Cá độ bóng đá, phó giám đốc “nuốt” 4.000 máy tính
Chuẩn bị được bổ nhiệm làm giám đốc, nhưng Phạm Văn Hoàng (SN 1979, trú ở số 64 Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) vẫn không dứt được trò “đỏ đen”. Thua độ bóng đá triền miên, đối tượng liền “ rút ruột” hàng hóa của công ty bán lấy tiền trả cho nhà cái.
Phạm Văn Hoàng ( trái) cùng “trợ thủ” tại tòa
Sáng qua (20-6), TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án tham ô tài sản ra xét xử đối với Phạm Văn Hoàng cùng đồng phạm là Nguyễn Tuấn Linh (SN 1959), trú ở phường Ngọc Thụy, Long Biên. Trước khi phạm tội, Hoàng là Phó Giám đốc, còn Linh là thủ kho chi nhánh tại Hà Nội của Công ty CP TIE (Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn).
Video đang HOT
Tài liệu truy tố thể hiện, năm 2009, Công ty TIE ký hợp đồng nguyên tắc bán màn hình máy tính thường xuyên cho Công ty TNHH Tin học điện tử Thuận An ở Nam Định (gọi tắt là Công ty Thuận An). Mặc dù là hợp đồng nguyên tắc, song hai bên đã thống nhất cụ thể phương thức mua bán, giao nhận hàng và thanh toán. Hồ sơ giao nhận hàng phải có cả biên bản giao nhận và hóa đơn tài chính hợp lệ kèm theo. Thực hiện hợp đồng, Công ty Thuận An đã liên tục đặt mua màn hình máy tính của Công ty TIE và giao dịch bắt buộc phải thông qua chi nhánh Hà Nội.
Cuối tháng 9-2010, lợi dụng chức vụ phó giám đốc chi nhánh, Hoàng đã gọi điện cho Giám đốc Công ty Thuận An đặt vấn đề bán màn hình máy tính chính hãng Samsung cho doanh nghiệp này, nhưng không có hóa đơn và “giao kèo” với đối tác rằng nếu muốn lấy hàng “xịn”, giá rẻ thì chuyển tiền trước vào tài khoản cá nhân của đối tượng… Ngay lần đầu “bắt tay” làm ăn, Công ty Thuận An đã đặt mua của Hoàng 350 màn hình máy tính với tổng giá trị hơn 787 triệu đồng. Sau khi kiểm tra tài khoản thấy tiền đã “nằm ổ”, Hoàng liền thông báo cho đối tác lên kho của Công ty TIE tại Hoàng Mai nhận hàng. Để việc “chôm” tài sản của công ty diễn ra suôn sẻ, Hoàng liền “ngon ngọt” với thủ kho. Mọi việc sau đó diễn ra đúng như ý đồ của Hoàng. Không cần biên bản và hóa đơn tài chính, Công ty Thuận An vẫn ung dung chở hàng của Công ty TIE về bán. Sau vụ “rút ruột” này, Linh nhận được 10 triệu đồng bồi dưỡng từ “sếp” phó.
