Cá lóc kho tộ đậm đà ăn bao nhiêu cơm cũng hết
Thưởng thức cá lóc kho tộ thơm ngon, đậm đà trong những ngày mát trời thật thích hợp.
MỤC LỤC
1. NGUYÊN LIỆU LÀM CÁ LÓC KHO TỘ
1.1 Nguyên liệu
1.2 Cách chọn cá lóc ngon
Bước 1: Sơ chế cá
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Bước 3: Ướp cá
Bước 4: Làm cá lóc kho tộ
YÊU CẦU THÀNH PHẨM
Cá là nguyên liệu bổ dưỡng và không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Ăn cá thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, hơn nữa cá là thức ăn dễ tiêu hóa, có tác dụng chống lão hóa với người lớn tuổi và phát triển trí não với trẻ nhỏ.
Cá có thể chế biến được thành nhiều món ăn hấp dẫn như canh cá, cá hấp, cá nướng, cá kho… trong đó cá kho là quen thuộc nhất.
Trước đây, người Việt thường dùng tộ để kho cá tuy nhiên hiện nay cá có thể dùng nồi nào cũng kho được, tuy nhiên kho tộ vẫn đem lại hương vị đặc trưng. Cá nào cũng có thể kho tộ, trong đó cá lóc kho tộ cũng rất ngon. Cá sẽ có hương vị đậm đà, thơm ngon sẽ có một sức hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt đối với các thành viên trong gia đình bạn.
Cá lóc kho tộ đem lại hương vị thơm ngon, đậm đà cho bữa ăn
Cách làm cá lóc kho tộ không hề khó, chị em hãy tham khảo dưới đây.
1. NGUYÊN LIỆU LÀM CÁ LÓC KHO TỘ
1.1 Nguyên liệu
- 1 con cá lóc (1kg), mổ sạch, cắt khúc vừa ăn
- 4 nhánh hành lá
- 4 củ hành khô
- muỗng cà phê cốt dừa caramel (hoặc kẹo đắng, nước hàng)
- Hạt tiêu đen
- 2 quả ớt, thái lát
- Nước mắm, đường, dầu ăn vừa đủ
Cá lóc dùng để làm cá lóc kho tộ rất ngon
Video đang HOT
1.2 Cách chọn cá lóc ngon
Cá quả Việt có 3 loại: đầu vuông, đầu nhọn, cá bông lau nhưng mình dài, đuôi dẹp và hoa đốm xanh.
Vì có lẫn cá lóc Trung Quốc nên chị em có thể lưu ý vài đặc điểm dưới đây khi đi mua.
- Cá quả Trung Quốc thường màu đen đặc, thân tròn, ngắn, trong khi cá Việt Nam nhìn nhanh nhẹn hơn, màu đen vàng, thân, đuôi thuôn dài, sờ vào chắc, đặc biệt loại cá bông lau có hoa văn màu vàng xanh.
- Cá Trung Quốc khi đánh vảy thân mềm nhũn, mổ ra bụng nhiều mỡ, thịt ăn nhão và có mùi hôi. Cá quả Việt Nam thịt chắc, thơm ngon, ít mỡ.
- Để an toàn, bạn nên chọn mua cá sống, bơi khỏe và không có đốm nấm. Đặc biệt, khi chế biến, nên bỏ lớp mỡ cá để hạn chế nguy cơ nhiễm hóa chất.
2. CÁCH LÀM CÁ LÓC KHO TỘ
Bước 1: Sơ chế cá
- Nếu không có thời gian, nên nhờ người bán hàng mổ, cắt khúc rồi về sơ chế sau cho nhanh.
- Sau khi mang cá từ chợ về, tiến hành sơ chế, khử mùi tanh cá. Có nhiều cách khử mùi tanh cá, trong đó bạn có thể ngâm với nước chanh tươi. Dùng chanh tươi vắt lấy nước, ngâm cá khoảng vài phút sau đó làm sạch như bình thường. Cá sẽ sạch nhớt và không bị tanh.
- Lưu ý, không ngâm quá lâu sẽ làm da cá bị bong và mất đi độ tươi của cá.
- Ngoài ra, khi mổ cá lóc cần yêu cầu người bán bỏ cả mang cá và cạo sạch màng đen bên trong bụng cá sẽ bớt tanh rất nhiều.
Khi mổ cá lóc cần yêu cầu người bán bỏ cả mang cá và cạo sạch màng đen bên trong bụng cá sẽ bớt tanh rất nhiều
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ, để riêng phần thân trắng và phần lá xanh.
- Hành khô bóc vỏ, thái lát. Chia đôi chỗ hành khô.
- Cho phần trắng hành lá và một nửa chỗ hành khô vào cối, giã nát.
