‘Cà dầm tương- Đậm đà hương vị quê nhà’
Món cà dầm tương là một món ăn dân giã, truyền thống gắn bó quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam.
Để lưu giữ hương vị đậm đà bản sắc ấy, thời gian qua huyện Phúc Thọ đã xây dựng thương hiệu cà dầm tương để giới thiệu, quảng bá đến du khách mọi miền. Đồng thời tạo điều kiện cho nghề làm cà dầm tương của xã Tam Hiệp phát triển.
Cà dầm tương xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ được làm theo phương thức truyền thống, mang hương vị và đặc trưng riêng biệt. Ảnh: Thiện Tâm.
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương…”
Câu ca xưa mộc mạc mà thấm đẫm nghĩa tình. Trải qua bao tháng năm, món ăn ấy vẫn trường tồn và không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mọi gia đình. Xưa, món cà dầm tương chỉ là một thức ăn kèm giản dị, lưu giữ trong dân gian, không phải món cao lương mỹ vị trong cung vua phủ chúa… Nhưng đến nay, cùng với sự phát triển của thời đại, xã hội có nhiều thay đổi, món cà giản dị đã được xây dựng thương hiệu, trở thành đặc sản vùng miền với hương vị riêng biệt, đặc trưng của xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ.
Vốn có truyền thống phát triển nghề làm cà dầm tương, ông Nguyễn Tiến Tiệp – Cụm 6, xã Tam Hiệp vẫn đang lưu giữ phương pháp làm món cà dầm tương từ thời các cụ để lại. Món cà dầm tương này đã có từ xa xưa và chủ yếu là các hộ gia đình giàu có trong làng mới làm. Bởi lẽ, để làm ra một quả cà dầm tương ngon không chỉ cần kinh nghiệm, sự chăm chút, tỉ mỉ, mà cần phải có điều kiện kinh tế. Không phải là vì loại cà làm có giá cao hay phải sử dụng nguyên liệu đắt tiền, mà là để có được mẻ cà đạt đúng theo tiêu chuẩn cần sử dụng rất nhiều tương cho quá trình nén.
Theo đó, loại cà được chọn để làm cà dầm tương phải là cà bánh tẻ, không bị sâu, được chọn vào thời điểm tháng 2 khi đang rộ mùa. Sau khi tách núm, cà được rửa sạch, để ráo và đưa vào bước muối dưa. Ban đầu, người làm cà sẽ đặt một vốc to muối trắng lên trên núm mỗi quả cà đến khi muối tan hoàn toàn thì nén lần 1. Thời gian nén muối là 25 ngày. Sau thời gian nén với muối, cà được vớt ra rửa sạch và lấy kim châm kín xung quanh để cho lượng muối ngấm trong cà sẽ tiết ra hết ở công đoạn nén lần 2. Lần này, cà được đè nén với trọng lượng nặng để ép hết nước trong quả cà. Đến khi quả đã nén kiệt nước sẽ được lau sạch và thả chìm trong vại tương. Tương làm cà cũng phải là tương ngon, có màu vàng, vị đậm ngọt và thơm. Thông thường, cà dầm trong tương sau 4 – 5 tháng là có thể sử dụng được. Thời gian cà dầm tương càng lâu thì càng đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cho sản phẩm.
Món cà dầm tương tuy giản dị nhưng đã làm nên nét đặc sắc ẩm thực của huyện Phúc Thọ. Ảnh: Thiện Tâm.
Video đang HOT
Ông Trần Huy Huấn, Bí thư Đảng ủy xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ cho biết, vốn là món ăn dân dã thấm đượm bản sắc quê hương. Ngày nay đời sống kinh tế của nhân dân đã khá giả, nhu cầu thưởng thức món ăn lạ, hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh của người dân ngày càng cao hơn. Nhất là món ăn truyền thống từ xa xưa đã được yêu thích, nhiều hộ dân trong xã cũng đã mở rộng phát triển sản phẩm Cà dầm tương Tam Hiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Hiện nay, món cà dầm tương Tam Hiệp đã được chọn phục vụ cho nhiều hội nghị, liên hoan và được nhiều người mua làm quà biếu trong nước và người thân ở nước ngoài. Trong năm 2020, cùng với sản phẩm Cà dầm tương Tam Hiệp, xã Tam Hiệp cũng sẽ đánh giá, lựa chọn các sản phẩm làng nghề tiêu biểu của xã để tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, thúc đẩy quảng bá sản phẩm, thương hiệu làng nghề của địa phương.
Việc xây dựng các sản phẩm chủ lực của mỗi địa phương để từ đó hỗ trợ quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu sẽ giúp cho các địa phương mở rộng thị trường, phát triển bền vững các sản phẩm. Riêng với xã Tam Hiệp, những tình cảm, sự quan tâm và yêu thích của người dân cũng như du khách thập phương chính là động lực để những người dân làm cà dầm tương xã Tam Hiệp gắn bó, xây dựng thương hiệu cà truyền thống.
Món ăn mặn chát bỗng thành đặc sản, được 'vạn người mê'
Cà dầm tương - món ăn dân dã tưởng như thất truyền ở H.Phúc Thọ (Hà Nội) đang trở thành đặc sản "vạn người mê" khi người dân khắp các tỉnh, thành tìm mua với giá "chát" là 50.000 đồng/quả.
