Cả đời mẹ chỉ sống với những ước mơ cho gia đình
Ngắm nhìn mái tóc mẹ giờ đã pha sương, đôi bàn tay da đã nhăn nheo, lốm đốm những chấm đồi mồi, lòng tôi cứ dấy lên một cảm xúc mênh mang. Cả đời mẹ chỉ biết sống với những ước mơ cho gia đình.
***
Ngày còn nhỏ, bên mẹ, tôi thường nghĩ đến những đòi hỏi của mình, những mong ước xa xôi, có khi là viễn vông. Lớn lên, nghĩ về mẹ, tôi mới thấy cả đời mẹ cũng là sự nối dài của những mong mỏi, ước mơ. Và càng nghĩ về những mong mỏi, ước mơ ấy, tôi lại càng thấy yêu thương, kính trọng mẹ vô cùng.
Mẹ là con gái út của ông bà. Sinh ra trong những năm kháng chiến ác liệt nhưng mẹ cũng có một thời được cắp sách đến trường. Mẹ thuộc nhiều thành ngữ, ca dao. Mẹ biết nhiều về văn học cách mạng. Ước mơ thời xuân trẻ của mẹ là trở thành một cô giáo. Nhưng rồi ước mơ ấy mẹ đành gác lại trong ngậm ngùi giữa thời buổi còn thiếu cái ăn cái mặc. Học hết lớp 10, mẹ phải ở nhà phụ giúp ông bà. Khi ông bà già yếu, mẹ cũng theo ông bà đến ở với gia đình các bác.
Ngày về ở chung một nhà với bố, mẹ chẳng có gì ngoài mấy bộ quần áo cũ. Bố là con trai duy nhất của bà cả đã mất khi bố còn nhỏ. Bố mẹ phải ở chung với ông bà và các cô chú trong căn nhà tranh vách đất chật chội, cũ nát. Thương bố, mẹ chấp nhận tất cả những vất vả, thiệt thòi của cảnh gia đình đông con, cảnh dì ghẻ con chồng. Ước mơ của mẹ khi ấy là mong sao có được một mảnh đất để ra ở riêng, để không còn phải chịu cảnh sống tù túng, chung đụng.
Ngày có được anh trai đầu cũng là ngày bố mẹ được xã cấp cho một mảnh đất giáp cánh đồng. Thế rồi, bố mẹ tự đào đất nung gạch. Bằng sự giúp đỡ của anh em, xóm giềng, cuối cùng bố mẹ cũng có được căn nhà nho nhỏ để che mưa che nắng. Nhưng rồi trong căn nhà nhỏ ấy, các con lại lần lượt ra đời, gánh nặng cơm áo chưa bao giờ đè nặng lên vai bố mẹ nhiều đến thế. Mẹ bảo, khi ấy, ngày nào bước chân ra khỏi ngõ đi làm là chỉ mong hôm đó kiếm được ít đồng đong gạo về nấu cho các con ăn. Có những ngày mưa gió không kiếm được tiền, bố mẹ còn phải ăn ngọn khoai lang, khoai tây luộc cho qua bữa. Trong trí nhớ non nớt của tôi đến bây giờ vẫn còn đó vẹn nguyên hình ảnh những bữa cơm năm nào, mẹ cứ ngồi đó nhẩn nha từng miếng khoai miếng sắn để dành phần cơm cho bốn anh em tôi.
Hai anh trai tôi nghỉ học sớm, đi làm phụ giúp bố mẹ để tôi và cô em gái út được tiếp tục đến trường. Trong khung cảnh làng quê yên bình, anh em tôi, ai cũng có được một ngăn kí ức chứa đầy ăm ắp những kỉ niệm tuổi thơ. Qua bàn tay tảo tần và trái tim ấm nồng tình yêu thương của mẹ, chúng tôi cứ thế lớn khôn. Những khi ngồi bên bếp lửa bập bùng, xoa đầu tôi mẹ lại bảo: Nhà giờ chỉ còn mình con và em được ăn học, mẹ chỉ mong con cố gắng học cho tốt như là cách để học bù phần của hai anh. Và khi hai anh đã trưởng thành, bên cạnh niềm mong mỏi tôi và cô em gái út được học hành đến nơi đến chốn, mẹ còn mong hai anh trai tôi sớm được yên bề gia thất.
