Cá lau kính – loại thực phẩm sở hữu vẻ ngoài xấu xí nhưng thơm ngon tới mức được người miền Tây so sánh như thịt gà
Đã bao giờ bạn được nhìn thấy và ăn thử thịt của loài cá lau kính này chưa?
Miền Tây Nam Bộ không chỉ hút hồn du khách bởi những vùng sông nước trù phú, hàng loạt địa danh văn hoá – lịch sử ấn tượng và con người nồng hậu, chất phác. Nơi đây còn sở hữu biết bao đặc sản thơm ngon ai ăn một lần cũng nhớ mãi. Trong đó, cá lau kính có lẽ là món ít phổ biến hơn cả vì sở hữu tên gọi kỳ lạ cùng vẻ ngoài không mấy “thiện cảm”.
Cá lau kính hay “ cá chùi kiếng” là một loài cá trong họ cá da xù, thuộc bộ cá da trơn. Tại Việt Nam nhiều người còn gọi nó là “cá tỳ bà” hay “cá mặt quỷ”. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá lau kiếng phân bố rất nhiều, thường được tìm thấy ở khắp các kênh, rạch, ao, hồ…
Cá lau kính sở hữu vẻ ngoài khá đáng sợ, thế nhưng lại là loại thực phẩm ngon được liệt vào hàng đặc sản của miền Tây.
Loại cá này có chiều dài lên đến 70 cm và trọng lượng có thể tới vài kilôgam. Vẻ ngoài của chúng bị nhiều người đánh giá là khá xấu xí với thân hình màu nâu sẫm, da cứng, sần sùi, miệng to giống như miệng bát, vây và đuôi lúc nào cũng dựng thẳng đứng trông khá đáng sợ.
Trong các gia đình ở miền Tây, chúng được xem là “chuyên gia” ăn rong rêu và dọn chất nhớt ở thành bể và đáy bể, thích hợp nuôi thả chung với nhiều loài. Vì thế mà nó mới có tên gọi kỳ lạ đến vậy.
Loài cá này nổi bật với chiếc miệng “huyền thoại” có thể dọn sạch rong rêu, chất bẩn trong các bể kính.
Dù bề ngoài không mấy ưa nhìn, có khi còn khiến người khác cảm thấy sợ hãi, thế nhưng cá lau kính từ lâu đã được xem là loại đặc sản ngon nức tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chúng có thể dùng chế biến thành nhiều món ngon như nướng, hầm sả, kho tiêu, hầm nước dừa, làm khô…
Video đang HOT
Phần thịt cá được đánh giá là rất thơm ngon, có thể dùng để chế biến nên nhiều món như nướng, hấp hay mang đi nấu canh. (Ảnh: @francis.phan)
Thông thường, người miền Tây sẽ sử dụng nước đun sôi để làm sạch cá cho bớt các chất nhớt và mùi hôi, sau đó dùng dao loại bỏ phần vảy rồi mới rửa sạch và cắt khúc vừa ăn. Cá này ngon nhất là làm món nướng và hầm, ăn cùng các loại nguyên liệu như đu đủ, chuối xanh, ớt, sả, đậu phộng… Có nơi người ta còn thu mua thịt cá về trộn chung với các nguyên liệu khác để làm chả.
Món cá lau kính nướng trui thường xuất hiện trên nhiều “bàn nhậu” của người dân miền Tây.
Cách hay hơn để giữ được độ ngọt của phần thịt cá là mang đi hấp với sả, ớt hoặc tiêu.
Hương vị của món cá này được nhiều cư dân mạng đánh giá là ngon “không thua kém thịt gà” vì độ ngọt dai đặc biệt. Chấm thêm chén nước mắm pha chua ngọt thì quả là “hết sẩy”!
Thịt cá lau kính được đánh giá là rất dai và ngọt, nhiều người từng ăn thử còn không ngại so sánh nó với thịt gà. (Ảnh: Nguyễn Yến Nhi)
Ba đặc sản nước ngoài nổi tiếng ở Sài Gòn
Giữ nguyên vị và lâu năm là những ưu thế khiến chè Campuchia, cháo Tiều, hay mì vịt tiềm hút khách ở Sài Gòn.
