Ca khúc ‘Alright’ của Kendrick Lamar: Hàng ngàn ngả rẽ từ một tuyệt phẩm
Xuyên suốt Alright là những tiếng “ dah dah dah” đầy ám ảnh từ giọng của nhà sản xuất Pharrell Williams.
“Có thể, đó là tiếng của tổ tiên – những người không bao giờ nhận được công bằng mà họ xứng đáng hưởng” – như nhà phê bình Miles Marshall Lewis nhận định.
Nói như vậy hoàn toàn không phải mê tín, bởi rõ ràng, ở Alright sở hữu một tinh thần lớn. Không như vậy, làm sao nó có thể giao thoa với biết bao tinh thần người da đen, trở thành thánh ca cho một thế hệ đòi công bằng?
Khoảnh khắc của tình yêu da đen
Vào mùa Hè năm 2015, hàng trăm nhà hoạt động và các tổ chức da đen khắp nước Mỹ đã tụ họp tại khuôn viên Trường Đại học Cleveland trong hội nghị 3 ngày mang tên Phong trào vì đời sống người da đen. Đây là cơ hội để gặp gỡ và chia sẻ các phương pháp, kế hoạch hành động trong tương lai tốt nhất, và cũng là lần đầu nhiều người trực tiếp gặp nhau.
Đó là một khoảnh khắc nặng nề. Đang lan rộng tin tức về Sandra Bland – một phụ nữ da đen được tìm thấy đã chết trong nhà giam ở Texas sau khi bị bắt ở chốt giao thông, và đây chỉ mới là người mới nhất trong danh sách dài những cái tên trở thành đồng nghĩa với bạo lực cảnh sát chống lại người da đen. Những vụ chấn động trước đó ít lâu vẫn còn chưa nguôi cơn sôi sục. Đó là Michael Brown, một thanh niên da đen 18 tuổi bị cảnh sát da trắng bắn chết, dẫn tới nhiều tuần biểu tình. Đó là người đàn ông da đen 43 tuổi Eric Garner bị 2 cảnh sát da trắng ghì cổ chết trên đường phố. Là cậu bé da đen Tamir Rice mới 12 tuổi bị cảnh sát da trắng bắn chết khi đang cầm súng đồ chơi.
Ca khúc “Alright” ra đời trong bối cảnh người Mỹ gốc Phi một lần nữa nổi dậy chống lại bất công xã hội
Nhưng khuôn viên trường Cleveland hôm đó cũng là một khoảnh khắc của niềm vui khi mọi người có cơ hội đứng cạnh nhau, cùng hy vọng một tương lai tươi sáng hơn. Giữa giờ nghỉ, đã có ai đó bật bài Alright của Kendrick Lamar, và tất cả đã vỡ òa trong niềm phấn khích.”Anh em da đen, chúng ta rồi sẽ ổn. Mọi người nghe thấy tôi nói không, có hòa điệu với tôi? Chúng ta rồi sẽ ổn” -mọi người hòa theo giọng đầy cảm hứng của Lamar. “Đó là một khoảnh khắc tôn vinh tình cảm da đen” – Waltrina Midleton, một thanh niên tình nguyện tham gia sự kiện chia sẻ.
Thật khó để xác định chính xác lần đầu Alright được phát trong một cuộc tập hợp biểu tình vì người da đen. Nhưng điều đó cũng không quá quan trọng. Điều quan trọng: Nó được chọnnhư một sức mạnh tinh thần nòng cốt trong cuộc chiến trường kỳ đòi lại sự bình đẳng.Nhưng làm thế nào một ca khúc ngắn, đương đại có thể đạt tới sức mạnh đó, “thánh ca” cho một cuộc chiến lịch sử? Hóa ra, nó ẩn chứa rất nhiều: Sức sáng tạo vụt sáng của Pharrell Williams và nhiều tháng thai nghén trằn trọc của Kendrick Lamar.