Video đang HOT
Tôi đi học đại học rồi ở lại miền Nam lập nghiệp, chẳng mấy khi được về ở bên mẹ, lòng lúc nào cũng ngùi ngùi một nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, xứ sở. Mỗi dịp hè hay lễ tết được nghỉ dài dài, tôi lại cố gắng sắp xếp để cả nhà được về quê chơi. Trong những bữa cơm đoàn viên hay lúc vui vầy chuyện trò cùng con cháu, mẹ vẫn điềm nhiên nói về ước mơ của mình, rằng: Chỉ mong các con các cháu được khỏe mạnh, bình yên, thế là mẹ mừng rồi!
Ngắm nhìn mái tóc mẹ giờ đã pha sương, đôi bàn tay da đã nhăn nheo, lốm đốm những chấm đồi mồi, lòng tôi cứ dấy lên một cảm xúc mênh mang. Cả đời mẹ chỉ biết sống với những ước mơ cho gia đình. Trong hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là ngọn lửa thắp lên tình cảm ấm nồng; thắp lên niềm tin tưởng, lạc quan để anh em tôi khôn lớn, nên người.
An Viên
Theo blogradio.vn
Sao thế kỷ 21 rồi mà có người lấy vợ đơn giản thế?
Cháu không biết tình yêu là như thế nào nữa. Mẹ cháu bắt đầu hối hận đã đẩy hai đứa vào nhau, để bù đắp cho con trai cả, bà ôm cháu nội về nhà chăm luôn. Vợ cháu không phản ứng gì, còn lấy làm sung sướng...
Kính cô Dạ Hương!
Cháu và cô ấy đến với nhau có sự thu xếp của hai bên hai bà mẹ. Khi ấy cháu làm ở một cơ quan sự nghiệp nhưng hái ra tiền. Còn cô mới vừa xong trung cấp kế toán, có công việc ở một công ty nhỏ. Cháu hơn vợ 10 tuổi. Hai bà mẹ cùng hệ quốc doanh bao cấp, thế hệ chỉ mơ gạo không mốc và thịt nhiều mỡ để ăn.
Chuyện của ba mươi mấy năm trước mà nghe như hoang đường cô nhỉ. Cháu cũng vì sinh kế gia đình bố mẹ mà muộn vợ, cứ lo làm và tích cóp để bố mẹ có nhà đẹp, các em có bằng cấp du học.
Cháu 35 tuổi và vợ 25, đám cưới năm 2014. Chúng cháu có con ngay, con trai, và cô ấy tuyên bố không sinh nữa. Cháu đã chuẩn bị đầy đủ, nhà cao cửa rộng, người ở, vợ không phải làm gì, muốn đi làm hay muốn ở nhà ôm con, càng tốt.
Kỳ lạ cho một phụ nữ không có phẩm chất bao la mẫu tử cô ạ. Không vào bếp. Có lẽ mẹ cô ấy và hai chị bao biện hết, cô ấy là gái út. Về nhà cháu, có người giúp việc hầu, sự nghiệp của cô ấy là làm đẹp, tóc da, những buổi tập, ăn gì để cho đẹp da đẹp vóc, uống gì, gội gì...
Chồng ăn sao, gu sao, hay không ăn gì, người ở đã thuộc làu, cô ấy không cần quan tâm. Cháu thắc mắc, vợ bảo, anh không đại gia nhưng cuộc sống đại gia, vợ anh phải đẹp và được thụ hưởng chứ.
Sai lầm của cháu nếu có là nghĩ đơn giản, chồng lo sẵn hết, vợ chỉ giữ ngọn lửa bếp nữa là đủ. Mà chọn đã có mẹ cháu chọn, mẹ cháu và mẹ cô ấy rất giống nhau ở nếp chăm sóc gia đình cô ạ.
