Cà cuống, nhớ chút hương xưa…
Mẹ tôi thường dạy, hễ đã cho cà cuống thì chớ dùng hạt tiêu, hoặc gừng, tỏi bởi như thế là ăn hổ lốn, không phải cách ăn của người Hà Nội.
Tôi còn nhớ, mẹ tôi thuở sinh thời, cứ vào cữ tháng Bảy mùa thu trở ra đến tháng Mười chớm đông, lúc Người đi chợ Hàng Bè, thi thoảng lại được mấy bà hàng tôm cá quen gọi vào, thầm thì dúi riêng cho mấy con cà cuống mà các bà thường chỉ để dành cho khách ruột sành ăn.
Ngày ấy chưa có tủ lạnh, nên mẹ tôi đem cà cuống về là cho vào nồi cơm hấp chín. Sau đó, bà sai chị Trưởng tôi băm nhỏ, dặn thêm là nhớ băm nhẹ tay kẻo bắn ra thì phí lắm. Chỉ cà cuống đực có bọng tinh dầu thơm, mới băm ra như vậy, còn cà cuống cái thì để ăn trứng. Rồi bà chọn một chai nước mắm thực ngon, cho cà cuống băm vào ngâm.
Thời bao cấp gọi là “nước mắm gái đẻ”, vì chỉ có phụ nữ khi sinh nở mới được cấp cho một phiếu mua hàng có ô nước mắm loại A. Mỗi lần nhà ăn bún chả hay bún nem, bà cẩn thận mở nút chai nước mắm cà cuống giấu kỹ góc chạn gỗ, dốc ra một chút, pha lẫn vào bát nước chấm cho dậy mùi thơm.
Hay là cũng có khi, gặp mớ rau muống đầu mùa non mướt, bà cũng rộng lòng mở nút chai, chấm vào bát nước mắm chanh ớt một đầu đũa nhỏ. Thế mà thơm lừng khắp mâm cơm. Lúc nhà có cỗ bàn hoặc tết nhất, bà hay để ý xem chai nước mắm cà cuống đầy vơi đến đâu để còn liệu. Nhỡ mà quá tay thì đến lúc không có gì mà đãi khách.
Đặc biệt là ba món: Bún thang, bánh cuốn, chả cá, mà thiếu một chút hương cà cuống thì thà đừng đụng đũa cho xong. Nhưng mà mẹ tôi thường dạy, hễ đã cho cà cuống thì chớ dùng hạt tiêu, hoặc là gừng, tỏi. Bởi ăn như thế thì thành ra ăn hổ lốn, không phải là cách ăn của người Hà Nội.
Bao năm nay, từ ngày đi lấy chồng, tôi cũng đã nhiều lần đặt bánh chưng ở các cửa hàng nổi tiếng trong thành phố, hay là tự gói lấy bằng các thứ gạo đỗ, thịt thà thơm ngon nhất, mà sao ăn cứ không được như hương vị bánh chưng mẹ gói lúc sinh thời.
Thì ra, ngày xưa, mẹ tôi khi ướp nhân bánh trước khi gói, bao giờ cũng nhớ rảy vào một chút tinh dầu cà cuống mà bà để trong một chiếc lọ bé xíu, gọi là lọ penexilin nút cao su, quấn mấy lần nilon như một thứ đồ gia bảo, cất trong ngăn trên của chiếc tủ chùa ở gác hai. Nếu không cho vào nhân bánh, thì khi xóc gạo gói bánh, bà cho nhàn nhạt muối đi một chút. Đến lúc bóc bánh ăn, mới chấm thêm chút nước mắm cà cuống, thì cũng hợp giọng khôn tả.
Con cà cuống vốn là một giống côn trùng có cánh, trông hơi giống con ve sầu, song bộ cánh của nó có vẻ mỏng mảnh hơn, màu nâu nhạt. Nghe các cụ gìà truyền lại câu được câu chăng, thì hình như cà cuống vốn sống trong vùng rừng quế ở Thanh Hóa (chắc đó là cách các cụ giải thích về nguồn gốc hương thơm của giống cà cuống).