Cà dầm tương có giá 50.000 đồng/quả ẢNH NGUYỄN THƯƠNG
Mặn chát nhưng vẫn "cháy hàng"
Đến làng Hòa Thôn (xã Tam Hiệp, H.Phúc Thọ, Hà Nội) hỏi về món cà dầm tương, không ai là không biết gia đình ông Nguyễn Tiến Tiệp (73 tuổi). Gia đình ông Tiệp là một trong số ít những hộ dân còn giữ nghề và sản xuất cà dầm tương theo phương thức truyền thống.
Nhờ sự phát triển của mạng xã hội mà món ăn dân dã tương tưởng như đã thất truyền gần đây được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, món cà dầm tương này rất kén người ăn bởi mùi hương của cà lên men rất đặc trưng, nếu không hợp khẩu vị sẽ thấy cà mặn và khó ăn.
Ngược lại, nếu bỏ qua được hương vị đặc biệt của cà dầm, đây có thể trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Khi ăn sẽ không thấy gắt mà có vị ngọt. Thông thường, khi ăn cà sẽ được thái mỏng vừa miệng, trộn cùng dấm, đường, ớt, tỏi.
Ông Nguyễn Tiến Tiệp, người duy trì truyền thống làm cà dầm tương tại xã Tam Hiệp
Cà ủ trong tương 1 năm, giá trung bình khoảng 25.000 - 30.000 đồng/quả. Đặc biệt, đối với loại cà trọng lượng từ 0,5 - 1 kg, ngâm lâu trong tương giá lên tới 50.000 đồng/quả. Càng ngâm lâu cà càng ngon, giá thành càng cao.
Các cơ sở sản xuất cà dầm tương ở xã Tam Hiệp như gia đình ông Tiệp luôn nhận được rất nhiều đơn hàng, nhiều khi còn không có hàng để bán. Khách hàng khắp trong Nam ngoài Bắc tìm đến Tam Hiệp để mua cà.
Ông Tiệp chia sẻ: "Vài tháng qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chúng tôi không thể mang cà dầm tương đến các hội chợ được, lượng cà bán ra cũng giảm đi nhiều. Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh của gia đình tôi chưa bao giờ vắng khách đến mua".
Món ăn độc đáo từ nguyên liệu quen thuộc
Món ăn nghe tên có phần dân dã nhưng ít ai biết để cho ra món cà dầm tương Hòa Thôn, người làm phải trải qua những công đoạn cầu kỳ và mất thời gian ít nhất 7 tháng.
Cà được đem ngâm tương không phải cà thông thường mà là cà bát trắng. Cà được chọn nặng 3 - 6 lạng mỗi quả, nhiều quả lên đến 1 kg. Sau khi ướp 20 ngày với muối, cà được ép hết nước rồi thả nguyên quả vào chum tương.
Cà sẽ được ép kiệt nước bằng máy trong thời gian 1 ngày 1 đêm ẢNH NGUYỄN THƯƠNG
Lựa chum ngâm tương cũng công phu, cầu kỳ. Ông Tiệp cho biết: "Tương ngâm trong chum được sản xuất công nghiệp dễ bị lên men, sủi bọt do lớp men tráng mỏng. Vì vậy, để làm được tương ngon, chum ngâm tương phải được đặt sản xuất bằng tay, tráng men thủ công".
Chum ngâm tương phải được làm từ đất nung và tráng men thủ công ẢNH NGUYỄN THƯƠNG
Để làm nên món cà ngon một phần do chất lượng tương ủ. Tương được ủ từ gạo nếp và bột ngô theo cách gia truyền, có mùi hương đặc trưng. Nhờ công thức đặc biệt này mà món cà dầm tương của gia đình ông Tiệp thu hút nhiều thực khách tìm mua hơn so với các hộ kinh doanh khác.
Theo ông Tiệp, gạo được ngâm trong nước 7 tiếng, sau đó trộn với bột ngô và đem lên đồ khoảng hơn 1 tiếng. Hỗn hợp này được ủ mốc khoảng 6 ngày. Cuối cùng trộn mốc với muối và đỗ, ủ trong vài ngày. Khi tương ngấu, cà được cho vào dầm trong thời gian từ 5 - 7 tháng.
Cà dầm càng lâu vị càng đậm đà, càng ngon ẢNH NGUYỄN THƯƠNG
Các bậc cao niên trong làng kể lại, cà dầm tương là sản phẩm truyền thống của làng Hòa Thôn vốn chỉ để tiến vua.
Ngày nay, món cà dầm tương được nhiều người biết đến, trở thành món ăn bình dân thu hút nhiều thực khách.
Cá tào lao nướng, không sướng mới lạ "Hương bay lên tận thiên tào/Ngọc hoàng hỏi cá tào lao chứ gì". Người nào viết ra câu thơ này hẳn đã ăn món cá tào lao nướng rồi! Cá tào lao nướng ẢNH: TRẦN CAO DUYÊN Cá tào lao mình thon, dài... miên man nên cái nóng cũng uốn lượn, cái nồng nàn cũng vòng vèo. Thật khó mà cưỡng nổi mùi...