Cháu không biết tình yêu là như thế nào nữa. Mẹ cháu bắt đầu hối hận đã đẩy hai đứa vào nhau, để bù đắp cho con trai cả, bà ôm cháu nội về nhà chăm luôn. Vợ cháu không phản ứng gì, còn lấy làm sung sướng, khỏi cực, cháu của bà sẽ là của bà, lá và cội.
Sao có người vô tâm và khoái cảm hưởng thụ thế không biết.
Cháu thân mến!
Sao thế kỷ 21 rồi mà có người lấy vợ đơn giản thế. Vợ trẻ hơn 10 tuổi, quá OK, lý tưởng. Nhưng cháu đã sai lầm chứ không phải người lớn sai lầm. Ở chỗ như cháu nói, nhà cao và cửa rộng, người làm và vú nuôi, vợ sẽ làm gì trong căn giá quá đầy đủ đó?
Chỉ có việc đẻ con, mà đã đẻ là mang bầu xấu người, đẻ đau, cho con bú (bú mẹ hay bú bình gì) cũng phải thức đêm, con đau con bệnh, cực quá sức, vậy nên tuyên bố đẻ một đứa cũng không, vì vậy mà chồng ghét chồng chán.
Vấn đề là người con gái út này không biết nấu nướng. Mẹ và chị bao hết. Và có lẽ cô ấy đẹp nữa nên muốn mình là hoa khôi của cả nhà. Và đẹp nên chồng già, chồng giàu, chồng cung phụng.
Không cô gái nào dại mà sống như vậy lại ôm bếp cho cực thân và xấu người. Ngay từ đầu sao cháu không để vợ đi chợ, chỉ huy ô-sin làm món này món kia. Nhưng nói đi phải nói lại, cô út ấy ăn không ngồi rồi quen thân, hai bà mẹ đẩy các cháu vào nhau để cô ấy được sướng và chỉ đẻ con nối dõi thôi.
Cháu không đại gia nhưng cũng không nghèo. Giàu và vợ trẻ đẹp, vậy thì chỉ nên biết mình cưới người đẹp mà không có chân dài (hay cô ấy cũng chân dài?). Một bình hoa to bự di động trong nhà, âu là, cũng làm sang cho cuộc đời của cháu đấy chứ.
Nếu cháu muốn đích thân vợ nấu những món cháu thích cháu phải nói, phải yêu cầu, phải ra lệnh và tạo điều kiện. Cả hai vợ chồng đi chợ mua sắm, về cùng làm, cháu là người bày vẽ, ăn và khen và sung sướng để vợ thấy mình giá trị và tiến bộ, mình khiến chồng hạnh phúc.
Cứ thế, mỗi tháng một món thôi, vợ sẽ thuần thục năm ba món và cứ sướng ra mặt cho vợ vui, sẽ cải thiện không khí gia đình. Chuyện đẻ nữa hay không tính sau, khi vợ chồng đã thắm thiết mà một đứa con là văn minh chứ cháu.
Thế nhé, sắc đẹp là trời cho, vợ biết mình đẹp và luôn giữ gìn cái đó cho chồng, cũng quý chứ. Nhưng hãy nói, cái nết đánh chết cái đẹp, anh cần em thêm nết nhưng anh sẽ dìu em như nữ công nam dìu người nữ vào những điệu nhảy khi lãng mạn khi quyến rũ, rồi em sẽ nghiện anh chứ không nghiện spa hay gym hay shopping đâu, em nhỏ ạ.
Theo suckhoe24h.vn
Ký ức nước thở và mùi thơm quần áo mới Gần Tết. Ba An Hưng sắp xếp một ngày nghỉ để đưa hai bé đi mua quần áo mới. An Hưng bé bỏng mừng rơn, chạy khắp nhà lấy giầy, tất, quần áo chuẩn bị đi siêu thị. An Phúc cất tiếng hỏi: "Tết là gì hả mẹ? Tết có thơm như em Cún Xanh không mẹ?" Cún Xanh là con chó bông...