Video đang HOT
Vào mùa hè nắng nóng, nó bay ra sinh sống ở các vùng đồng ruộng ngập nước. Và tối tối, nó hay tìm những nơi có nhiều luồng sáng tập trung thành vầng lớn để theo ra. Ở Hà Nội, trước đây, các nơi như quảng trường Lăng Bác, hay thành cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cà cuống về dày đặc. Nhưng có lẽ do bà con nông dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, nên cà cuống theo đó mà mất dần.
Bây giờ, nhiều người Hà Nội nghe nói đến cà cuống thì ngớ người chẳng biết là con gì. Chứ thời trước, ở Hà Nội, trong các gia đình, cà cuống được coi như một thứ gia vị không thể thiếu trong các món ăn đặc biệt. Người ta đem con cà cuống về, tách hai bên cánh, khía một đường ở nơi có thể gọi như gáy của con cà cuống, chỉ con đực thôi, rồi rút ra một bọng dầu nhỏ như hạt gạo vàng. Đấy chính là phần tinh tuý nhất trong con cà cuống. Trước đây, nhiều người cứ lầm tưởng là cái bọng dầu ấy nằm dưới bụng con cà cuống, thế là lầm to.
Lâu nay, thị trường online cũng rao bán cà cuống và tinh dầu cà cuống. Nhưng cà cuống thì ít thơm, còn tinh dầu thì rất hắc, chắc là tinh dầu hóa chất chi đó. Buồn.
Bao năm qua, người Mẹ hiền của tôi đã khuất núi. Gia đình bên ngoại thi thoảng cũng làm món bún thang nhân ngày giỗ Bà. Mà lúc có cà cuống, lúc thì không. Anh chị em cũng chả mấy ai hỏi đến nữa. Chan húp vẫn nhiệt tình. Riêng mình tôi hay bâng khuâng ngậm ngùi thương nhớ Mẹ. Bà khi xưa ăn uống món nào phải đủ gia vị, rau thơm của món ăn đó. Không thì chớ hề.
Loạt món làm từ côn trùng nổi tiếng Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam khá đa dạng những món ăn được làm từ côn trùng. Chúng có hương vị đặc biệt nhưng kén người ăn vì bề ngoài kém bắt mắt.
Nhiều loài côn trùng có hình dáng tạo cảm giác ghê rợn như ong, châu chấu, đuông dừa... Tuy nhiên, dưới bàn tay tài tình của các đầu bếp Việt Nam, những con côn trùng này có thể trở thành món ngon khó cưỡng.
Xôi trứng kiến
Loại kiến duy nhất được dùng làm món này là kiến gai đen. Trứng của chúng giàu đạm, có khả năng tăng cường sinh lực và giảm stress. Nhiều người coi trứng kiến gai đen như loại thần dược. Do đó, giá của loại thực phẩm này cũng rất cao, khoảng 700.000-1 triệu đồng/kg.
Xôi trứng kiến giàu chất dinh dưỡng, có giá rất cao.
Nhiều nguồn bán trứng kiến trên mạng nhưng theo giới sành ăn, loại ngon nhất phải nhập từ Bắc Kạn. Khi chế biến, đầu bếp sẽ sử dụng trứng kiến, nấm giã nhỏ, thịt băm, mộc nhĩ, đảo trên chảo dầu. Gia vị được nêm nếm sao cho làm dậy vị béo ngậy của trứng kiến.
Sau đó, hỗn hợp này được đổ lên đĩa xôi nếp và rắc thêm hành phi. Sự kết hợp giữa vị béo của trứng kiến, hương thơm từ xôi, hành tạo nên một món ăn "đỉnh cao". Nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo người bị gout không nên ăn món này vì trứng kiến có hàm lượng đạm cao.