“Alright”, ca khúc giàu ý nghĩa trong từng câu chữ:
Cuộc chiến trường kỳ
Alright nằm trong album To Pimp A Butterfly năm 2015 của Kendrick Lamar – một kiệt tác. Sự kết hợp giữa hip-hop, jazz, soul, funk và vô số phong cách khác là minh chứng cho tầm nhìn rộng của rapper sinh ra ở Compton. Album đã mang về cho Lamar 4 giải Grammy trong tổng số 7 đề cử (bao gồm đề cử cho Album của năm).
Không chỉ đáng kinh ngạc về mặt âm nhạc, To Pimp A Butterfly còn đưa tới một số đĩa đơn sẽ trở thành “quốc ca” cho phong trào đòi công bằng trong xã hội. Nổi bật nhất chính là “thánh ca” một thế hệ: Alright . Phần điệp khúc của nó trở thành tiếng kêu cứu của những người biểu tình ở Mỹ – “một sự an ủi mà mà người da màu và các cộng đồng bị áp bức khác luôn rất cần: Hy vọng -cái cảm giác đó – bất chấp căng thẳng ngày một leo thang ở đất nước này, nhưng về lâu dài, chúng ta sẽ ổn thôi” – như nhà báo văn hóa Aisha Harris viết.
Giống như những hit từng nâng cao ý thức xã hội như Mississippi Goddam của Nina Simone hay Strange Fruit của Billie Holiday, Alright là một bước trưởng thành vượt bậc, kể cả với một nghệ sĩ đã đạt được vô vàn thành tích âm nhạc. Thế mà nó suýt không tồn tại!
Lamar đã thu âm To Pimp A Butterfly ở nhiều phòng thu khác nhau khắp nước Mỹ, với nhiều nhà sản xuất khác nhau. Nhà sản xuất huyền thoại Pharrell Williams nằm trong số này. Sau hợp tác thành công ở album đột phá Good Kid, M.A.A.D City của Lamar năm 2012, hai người một lần nữa cùng gặp lại ở Alright . Hơn thế, Williams còn chịu trách nhiệm cho cả phần beat gây nghiện và phần điệp khúc lịch sử. Trên thực tế, Williams đã viết đoạn beat này cùng Mark “Sounwave” Spears 6 tháng trước khi có Alright. Chính Lamar lại là người đã không biết làm gì trong suốt nửa năm! Williams và bạn của Lamar là Sam Taylor cứ liên tục hỏi: “Anh đã làm gì chưa? Khi nào anh định bắt tay vào đây?”, nhưng Lamar mãi không tìm ra được ca từ phù hợp.
“Alright” là thành quả sáng tạo và trằn trọc của Pharrell Williams (trái) và Kendrick Lamar
Bởi ngay từ đầu, Lamar đã nhận ra nó sẽ là kiệt tác, nên anh cứ chần chừ, cố gắng tiếp cận nó theo cách đúng đắn nhất. “Phải tiếp cận thế nào đây? Beat nghe có vẻ vui, nhưng có gì đó khác lạ bên trong hợp âm mà Pharrell viết xuống. Có cảm giác như đó là một tuyên bố hơn là một giai điệu”.
Rồi lại chính Williams đã có cú hích khi tạo ra đoạn hook. “Pharrell đã có đoạn hook. Pharrell đã có Alright ” – Lamar hồ hởi nhớ lại – “Chỉ cần nói như thế, cụm “alright” đó!”
Như được khơi dòng, Lamar trở lại với chuyến đi tới Nam Phi, mà cụ thể là tới nhà giam trên đảo Robben, nơi Nelson Mandela từng bị bỏ tù. “400 năm trước, là những nô lệ, chúng tôi đã cầu nguyện và hát những ca khúc tươi vui để có thể giữ cái đầu tỉnh táo trước những gì đang diễn ra. 400 năm sau, chúng tôi vẫn cần âm nhạc để hàn gắn. Tôi nghĩ Alright chắc chắn là 1 trong những ca khúc đó, thứ khiến bạn cảm thấy tốt hơn dù ở thời thế nào” – Lamar hồi tưởng.