Không thể phủ nhận sự nổi tiếng của ba món ăn dưới đây đối với người sành ăn ở Sài Thành.
Chè Campuchia
Đối với người chưa thử ăn thì những sợi mì vàng làm từ lòng đỏ trứng gà, hạt thốt nốt, hạt me.. là những món mà bạn có thể chưa từng nhìn thấy ở bất kỳ hàng chè nào tại Sài Gòn. Chưa hết, bạn sẽ "phải lòng" ngay món bánh trái bí đỏ với cách chế biến lạ lùng từ sữa.
Nếu lần đầu tiên đến đây bạn nên gọi chè thập cẩm có giá 15.000 đồng. Chén chè với 8 loại thành phần khác nhau sẽ khiến bạn "no nê".
Đã có kinh nghiệm gần 50 năm bán hàng, sạp chè Cô Có nổi bật trước hàng chục sạp chè trong lòng chợ Lê Hồng Phong (quận 10). Chị Có, con cô Ba, chủ một sạp chè hiện tại cho biết, để có được vị ngọt thanh và mùi đặc trưng của chè Campuchia thì phải dùng đường thốt nốt để nấu.
Mì vịt tiềm
Nằm ngay mặt tiền một con đường đông đúc ở quận Phú Nhuận, món mì vịt tiềm của quán Quảng Huệ Viên nổi tiếng với thực khách Sài Gòn hơn 60 năm qua. Thịt vịt mềm ở đây có phần da vừa dẻo vừa giòn lạ miệng.
Theo tiết lộ của đầu bếp, thịt vịt bán cho khách đa phần là phần đùi và má đùi, được ướp thấm kỹ gia vị, sau đó mang đi tiềm trong nước lèo có các vị thuốc bắc. Công đoạn cuối cùng trước khi ra món là chiên và quay. Nhờ sự kỳ công đó mà thịt vịt mềm trong khi phần da vừa giòn vừa thơm, ăn không bị ngán như cách tiềm thông thường.
Không gian quán không bề thế, chỉ được 10 người ngồi là chật. Nhưng giá ở quán được xem là "đáng đồng tiền bát gạo" so với mặt bằng chung của các quán ăn xung quanh. Một phần ăn mì vịt tiềm có giá dao động 100.000 đồng.
Cháo Tiều
Cháo Tiều xuất phát từ một gánh hàng ở đường Nguyễn Thiện Thuật, do người Triều Châu nấu bán từ năm 1942. Chủ quán hiện nay kế nghiệp cha và ông, duy trì món cháo lâu đời nhất ở Sài Gòn.
Tô cháo lòng theo kiểu Triều Châu (người Tiều) là sự kết hợp của cháo trắng và nguyên liệu tươi sống. Khi khách gọi món, đầu bếp sẽ múc cháo trắng từ nồi lớn vào nổi nhỏ rồi nấu lại trên bếp cùng các nguyên liệu gồm lòng heo, tim, cật, thịt heo xay, dạ dày, cá xắt lát, nấm rơm.
Nguyên liệu được ướp một lớp nước mắm cốt trước khi cho vào nồi cháo lúc sôi. Công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ vì phải bỏ vào nồi và đảo nhanh, cho chín đều và vừa tới để giữ được độ ngọt. Chấm miếng lòng heo vào chén nước mắm cốt rồi chậm rãi cảm nhận, nhờ cách canh lửa của người nấu mà bạn sẽ thấy nguyên liệu không quá dai cũng không quá mềm.
Giá cho một tô trung bình 65.000 đồng nhưng quán vẫn được lòng nhiều người, đặc biệt hầu hết khách đến quán đều là khách quen.
Những món đặc sản dành cho thực khách dám ăn "thịt sống" Người dân tại một số quốc gia trên thế giới rất ưa chuộng món ăn làm từ thịt hoàn toàn tươi sống vì cho rằng chúng giữ được độ ngọt thơm nguyên chất. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ can đảm nếm những đặc sản này. Món Basashi, Nhật Bản Miếng thịt ngựa được lọc bỏ gân mỡ và thái thành lát,...