Cáo trạng truy tố tại tòa quy kết, từ tháng 10-2010 đến tháng 1-2011, nguyên Phó Giám đốc chi nhánh Công ty TIE tại Hà Nội đã “rút ruột” 4.050 màn hình máy tính để bán cho Công ty Thuận An, đồng thời nhận của đối tác hơn 9,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm kê hàng hóa và bị thủ kho thúc giục trả hóa đơn, Hoàng đã bảo Công ty Thuận An chuyển trả hơn 2 tỷ đồng vào tài khoản Công ty TIE. Tính đến thời điểm hành vi tham ô của nguyên Phó Giám đốc chi nhánh Công ty TIE tại Hà Nội bị bại lộ, Hoàng còn chiếm đoạt hơn 6,2 tỷ đồng. Linh cũng trục lợi 30 triệu đồng thông qua thủ đoạn lợi dụng chức vụ của “sếp”. Từ nội dung vụ án như vậy, Phạm Văn Hoàng và Nguyễn Tuấn Linh bị VKSND Hà Nội cáo buộc đã phạm vào tội “Tham ô tài sản”, theo điểm a, khoản 4, Điều 278-BLHS, khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Tại phiên tòa sơ thẩm hôm qua (20-6), nguyên Phó Giám đốc chi nhánh Công ty TIE tại Hà Nội bất ngờ thay đổi lời khai khi cho rằng không phạm tội như VKS truy tố. Anh ta trình bày, việc mua bán hàng hóa với Công ty Thuận An là ngay thẳng, nhưng có thiếu sót. Hoàng khai sở dĩ anh ta bảo thủ kho xuất hàng khi chưa có hóa đơn, chứng từ đơn thuần chỉ vì thành tích. Bởi thời điểm ấy, anh ta chuẩn bị được đề bạt làm giám đốc chi nhánh nên muốn bán được thật nhiều hàng cho công ty. Vậy nhưng trong quá trình điều tra lời khai của bị cáo cùng những người liên quan đều thể hiện động cơ, mục đích phạm tội là rất rõ ràng. Nguyên Phó Giám đốc chi nhánh Công ty TIE “rút ruột” màn hình máy tính bán cho đối tác để có tiền “đậy” vào các khoản nợ thua cá độ bóng đá. Đối với Nguyễn Tuấn Linh, mặc dù cơ quan tiến hành tố tụng xác định cựu thủ kho này phạm tội có phần nể nang vì biết “sếp” chuẩn bị được bổ nhiệm chức vụ cao hơn, song cũng được hưởng lợi và đã giúp sức rất tích cực cho hành vi phạm tội của Hoàng.
Sau một ngày xét xử và xét thấy, trong số hơn 4.000 màn hình máy tính nêu trên còn có một số “gói hàng” chưa được làm rõ cũng như định giá chính xác giá trị tài sản nên TAND TP Hà Nội quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Trước đó, các luật sư bào chữa cho hai bị cáo cũng đã đề nghị hoãn phiên tòa vì đại diện Công ty Thuận An không tham gia phiên xét xử, do vậy khó có thể làm sáng tỏ mọi tình tiết liên quan.
Theo ANTD
Xử lý một thủ kho trộm cắp tài sản
Ngày 6/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối tượng Phạm Duy Sử (SN1992) trú tại xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá về hành vi trộm cắp tài sản.
Trong quá trình làm công nhân của Công ty Luyện Kẽm 10 (Trung Quốc) đang có dự án tham gia thi công xây dựng Nhà máy AluminA Nhân Cơ, huyện Đăk R'lấp, Phạm Duy Sử phát hiện trong kho chứa hàng của Công ty có một máy trắc địa hiệu FOĐH, trị giá khoảng 82 triệu đồng.
Đối tượng Phạm Duy Sử
Vì muốn có tiền tiêu xài, ngày 22/5, lợi dụng lúc anh Dương Mẫn (SN1986) quốc tịch Trung Quốc - là người quản lý hành chính của Công ty đi vắng, Sử đã cạy cửa kho đột nhập lấy máy trắc địa trên rồi bỏ trốn về thành phố bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ngay ngày hôm sau, Sử đã bị Công an huyện Đắk R'lấp và Công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ trước khi đối tượng mang máy trắc địa đi tiêu thụ.
Theo ANTD
Bắt thủ kho tham ô hơn 300 triệu đồng Chiều 29.5, Công an H.Quảng Ninh (Quảng Bình) khám xét chỗ ở trọ tại tiểu khu 5, P.Đồng Phú, TP.Đồng Hới và bắt tạm giam Nguyễn Đại Tuyên (SN 1972, quê ở xã Tân Ninh, H.Quảng Ninh). Công an đọc lệnh khám xét nơi ở của Tuyên - Ảnh: T.Q.N Tuyên nguyên là quầy trưởng, thủ kho quầy xăng dầu Văn La (đóng...