Cả lớp đang vui buồn lẫn lộn khi có kết quả thi, cô giáo chủ nhiệm nhắn vài dòng ngắn gọn mà vô cùng thấm thía
Đúng là chỉ có cô mới hiểu mấy đứa học trò của mình như thế mà thôi!
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2021 TP.HCM mới đây đã chính thức công bố, tức là 83.324 học sinh đăng ký dự tuyển sinh đã biết kết quả của mình. Theo thống kê, sẽ có hơn 15.000 học sinh rớt khỏi kỳ tuyển sinh năm nay. Đặc biệt với hình thức xét tuyển, rất nhiều học sinh chỉ thiếu 0,1 điểm nên rớt lớp 10 hoặc rớt khỏi ngôi trường mà mình mong muốn. Lý do vì số học sinh có điểm cách nhau chỉ 0,1 điểm rất đông, từ 400 đến hơn 900 học sinh.
Cuộc thi nào cũng vậy, sau cùng sẽ có người “thắng”, kẻ “thua”, người hí hửng vì đậu vào đúng nơi mơ ước, người trượt mọi nguyện vọng trong nuối tiếc, dằn vặt. Dù biết trước rằng cánh cửa nguyện vọng không phải luôn mở cho tất cả, nhưng làm sao tránh được cảm giác hụt hẫng thậm chí tuyệt vọng khi tên mình không được vinh danh trên “bảng vàng”.
Hiểu được tâm trạng trăm mối ngổn ngang ấy của học trò, một cô giáo chủ nhiệm đã nhắn cho lớp mình vài dòng tâm tư. Tin nhắn được một bạn học sinh chia sẻ lại với dòng chú thích: “Đây là lời GVCN dành cho cả lớp mình nè. Khép lại 1 năm lớp 9 với những kỉ niệm đáng nhớ, hi vọng rằng tất cả các bạn đều sẽ hài lòng với con đường mình đã chọn” khiến ai nấy đều rưng rưng xúc động.
Video đang HOT
Ảnh: Hương Giang.
Đúng là “duyên mình ở đâu thì mình học ở đó”, chuyện thi cử đôi khi còn là may mắn. Bỏ qua quá khứ, hướng đến tương lai, đó chính là “nỗ lực cố gắng của mỗi bạn trong 3 năm cấp 3 để hướng tới mục tiêu chọn nghề theo năng khiếu, đam mê và lợi ích của nghề mình đem lại cho mình và cho đời”.
Hơn ai hết trong giai đoạn này, những người lớn, cả thầy cô và cha mẹ phải là người nâng đỡ tinh thần cho con em mình. Sau tất cả, quan trọng nhất là biết đứng lên sau thất bại và không ngừng cố gắng học tập, phấn đấu cho tương lai.
Thực tế, việc rớt lớp 10 trường công lập không phải là “nốt trầm” trong con đường học tập của học sinh. Học sinh vẫn có thể đặt mục tiêu, theo đuổi ước mơ học tập, thậm chí vừa học văn hóa vừa học nghề một cách dễ dàng.
Hai năm gần đây, số học sinh tốt nghiệp THCS chọn con đường học nghề có tăng lên vì những ưu điểm của hình thức học tập này: Học sinh được miễn học phí, có thể vừa học nghề vừa học văn hóa để tốt nghiệp THPT, được dự thi vào đại học… Hiện toàn TP có tới 122 trường tư thục, trung tâm GDTX, phân hiệu các trường giáo dục thường xuyên và trường trung cấp, cao đẳng khác có tuyển học sinh lớp 10. Chỉ tiêu cho hệ này lên đến 45.000 học sinh, dư sức đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
“Hôm nay mưa, ngày mai sẽ có nắng. Các con cứ tự tin mà bước. Tương lai xa hay gần, rộng hay hẹp phụ thuộc vào bản lĩnh và sự bền bỉ của các con”.
Vụ phụ huynh xôn xao vì cô giáo yêu cầu "đọc thông, viết thạo" trước khi vào lớp 1: Trưởng phòng GD&ĐT nói gì?
Liên quan đến vụ việc, trưởng phòng GD&ĐT đã có phản hồi.
Gần đây một phụ huynh đã bức xúc khi cô giáo chủ nhiệm lớp 1 yêu cầu các con phải học "cấp tốc" tiền lớp 1 để làm sao vào năm học mới các con biết đọc, biết viết. Người này cho biết cháu của cô đăng ký vào lớp 1 ở trường Tiểu học Trần Phú (Hà Đông).
Bài viết thu hút hơn 200 bình luận hiện đã bị xóa. Tuy nhiên, tình huống trên ngay lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 năm nay. Ai cũng cho rằng yêu cầu của cô giáo là vô lý bởi lẽ học trực tuyến là giải pháp tình thế. Hơn nữa chuẩn đầu ra của học sinh lớp 1 cũng chỉ là đọc thông, viết thạo. Nếu yêu cầu các con đọc thông viết thạo rồi thì cần gì học lớp 1.
Trao đổi với báo chí, bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông, Hà Nội, cho biết sau khi nhận được thông tin phản ánh, phía trường Tiểu học Trần Phú đã họp toàn bộ giáo viên lớp 1 để xác nhận sự việc. Tất cả giáo viên đều khẳng định không ai đưa ra phát ngôn yêu cầu trẻ vào lớp 1 phải đọc viết thành thạo.
Bà Hằng nhấn mạnh thông tin của phụ huynh trên là không chính xác. Người đăng bài cũng không đưa ra bất kỳ bằng chứng, thông tin cụ thể để chứng minh vụ việc. Hiện, học sinh lớp 1 tại trường Tiểu học Trần Phú mới chỉ nhập học, làm quen với giáo viên, bạn bè. Việc giáo viên yêu cầu trẻ đọc thông viết thạo hoàn toàn không xảy ra.
Do ảnh hưởng của Covid-19, ban đầu, trẻ sẽ được hướng dẫn bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, việc hướng dẫn này chỉ mang mục đích giúp trẻ làm quen với môi trường học tập, đồng thời tận dụng thời gian ở nhà trong mùa dịch.
Ngoài ra, nhà trường đã xây dựng một số nội dung cơ bản để phụ huynh có thể hướng dẫn con học tại nhà. Sau khi tình hình ổn định, trẻ được đến trường, việc dạy và học mới chính thức bắt đầu. Bà Hằng khẳng định, toàn bộ kiến thức của lớp 1 sẽ được dạy lại từ đầu khi học sinh đi học trực tiếp. Chủ trương này nhằm giúp trẻ nắm rõ kiến thức, tránh để tình trạng chênh lệch giữa các học sinh.
Phụ huynh xôn xao trước tình huống cô giáo yêu cầu 'đọc thông, viết thạo' trước khi vào lớp 1 Nhiều phụ huynh cho rằng yêu cầu này là vô lý, nếu học sinh đọc thông, viết thạo trước khi vào lớp 1 thì... cần gì học lớp 1. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều địa phương đã quyết định cho học sinh học online khi bắt đầu năm học mới, trong đó có Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên,...