Cá hố ma – Món ăn của người lớn
Chỉ cần nghe qua tên gọi cũng đã cảm thấy… ghê, chứ chưa nói đến thưởng thức.
Chỉ cần nghe qua cái tên gọi thôi, chắc hẳn không ít người đã cảm thấy… ghê, chứ nói chi đến việc thưởng thức. Tuy nhiên, đối với dân chài thích lai rai cho ấm bụng, đó lại là món rất ngon khi mỗi chiều về, ngoài kia lấp lánh những ánh nắng cuối ngày in hình trên mặt biển xanh lơ.
Người dân miền biển thường lý giải tên gọi của một vài loại cá theo cảm quan về hình dáng và màu sắc, chẳng hạn như cá chìa vôi có cái miệng dài như cái chìa vôi ăn trầu, cá bã trầu có màu sắc hồng hồng của bã trầu mà các bà các mẹ hay dùng, cá rựa có hình cái rựa đốn củi… Còn tại sao gọi là cá hố ma thì ngay những bậc trưởng thượng trong nghề đi biển cũng không biết. Họ bảo ông bà ngày xưa gọi thế nào thì mình gọi theo mà thôi.
Múc cá ra đĩa, rắc lên một ít hành lá xắt nhỏ là có ngay món cá hố ma kho thơm mời gọi. Ảnh: N.V.Học
Cá hố ma có hình dáng như cá hố thường nhưng rất nhiều xương. Có thể nói cả thân hình của nó toàn là xương với xương, vì thế đây còn gọi là cá của người lớn, trẻ con thì không dám đụng đến. Ấy vậy mà với cách chế biến đơn giản, ngư dân có thể xem đây là món ngon thuộc hàng “độc” không phải lúc nào cũng có. Chỉ cần chặt thân cá theo bề ngang khoảng 10 cm, ngâm sơ qua nước lạnh, vớt ra để ráo, phi hành dầu nóng lên cho vào cùng với thơm xắt lát, gia vị (bột ngọt, nước mắm, tiêu, ớt đỏ nguyên trái) và đậy kín nồi, để lửa liu riu khoảng 15 phút, mở vung ra, mùi thơm lan tỏa quyện khắp gian bếp. Múc cá ra đĩa, rắc lên một ít hành lá xắt nhỏ là có ngay món cá hố ma kho thơm mời gọi.
Những chuyến ra khơi, ngoài những loài cá phơi khô đem vào đất liền như cá chìa vôi, cá giỏi, cá chuồn… người đi biển còn lủng lẳng mang về một xâu cá hố ma làm quà cho bạn. Cá hố ma ít có giá trị kinh tế, nhưng lại là món quen thuộc mà ngư dân quê tôi thường dự trữ trong nhà để vui vẻ cùng bạn bè, sau những ngày lênh đênh sóng nước.
Theo Nguyễn Văn Học (ihay)
Cá hố ma
Chỉ cần nghe qua cái tên gọi thôi, chắc hẳn không ít người đã cảm thấy... ghê, chứ nói chi đến việc thưởng thức. Tuy nhiên, đối với dân chài thích lai rai cho ấm bụng, đó lại là món rất ngon khi mỗi chiều về, ngoài kia lấp lánh những ánh nắng cuối ngày in hình trên mặt biển xanh lơ.
Người dân miền biển thường lý giải tên gọi của một vài loại cá theo cảm quan về hình dáng và màu sắc, chẳng hạn như cá chìa vôi có cái miệng dài như cái chìa vôi ăn trầu, cá bã trầu có màu sắc hồng hồng của bã trầu mà các bà các mẹ hay dùng, cá rựa có hình cái rựa đốn củi... Còn tại sao gọi là cá hố ma thì ngay những bậc trưởng thượng trong nghề đi biển cũng không biết. Họ bảo ông bà ngày xưa gọi thế nào thì mình gọi theo mà thôi.
Cá hố ma có hình dáng như cá hố thường nhưng rất nhiều xương. Có thể nói cả thân hình của nó toàn là xương với xương, vì thế đây còn gọi là cá của người lớn, trẻ con thì không dám đụng đến. Ấy vậy mà với cách chế biến đơn giản, ngư dân có thể xem đây là món ngon thuộc hàng "độc" không phải lúc nào cũng có. Chỉ cần chặt thân cá theo bề ngang khoảng 10 cm, ngâm sơ qua nước lạnh, vớt ra để ráo, phi hành dầu nóng lên cho vào cùng với thơm xắt lát, gia vị (bột ngọt, nước mắm, tiêu, ớt đỏ nguyên trái) và đậy kín nồi, để lửa liu riu khoảng 15 phút, mở vung ra, mùi thơm lan tỏa quyện khắp gian bếp. Múc cá ra đĩa, rắc lên một ít hành lá xắt nhỏ là có ngay món cá hố ma kho thơm mời gọi.
Những chuyến ra khơi, ngoài những loài cá phơi khô đem vào đất liền như cá chìa vôi, cá giỏi, cá chuồn... người đi biển còn lủng lẳng mang về một xâu cá hố ma làm quà cho bạn. Cá hố ma ít có giá trị kinh tế, nhưng lại là món quen thuộc mà ngư dân quê tôi thường dự trữ trong nhà để vui vẻ cùng bạn bè, sau những ngày lênh đênh sóng nước.
Theo người lao động
Mắm thính Những loại cá được đánh bắt từ khơi xa như cá thu, cá giỏi, cá nhám..., hay những loại cá đánh bắt gần bờ như cá de, cá nục, cá cơm... đều có thể dùng làm thính. Nguyên liệu chủ lực làm mắm thính là hạt bắp luộc chín, phơi thật khô, xay nhỏ và muối sống. Chỉ vậy thôi, qua bàn tay...