Côn trùng chiên Mộc Châu
Mộc Châu (Sơn La) là điểm du lịch phổ biến với nhiều đặc sản hấp dẫn. Bên cạnh những món thịt trâu, bê... du khách cũng nên thử đặc sản côn trùng chiên. Gọi chung như vậy bởi các hàng quán tại Mộc Châu thường phục vụ đủ món côn trùng, từ châu chấu, bọ xít, ve sầu non...
Dù đa số được chế biến theo kiểu chiên, mỗi loại côn trùng lại có một mùi vị đặc trưng. Các món côn trùng thường được luộc bằng nước măng chua, nước mắm... Sau đó, người địa phương sẽ rắc thêm lá chanh xắt nhỏ lên trên. Riêng bọ xít, đầu bếp phải loại bỏ đuôi để tránh mùi hôi.
Điểm chung của châu chấu, bọ xít hay ve sầu là đều có vỏ ngoài giòn tan sau khi chiên. Tuy nhiên, khi cắn, hương thơm béo ngậy sẽ lan tỏa trong miệng thực khách.
Đuông dừa ngâm nước mắm
Đuông dừa là ấu trùng sâu của bọ kiến dương. Chúng có hại với cây dừa nhưng lại mang vị ngon khó cưỡng. Do đó, loại côn trùng này rất được người miền Tây ưa chuộng.
Khi tham quan đồng bằng sông Cửu Long, du khách sẽ có cơ hội ăn đuông dừa sống ngâm nước mắm. Đúng như tên gọi, với món này, bạn sẽ phải ăn những con đuông dừa còn đang ngọ nguậy trong bát mắm cay. Nhiều người từng ăn miêu tả cảm giác cắn con đuông dừa giống như quả trứng gà đang tan trong miệng.
Đuông dừa ngọ nguậy trong bát nước mắm khiến nhiều người sợ hãi khi ăn. Ảnh: The Food Ranger.
Ngoài ra, du khách cũng có lựa chọn đỡ "kinh dị" hơn là đuông dừa nướng. Ở Bình Định, người dân còn nghĩ ra món đuông dừa chiên hấp dẫn không kém.
Cà cuống
Loại côn trùng này từng là nguyên liệu không thể thiếu trong những bát bánh cuốn Thanh Trì xưa. Tuy nhiên, theo thời gian, cà cuống gần như biến mất. Hiện tại, không còn nhiều hàng bánh cuốn sử dụng cà cuống.
Cà cuống hiếm xuất hiện trong những bát bánh cuốn như thời xưa. Ảnh: Thái Nguyễn.
Nếu muốn thử, bạn có thể ghé thăm hàng bánh cuốn trên phố Tô Hiến Thành, Hà Nội. Mỗi con cà cuống được bán với giá khoảng 60.000 đồng. Điểm đặc biệt nhất của cà cuống là bọng tinh dầu. Hương thơm quyến rũ của tinh dầu cà cuống khiến bát nước chấm bánh cuốn như nâng lên tầng cao mới.
Muối kiến vàng
Loại muối đặc biệt này rất phổ biến ở Phú Yên. Người dân phải vào rừng để tìm những tổ kiến vàng trên cây. Sau đó, họ chặt nhánh cây xuống và nhanh chóng cho vào bao để kiến không thoát ra.
Kiến được rang sạch để loại bỏ tạp chất. Các nguyên liệu như muối, ớt được cho vào giã cùng kiến đã rang để tăng hương vị. Loại muối kiến có thể dùng để chấm với nhiều món, phổ biến nhất là bò một nắng. Ngoài Phú Yên, Gia Lai cũng rất nổi tiếng với loại muối này.
Trưa nay ăn gì: mới lạ với bò tắm mắm tắc Nếu bạn đang tìm kiếm một điều gì đó mới lạ cho thực đơn buổi trưa thì "bò tắm mắm tắc" là sự lựa chọn khá thú vị. Thịt bò dai mềm, mọng nước và cà pháo giòn giòn, khi rưới mắm tắc lên sẽ cảm nhận đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Bò tắm mắm tắc hay gỏi bò cà pháo là...