Ca Covid-19 nặng ở Hải Dương diễn biến tốt, đang tập cai thở máy
Sau thời gian điều trị và thở máy xâm nhập, đến nay, tình trạng phổi của bệnh nhân 1045 đã được cải thiện rõ rệt, chỉ cần hỗ trợ thở máy ở mức thấp.
Chiều 8/9, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân 1045, ca Covid-19 rất nặng mới ghi nhận tại Hải Dương đang có chuyển biến tích cực.
Người này là nam giới, 72 tuổi, trú tai xa Thống Nhất, huyện Gia Lộc, Hai Duong, chưa rõ nguồn lây nhiễm SARS-CoV-2. Ông được chuyển từ địa phương lên thẳng Khoa Hồi sức tích cực vào ngày 1/9 do tình trạng xấu. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân đã suy hô hấp nặng, phải lập tức đặt ống thở máy. Ngoài ra, bệnh nhân còn bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác ngoài SARS-CoV-2.
Sau 8 ngày điều trị, thở máy xâm nhập, đến nay, tình trạng phổi của bệnh nhân đã được cải thiện rõ rệt. Hiện tại, ông chỉ cần hỗ trợ thở máy ở mức thấp.
“Trong quá trình điều trị, chúng tôi đã thực hiện chụp X-quang phổi cũng như siêu âm phổi ngay tại giường bệnh. Đến nay, tình trạng đông đặc phổi của bệnh nhân thể hiện trên phim chụp và kết quả siêu âm có sự cải thiện rõ ràng so với khi vừa nhập viện”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
Được biết, các bác sĩ đang cho bệnh nhân tập cai thở máy. Tuy nhiên, anh Phúc cũng nhấn mạnh, đây là vấn đề không hề dễ dàng bởi bệnh nhân đã cao tuổi và có nhiều bệnh nền.
Bệnh nhân 1045 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chiều 8/9 – Ảnh: N.Liên
“Các loại ống dùng để can thiệp lên người bệnh nhân rất khó chịu, nên khi ông tỉnh lại sẽ hoảng hốt và có tình trạng mê sảng. Do đó, để phục vụ cho công tác tập cai thở máy cho bệnh nhân, trước hết chúng tôi phải điều trị tình trạng mê sảng”, bác sĩ Phúc phân tích.
Ngoài sử dụng các loại thuốc chống loạn thần, chống sảng, các bác sĩ đang cố gắng động viên, trò chuyện để bệnh nhân hợp tác điều trị. Anh Phúc nhấn mạnh, trong một vài ngày tới, nếu ý thức của bệnh nhân cải thiện hơn, hợp tác tốt hơn thì việc cai máy thở sẽ trở nên rất đơn giản.
Video đang HOT
Về tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân 1045, bác sĩ Phạm Văn Phúc cho hay, người bệnh đang đáp ứng tốt với thuốc kháng virus.
Trước đó, người này được xác định nhiễm trùng bội nhiễm các vi khuẩn khác ngoài SARS-CoV-2, chưa tìm được căn nguyên chính gây nhiễm trùng. Đến nay, dù việc cấy máu tìm căn nguyên chưa cho kết quả, tuy nhiên tình trạng nhiễm trùng cơ bản kiểm soát tốt, các chỉ số về mức bình thường. Tổn thương phổi của bệnh nhân cũng được xác định chủ yếu do Covid-19 gây ra.
Trường hợp nặng còn lại đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực là bệnh nhân 793 (nam, 58 tuổi, ở Bắc Giang). Được biết, hiện bệnh nhân chỉ phải thở oxy kính, có thể sinh hoạt bình thường.
Sự hồi phục của bệnh nhân 793 là niềm vui rất lớn của các y bác sĩ, bởi trước đó, đây ca Covid-19 nặng nhất miền Bắc, từng phải chạy ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo).
“Tình trạng bệnh nhân từng rất nặng, có những lúc chúng tôi phải tối đa tất cả những hỗ trợ về ECMO và thở máy. Rất nhiều thời điểm, các bác sĩ, điều dưỡng đã rất căng thẳng”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
May mắn, sau khi chạy ECMO một vài ngày, bệnh nhân 793 đáp ứng tốt và có thể giảm dần mức hỗ trợ. Bác sĩ Phạm Văn Phúc thông tin thêm, lần xét nghiệm SARS-CoV-2 gần đây nhất của bệnh nhân vào ngày 6/9 vẫn cho kết quả dương tính.
Các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi sát, tới khi bệnh nhân ổn định hơn và cai được thở oxy sẽ chuyển sang khoa Virus-Ký sinh trùng tiếp tục điều trị.
Hải Dương: Bưởi đào Thanh Hồng được mùa, bất chấp "con Covid" gây hại, nông dân vẫn thu hàng chục tỷ
Với tổng diện tích khoảng 130ha, sản lượng bưởi đào tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương năm nay ước đạt hơn 2.000 tấn.
Mỗi sào trồng bưởi đào thu lãi trên dưới 35 triệu đồng. Nông dân xã Thanh Hồng dự kiến sẽ thu về gần 30 tỷ đồng trong vụ bưởi đào năm nay.
Xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương là mảnh đất vốn nổi tiếng với những vườn bưởi đào trĩu cành, mọng múi, có vị ngọt thanh và màu ruột hồng đào bắt mắt.
Trong đó, bưởi đào được trồng nhiều nhất ở thôn Lập Lễ bởi chất đất tại đây tốt hơn những nơi khác và rất hợp với giống bưởi này.
Thương lái vào tận vườn thu mua bười đào Thanh Hồng, Xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Với đặc thù là loài cây ăn quả truyền thống của địa phương, người dân ở Thanh Hồng đã nắm rõ kinh nghiệm chăm sóc giống bưởi này trong suốt một thời gian dài.
Không phụ công người chăm bón, những vườn bưởi ở đây luôn cho trái đều, quả sai, vỏ căng, múi mọng, ruột có màu hồng đào đẹp mắt. Và đặc biệt hơn cả là hương vị ngọt mát khiến ai đã một lần thưởng thức sẽ chỉ muốn được ăn thêm.
Năm nay, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của người dân xã Thanh Hồng. Tuy nhiên, người nông dân lại nhận được niềm vui lớn khi sản lượng bưởi đào Thanh Hồng tăng cao so với những năm trước đó.
Gia đình ông Ngô Bá Miễn ở thôn Lập Lễ, xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) có hơn 1 mẫu trồng bưởi đào. Theo dự kiến, vụ bưởi năm nay ông Miễn sẽ thu hoạch khoảng 7.000 quả, tăng gấp đôi so với năm trước.
Nông dân Thanh Hồng phấn khởi vì năng suất bưởi đào năm nay tăng hơn mọi năm.
"Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật được các cấp Hội nông dân trang bị kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, vụ bưởi năm nay gia đình tôi dự kiến sẽ có một mùa bội trái. Đây là kết quả xứng đáng với bao công sức của gia đình khi quyết tâm áp dụng đúng quy trình VietGAP vào sản xuất", ông Miễn phấn khởi cho biết.
Nhiều năm qua, gia đình ông Trần Văn Dũng ở thôn Lập Lễ, xã Thanh Hồng cũng tập trung đầu tư, chăm sóc gần 100 gốc bưởi đào. Năm nay, sản lượng bưởi của gia đình ông Dũng cũng tăng gấp rưỡi so với năm ngoái. Theo tính toán của ông Dũng, gia đình ông dự kiến thu khoảng 17.000 quả bưởi đào Thanh Hồng. Ngay đến cây bưởi đào lâu năm nhất ở vườn nhà ông đã được gần 50 năm cũng cho hơn 1.000 quả.
Nhiều người dân trồng bưởi ở xã Thanh Hồng cho biết, những năm trước, người dân thường bán gọn cả vườn cho thương lái ngay từ đầu vụ. Tuy nhiên năm nay, người dân chuyển sang hình thức "bán đếm". Nghĩa là, thương lái sẽ đến từng vườn, hái quả nào tính tiền quả đó. Một vườn có thể có nhiều thương lái cùng đến mua. Giá cả vì thế cũng thay đổi theo từng thời điểm theo hướng có lợi cho người nông dân.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến giá bưởi trên thị trường thấp hơn năm ngoái. Hiện, người dân đang bán bưởi tại vườn với giá 11.000 đồng/quả, giảm từ 2.000-3.000 đồng/quả so với đầu vụ năm trước. Tuy nhiên, sản lượng cao, thương lái về mua nhiều nên dù giá bản có giản đôi chút nhưng người trồng bưởi đào Thanh Hồng vẫn có lãi.
Theo thống kê của huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, toàn xã Thanh Hồng hiện có 130 ha trồng bưởi đào. Năng suất năm nay ước đạt 2.200 tấn, tăng 300 tấn so với vụ năm 2019.
Trừ chi phí mỗi sào người dân thu lãi khoảng 35 triệu đồng. Hằng năm, người dân xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà thu từ 28-30 tỷ đồng từ cây bưởi đào truyền thống.
Ông Nguyễn Ngọc Tấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết, từ đầu vụ đến nay, có khoảng 20 đoàn khách, doanh nghiệp đến tham quan, đặt mua bưởi đào. Xã cũng kêu gọi con em xa quê quảng bá, đưa bưởi đào Thanh Hồng đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước. Bưởi đào Thanh Hồng cũng được địa phương lựa chọn tham gia đề án "mỗi xã một sản phẩm" của tỉnh Hải Dương trong năm nay.
Giá gia cầm hôm nay 8/9: Vịt thịt miền Nam khan hàng, dân nuôi gà màu bỏ nghề vì lỗ nhiều quá Giá gia cầm hôm nay 8/9 tại các miền đang chững ở mức vừa phải. Cụ thể, giá vịt thịt hôm nay bán ra tại trại ở các tỉnh miền Nam dao động trên dưới 45.000 đồng/kg; vịt thịt ở các trại phía Bắc giá cao nhất 36.000 đồng/kg; giá gà thịt công nghiệp hôm nay bán ra tại trại tư nhân đạt...