Và như thế, Lamar ghi lại trong Alright cuộc đấu tranh hiện tại của người Mỹ da đen, như là nối dài của cuộc chiến tranh nhiều thế kỷ nay vì quyền bình đẳng. Tất cả ca từ với khán giả thông thường có thể khó hiểu (thậm chí phù phiếm), nhưng với người Mỹ gốc Phi, đó đều là những chi tiết đã được khắc bằng máu, gợi lại cả một lịch sử tang thương.
Lamar hiểu rõ rằng người Mỹ gốc Phi vẫn đang ở trong tình trạng chấn thương kéo dài. Nhiều chuyện có thể khiến ta xao lãng, tưởng chừng mình đã trốn thoát, nhưng phong trào vẫn còn đó, cuộc chiến vẫn còn đó. Nhưng Lamar không đóng vai những nạn nhân cúi đầu – đúng như đã học được từ quá khứ – anh đã hát một khúc tươi vui để giữ cái đầu tỉnh táo.
“Ca khúc có thể đi theo hàng ngàn ngả khác nhau” – Lamar nói với nụ cười ngoác mang tai – “Một ngàn ngả khác nhau”.
Vợ chồng Beyonce dự đám cưới con trai tỷ phú
Ca sĩ Beyonce và rapper Jay-Z là khách mời trong đám cưới tại Venice của doanh nhân Alexandre Arnault - con trai ông trùm hàng hiệu giàu thứ ba thế giới Bernard Arnault.
Beyonce và Jay-Z tay trong tay dự lễ cưới thứ hai của Alexandre Arnault tại thành phố Venice, Italy hôm 16/10. Lễ cưới đầu tiên của doanh nhân 29 tuổi người Pháp đã diễn ra tại Paris. Alexandre là chủ tịch hãng trang sức Tiffany & Co., đồng thời là con trai tỷ phú Bernard Arnault - ông chủ tập đoàn LVMH (đế chế khổng lồ sở hữu nhiều thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy, Fendi...). Cô dâu của Alexandre là Géraldine Guyot - người thành lập thương hiệu phụ kiện DEstree.
Cặp sao quyền lực của làng nhạc Mỹ là bạn thân thiết với chú rể. Họ từng được mời chụp hình quảng cáo cho thương hiệu Tiffany & Co. hồi tháng 8. Khi đó, Beyonce gây xôn xao vì đeo viên kim cương 30 triệu USD.
Đi đám cưới, Beyonce thanh lịch và quyến rũ trong chiếc áo khoác Dolce & Gabbana.
Cô tạo điểm nhấn với trang sức, phụ kiện kim cương lấp lánh.
Jay-Z diện suit đen ton sur ton với vợ.
Cặp sao đi thuyền tới địa điểm tổ chức hôn lễ.
Khi mở cúc áo khoác, Beyonce để lộ chiếc váy gợi cảm.
Ca sĩ Pharrell Williams (phải) tham dự đám cưới. Anh cũng là bạn thân của Alexandre Arnault.
Cô dâu Géraldine Guyot cùng dàn thiên thần nhí tới thánh đường.
Tralee Golf Club: Thiên đường golf ở Ireland "Tôi đã tìm thấy cảnh cổng dẫn tới thiên đường khi được chơi golf tại Tralee Golf Club" - Roger Stewart đến từ Alabama, Hoa Kỳ chia sẻ. Chuyến du lịch golf về phía Tây Nam Ireland sẽ không thể trọn vẹn nếu bạn bỏ qua Tralee Golf Club. Nằm trong khung cảnh thiên nhiên tráng lệ của Quận Kerry, Tralee thực sự...