Hà Nội, ca bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 2 tháng tuổi (chiếm 60%); trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%).
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em.
Các triệu chứng ho gà thường xuất hiện trong vòng 7-10 ngày sau khi nhiễm bệnh. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy.
Bệnh ho gà dẫn đến những biến chứng như: Suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí dẫn đến ngừng thở và gây tử vong. Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng.
Đa phần trường hợp bệnh nặng tập trung ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt dưới 12 tháng tuổi. Người lớn bị ho gà thường xuất hiện các triệu chứng ho không quá đặc biệt khiến lầm tưởng là những đợt ho thông thường và trở thành nguồn lây nhiễm chính cho trẻ nhỏ trong nhà.
Liên quan đến bệnh ho gà, thời gian gần đây, Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng đã có nhiều văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine. Theo đó, đối với bệnh được dự phòng bằng vaccine (sởi, ho gà, bạch hầu…) cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh.
Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh và vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm.
Các chuyên gia y tế nhấn mạnh: Ho gà là bệnh truyền nhiễm do vi trùng, dễ lây qua đường hô hấp, trẻ em hay người lớn đều có thể lây nhiễm nếu không được tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch.
Tạo "lá chắn" miễn dịch từ mỗi gia đình
Mô hình bệnh tật ngày càng thay đổi, các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, diễn biến khó lường.
Việc tiêm vaccine phòng bệnh nhằm tạo miễn dịch, ứng phó hiệu quả với bệnh tật được nhiều gia đình ở Hải Dương ngày càng quan tâm.
Bà Nguyễn Thị Kim Anh và cháu nội cùng đi tiêm vaccine phòng bệnh
Nhiều thế hệ cùng tiêm phòng
Bà Nguyễn Thị Kim Anh (56 tuổi, ở phường Nam Đồng, TP Hải Dương) vừa đưa cháu nội 7 tháng tuổi đi tiêm vaccine phòng bệnh theo lịch tại một cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Sau khi cháu nội tiêm xong, bà cũng tiêm một mũi vaccine phòng cúm. "Từ bé tới giờ tôi mới tiêm một mũi phòng lao khi còn nhỏ. Sức khoẻ tôi hiện bình thường nhưng không thể nói trước điều gì vì bây giờ các loại bệnh tật diễn biến phức tạp. Không chỉ tôi mà cả gia đình gồm: chồng, con trai, con dâu tôi cũng đều đã tiêm vaccine phòng một số loại bệnh thường gặp", bà Anh nói.
2 năm nay, bình quân mỗi tháng Trung tâm Tiêm chủng vaccine và tư vấn dinh dưỡng Đức Minh (cơ sở 1) ở TP Hải Dương tư vấn, tiêm khoảng 5.000 mũi vaccine phòng các loại bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Trong đó, khoảng 15-20% số mũi tiêm cho người lớn, tăng 10-15% so với những năm trước. Bác sĩ Trần Thị Thuần, phụ trách trung tâm cho biết không ít người đưa tất cả các thành viên trong gia đình đi tiêm.
Nhiều người trẻ ở Hải Dương cũng quan tâm bảo vệ sức khoẻ cho bản thân. Chị Đỗ Lan Hương (sinh năm 2005, ở thị trấn Gia Lộc) vừa đi tiêm vaccine dự phòng HPV phòng ung thư như ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn, dương vật và hầu họng. "Qua các phương tiện truyền thông, em thấy ngày càng nhiều người mắc các bệnh này nên nghĩ bản thân cần đi tiêm vaccine ngay. Nhiều người bạn của em cũng đi tiêm vaccine dự phòng HPV, các bệnh sởi, viêm gan B", chị Hương cho biết.
Từ đầu năm đến nay, cả nước có hàng nghìn người bị chó tấn công, hàng chục trường hợp tử vong vì bệnh dại. Ý thức được điều này, rất nhiều người ở Hải Dương đã đi tiêm vaccine phòng dại. 1 tháng qua, chỉ tính riêng 3 cơ sở tiêm chủng dịch vụ thuộc Phòng Khám và tư vấn điều trị dự phòng Hải Dương đã có hơn 150 người đến tiêm vaccine phòng bệnh dại, trong đó một số nhà gồm cả vợ, chồng và con cùng tiêm.