Bước 3: Ướp cá
- Cho hỗn hợp hành này vào bát đựng cá. Thêm cốt dừa caramel (hoặc kẹo đắng hay nước hàng), hạt tiêu, nước mắm, đường vào trộn đều.
- Ướp từ 30-35 phút.
Bước 4: Làm cá lóc kho tộ
- Làm nóng chảo với một chút dầu ăn, cho nửa hành khô còn lại vào phi thơm, tắt bếp.
- Xếp cá lóc cùng nước ướp cá ra tộ, bật bếp, đun ở mức lửa cỡ trung bình.
- Sau đó, thêm hành xào thơm vào.
- Đun liu riu từ 30-45 phút, trong quá trình này, cứ 10 phút bạn nhẹ nhàng lật cá 1 lần.
- Khi nước kho cá cạn gần hết, thêm ít hành lá, hạt tiêu, ớt tươi vào, đun một xíu nữa rồi tắt bếp.
Cho cá lóc kho tộ ra đĩa hoặc bát, rưới ít nước kho lên rồi thưởng thức với cơm trắng!
YÊU CẦU THÀNH PHẨM
- Cá lóc kho tộ chắc thịt, hương vị đậm đà thơm ngon.
- Màu cá lóc kho nâu đỏ đẹp, các khúc cá lành lặn không vỡ nát.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm món cá lóc kho tộ!
Theo Khám Phá
7 món ăn vặt vốn là đặc sản địa phương nhưng ra đến Hà Nội được săn đón rất nhiều
Những món ăn vặt dưới đây, mỗi món đến từ một địa phương, nhưng vì quá được ưa thích nên nhiều người đã vận chuyển đến Thủ đô để thỏa mãn các tín đồ ẩm thực.
1. Chè sầu Đà Nẵng
Nếu để ý bạn sẽ thấy ngoài các quán bán chè truyền thống, gần đây khá nhiều quán chè Hà Nội còn bán thêm nhiều loại chè Đà Nẵng, thậm chí nhiều quán còn chỉ bán riêng chè sầu Đà Nẵng (và vài món khác cũng xuất xứ như tàu hũ, rau câu dừa...).
quynhhyomi
Có thể nói, các loại chè Đà Nẵng rất khác với chè truyền thống của miền Bắc khi chẳng có chút đậu, đỗ nào cả. Thành phần gây nghiện của các món chè này có lẽ là phần cốt dừa pha ngọt béo, các loại thạch thơm, giòn. Đặc biệt với món hoa khôi là chè sầu Đà Nẵng, ngoài thạch, hạt đác, cốt dừa còn có thêm thịt sầu thơm nức nở.
sakura_cm_hd
Chè sầu Đà Nẵng giá chỉ 20 ngàn/phần, khi vận chuyện về Hà Nội, giá trung bình 25 đến 30 ngàn một phần. Tuy nhiên một phần chè sầu Đà Nẵng rất chất lượng, đổ ra thường được cả gần đầy tô nhỡ nên nhiều người vẫn sẵn sàng chi tiền để thưởng thức.
2. Dừa dầm
Món giải nhiệt đang hot nhất trong những ngày này chính là dừa dầm Hải Phòng. Ngoài cái tên lạ, sức hút của dừa dầm đến từ chính thành phần và sự ngon miệng của món ăn. Thành phần của dừa dầm thực ra chẳng có gì cầu kỳ. Chi gồm những miếng dừa non nạo, thạch dừa, trân châu và cuối cùng là phần sữa dừa ngọt, béo, thơm nhưng khi thêm đá, trộn đều lên thưởng thức thì khó mà ngừng miệng.
dingolong
@trangnhimtron
Dừa dầm ở Hải Phòng, tùy nơi có giá từ 15 đến 25 ngàn đồng, còn khi đến Hà Nội, món này sẽ có giá từ 20 đến 30 ngàn. Dừa dầm Hải Phòng là khá khó bảo quản, nhưng rất may khoảng cách từ Hải Phòng đến Hà Nội chỉ khoảng hơn 3 giờ nên vì thế những người mê ăn vặt Hà Nội vẫn hoàn toàn có thể thưởng thức món này.
3. Bánh mì cay
Một đặc sản Hải Phòng cũng được săn đón không kém chính là bánh mì cay. Dù hiện tại, Hà Nội nhiều nơi bán bánh mì cay nhưng có lẽ phiên bản đa phần các tiệm bánh mì ở đây đều ít nhiều biến tấu nên không tròn vị như bánh mì Hải Phòng chính gốc. Chính vì thế, bánh mì cay Hải Phòng "xách tay" vẫn rất được ưa chuộng.
nofoodphobia
nofoodphobia
Thực ra bánh mì cay khi mang lên Hà Nội, ít nhiều cũng đã ỉu, độ ngon đã bớt ít nhiều, nhưng nếu chị khó nướng hoặc cho vào chảo làm nóng lại vẫn ngon vô cùng. Cái bánh mì nhỏ, giò, pate thơm béo cùng chí chương cay nồng đủ khiến lúc người ta có thể "vui mồm" ăn cả chục chiếc mà không chán.
4. Bánh tráng trộn
Nói đến bánh tráng trộn, hẳn ai cũng nghĩ ngay đến Sài Gòn, nơi bánh tráng trộn được xem là món ăn đường phố tiêu biểu. Vì quá được ưa thích nên ở Hà Nội cũng đã có một số quán hay cửa hàng online bánh món này, Cũng là bánh tráng, bò khô, trứng cút.... nhưng nhiều người bảo rằng, dù sao đi nữa, bánh tráng trộn phiên bản Hà Nội cũng khó mà trọn vẹn như phiên bản Sài Gòn.
@buiphuongyen1711
@he.shu
Bởi thế với những bịch báng tráng trộn đi theo đường hàng không ra Hà Nội được khá nhiều người ưa thích. Được ưa chuộng nhất phải kể đến bánh tráng trộn chú Viên. Một phần bánh tráng đầy đặn với bánh tráng, xoài, bò đen, mực xé, bò khô, trứng cút, lạc, ớt sa tế, rau răm khi ra tới Hà Nội có giá từ 35 đến 40 ngàn đồng.
5. Nem chua Thanh Hóa
Chua chua, giòn giòn, dễ ăn lại ít béo, có quá nhiều lý do để nem chua trở thành món ăn được ưa thích. Là thành phố có nền ẩm thực đa dạng, Hà Nội cái gì cũng có, nem chua không ngoại lệ. Tuy vậy ngon nhất, có tiếng nhất vẫn phải kể đến nem chua Thanh Hóa.
Chiếc nem xứ Thanh ngon sẽ hồng nhẹ, có chút cay của tiêu, có cái bùi của lá ổi, đinh lăng, chua dịu, ăn bắt miệng vô cùng. Đó là lý do, các địa chỉ bán nem chua Thanh Hóa chính gốc, đặt riêng rồi gửi xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội luôn rất đông khách.
6. Bánh xíu páo
Mảnh đất Nam Định nổi tiếng có nhiều món ăn ngon, nhưng chủ yếu chỉ có thể ăn tại chỗ. Còn để mang đi thì ngon bậc nhất phải kể đến bánh xíu páo. Xíu páo có vỏ như bánh nướng nhưng mềm và thơm hơn, có thể bóc ra như được từng lớp mỏng, có chút hơi giống vỏ bánh pía. Nhân bánh là thịt xá xíu màu đỏ nâu sậm, xắt hạt lựu trộn với mộc nhĩ, mỡ lợn và nửa quả trứng gà luộc ăn bùi bùi béo ngậy, cảm giác đặc biệt khó tả.
mayw185
sayychii
Dù ở nhiều thành phố lớn cũng có những tiệm bánh online học làm món này để bán, nhưng ra hồn cốt thành Nam nhất vẫn phải là xíu páo Nam Định. Những người muốn mua xíu páo Nam Định làm quà thường canh mẻ bánh mới ra lò rồi đóng thùng mang lên Hà Nội luôn. Hơn 2 tiếng chạy xe, đến Thủ đô, bánh vẫn còn ấm, cắn miếng bánh thưởng thức vị thơm béo của chiếc bánh thì quả thật ngon không gì cưỡng nổi.
7. Bánh bột lọc
Dù có nguồn gốc từ miền Trung, đặc biệt là Huế và Quảng Bình nhưng bánh bột lọc đã kịp phủ sóng toàn quốc và là một trong những món ăn vặt vô cùng được ưa thích. Dù vậy cùng là bột, là tôm, thịt nhưng mỗi vùng bánh bột lọc lại có chút khác biệt nhất định. Trong đó bánh bột lọc Huế với đặc trưng riêng vô cùng được ưa thích.
Có điều bánh bột lọc khi vận chuyển dễ bị hỏng nên để tiện mang đi các nơi, các địa chỉ cung cấp bánh thường làm bánh sống. Nghĩa là khi mua, người mua sẽ phải tự hấp chín. Bánh hấp chín rồi ăn ngay, nóng hổi chấm mắm pha ngon chẳng kém bánh bột lọc ăn ở chính xứ Huế mộng mơ.
Theo Helino
Xôi gấc đậu xanh thơm ngon cho bữa sáng tràn đầy năng lượng Đây là một cách hấp xôi gấc đơn giản mà thơm ngon. Chỉ cần vài thao tác nhanh gọn, cả nhà đã có bữa sáng hấp dẫn. Nguyên liệu cần có cho món xôi gấc đậu xanh - Gạo nếp 500g - Đậu xanh 300g - Cốt dừa 100ml - Muối, đường Cách nấu xôi gấc đậu xanh như sau: Bước 1 Gạo...