Khảo sát tại nhiều cơ sở tiêm chủng dịch vụ tại các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Bình Giang và TP Hải Dương cho thấy ngày càng có nhiều người quan tâm tiêm vaccine phòng bệnh. Đa số người trẻ tiêm vaccine phòng các bệnh ung thư cổ tử cung, viêm gan B, sởi, quai bị, rubella... Trong khi đó, người cao tuổi tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu.
Tốt cho gia đình và cộng đồng
Hải Dương hiện có khoảng 40 cơ sở tiêm chủng dịch vụ, nguồn vaccine dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Trong ảnh: Nhân viên Phòng Khám tư vấn và điều trị dự phòng Hải Dương số 1 (137 đường Thanh Niên, TP Hải Dương) tư vấn giá dịch vụ tiêm vaccine cho một nam thanh niên
Tư tưởng chỉ trẻ em mới phải tiêm vaccine phòng bệnh đã bị loại bỏ trong cộng đồng khi mô hình bệnh tật thường xuyên thay đổi. Các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện dày hơn, bất thường, không tuân theo quy luật như trước kia khiến nhiều người trưởng thành ở Hải Dương đã chủ động tìm đến các cơ sở tiêm chủng.
Thực tế đã chứng minh việc tiêm vaccine sẽ tạo ra miễn dịch rất tốt, tạo "lá chắn" giúp bảo vệ sức khoẻ cho mỗi người, gia đình và cả cộng đồng. Vaccine phòng Covid-19 ra đời là một ví dụ điển hình. Khi chưa có vaccine, tỷ lệ người tử vong do mắc Covid-19 rất cao. Sau khi có vaccine, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân giảm xuống mức thấp. Vaccine phòng Covid-19 "phủ sóng" khắp cả nước đã tạo miễn dịch cho cả cộng đồng.
Lật lại quá khứ, đậu mùa từng là căn bệnh rất dễ lây lan, gây ra tình trạng tăng sinh tế bào, viêm nhiễm da nghiêm trọng với hàng triệu ca tử vong trên toàn thế giới. Nhờ có vaccine, căn bệnh này chính thức tuyên bố bị loại trừ vào năm 1980. Theo WHO, nỗ lực gia tăng tỷ lệ bao phủ vaccine sởi trong cộng đồng đã giúp giảm 72% số ca tử vong liên quan đến bệnh sởi gây ra trên toàn cầu trong giai đoạn 2000-2018. Năm 2000, nhờ có vaccine mà Việt Nam đã chính thức thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và kiểm soát bệnh sởi...
Vaccine đã mang đến cho sức khỏe cộng đồng những tác động tích cực, trở thành một trong những công cụ phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Người dân đã tiêm vaccine vẫn có khả năng mắc bệnh nhưng thường diễn biến nhẹ hơn nhiều so với người không tiêm, khả năng bệnh trở nặng thấp, ít biến chứng và khỏi nhanh hơn. "Mấy năm trước mỗi năm tôi bị 2-3 lần cúm, nhiều lần nằm một chỗ đến cả tuần. 2 năm nay, tôi mới chỉ bị 1 lần cúm nhưng triệu chứng rất nhẹ. Đó là nhờ tôi đã tiêm vaccine phòng cúm", chị Nguyễn Thanh Lụa ở huyện Bình Giang chia sẻ.
Một bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Hải Dương cho biết những trẻ đã tiêm vaccine phòng thuỷ đậu khi mắc bệnh thường chỉ sốt nhẹ, ít tổn thương da, nhanh khỏi và không biến chứng. Ngược lại, trẻ chưa tiêm vaccine thì lâu khỏi hơn, bị tổn thương da nhiều hơn.
Ở Hải Dương, ngoài các cơ sở y tế công lập còn có khoảng 40 cơ sở tiêm chủng dịch vụ, lượng vaccine phong phú. Giá của hầu hết các loại vaccine phù hợp với túi tiền của người dân. Nhiều vaccine chỉ cần tiêm 1 mũi là có thể phòng bệnh lâu dài, hiệu quả.
TP.HCM ghi nhận 9 ca mắc bệnh ho gà Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, ngoài 9 trường hợp mắc ho gà, hệ thống giám sát cũng ghi nhận nhiều ca mắc bệnh truyền nhiễm khác. Trẻ em ở TP.HCM sẽ được tiêm vaccine 5 trong 1 trong thời gian tới. Ảnh: Freepik. Thông tin từ khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm cấp tính, Trung tâm Kiểm...