Ca Covid-19 mới lập đỉnh: Hà Nội có điều chỉnh biện pháp chống dịch?
Hà Nội đã ghi nhận số F0 cao nhất từ khi dịch bùng phát với 222 ca bệnh trong ngày 9/11. Nhiều ổ dịch mới phức tạp cũng đã xuất hiện trên địa bàn thành phố từ sau khi nới lỏng giãn cách.
Tham gia tranh luận tại phiên họp Quốc hội sáng 10/11, đại biểu Trần Thị Nhị Hà Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, dự báo tình hình dịch bệnh của thành phố sẽ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường.
TS Hà thông tin: “Trong những ngày gần đây, Hà Nội liên tục phát sinh các ca F0 trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây. Đặc biệt hôm qua, thành phố ghi nhận 222 ca bệnh, trong đó có 105 ca trong cộng đồng”.
“Trên cơ sở diễn biến dịch Covid-19, Hà Nội sẽ tiếp tục điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch, cũng như các biện pháp cách ly, để đảm bảo vừa thực hiện đúng các quy định tại Nghị quyết 128, vừa phù hợp thích ứng linh hoạt với tình hình cụ thể của địa phương”, TS Hà cho hay.
Xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa).
Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hiện nay theo quy định tại Nghị quyết 128, Quyết định 4800 và các văn bản khác của Bộ Y tế, phụ thuộc vào diễn biến tình hình dịch bệnh, năng lực y tế, năng lực triển khai các khu cách ly tập trung, xem xét các điều kiện cách ly tại nhà, từng địa phương sẽ chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp về công tác dịch bệnh.
“Việc này nhằm mục đích đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất cho người dân và phòng chống sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Hà Nội tuân thủ việc thực hiện công tác phòng chống dịch, đặc biệt là công tác cách ly, điều tra truy vết, quản lý người đi từ vùng có dịch về và quản lý cách ly F1″, TS Nhị Hà nhấn mạnh.
Trước đó, trao đổi với Dân trí, một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho hay, thời điểm hiện tại chưa phù hợp để Thủ đô tiến hành cách ly, điều trị F1, F0 tại nhà.
Video đang HOT
Phân tích rõ hơn, theo vị lãnh đạo này, trước hết dù ca bệnh gia tăng nhanh trong thời gian trở lại đây nhưng Hà Nội vẫn đang đảm bảo đủ nguồn lực để cách ly F1 và điều trị F0 tập trung.
Nguyên nhân thứ hai, theo vị này, đặc thù Hà Nội đất chật người đông, nhiều trường hợp các “F” khó có thể đảm bảo đủ điều kiện an toàn khi tiến hành cách ly, điều trị tại nhà.
Lãnh đạo CDC Hà Nội cho hay để thích ứng với dịch Covid-19, Hà Nội đang xây dựng phương án điều trị các F0 không có triệu chứng tại các trạm y tế lưu động để giảm tải cho các bệnh viện. Mỗi quận, huyện, xã, phường sẽ có trạm y tế lưu động để phục vụ công tác điều trị F0 không triệu chứng.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, từ ngày 22/10 đến nay, thành phố có 12 chùm ca bệnh/ổ dịch phức tạp. Có 3 ngày, số ca mắc vượt 100 ca/ngày, đỉnh điểm ngày 9/11, thành phố ghi nhận 222 ca Covid-19.
Thành phố cũng phát hiện hơn 100 trường hợp là người về từ các tỉnh thành có dịch, trong đó chủ yếu là các tỉnh thành phía Nam như TPHCM, Đồng Nai.
Hơn 100 ca này có hộ khẩu thường trú phân bố tại 24 quận, huyện. Bên cạnh đó, thành phố ghi nhận 66 ca nhiễm thứ phát do tiếp xúc gần hoặc liên quan những người này.
Hà Nội cũng phát hiện nhiều F0 trong cộng đồng thông qua sàng lọc ho, sốt. Do đó, CDC Hà Nội cũng yêu cầu tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội, khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19.
Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 5.326 ca trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 2.122 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 3.204 ca.
Giám đốc Sở Y tế nói về 6 chùm ca Covid-19 tại Hà Nội
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, thực hiện giãn cách thời gian qua là cơ hội để xét nghiệm sàng lọc diện rộng, bóc tách F0, triển khai tiêm chủng nhưng sau 3 đợt giãn cách, nguy cơ dịch vẫn cao.
Khẳng định nêu trên được Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đưa ra tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, diễn ra vào chiều 3/9.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết thành phố đang có 6 chùm ca bệnh phức tạp (Ảnh: Thành Trung).
Giãn cách để xét nghiệm diện rộng, "bóc" F0
Theo bà Hà, hiện tại Hà Nội có 6 chùm ca bệnh phức tạp là các chùm ca bệnh tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) với 412 ca mắc; phường Văn Miếu có 113 ca mắc, Văn Chương (quận Đống Đa) có 89 ca mắc; phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) có 46 ca mắc; xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) có 17 ca mắc; chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) có 16 ca mắc. Trong đó, phường Thanh Xuân Trung có số ca mắc cao nhất nhưng về cơ bản đã được kiểm soát.
Về việc thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, Hà Nội đã kích hoạt 2.000 giường bệnh cho 8 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, trong đó có 500 giường bệnh cho bệnh nhân nặng, nguy kịch, 1.500 giường điều trị cho các bệnh nhân trung bình.
Sở Y tế cũng đã nâng qui mô điều trị, cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân nhẹ không có triệu chứng lên 20.000 giường. Tính đến nay, đã tiếp nhận và điều trị 3.428 bệnh nhân; hiện, còn hơn 1.000 bệnh nhân đang điều trị và 53 bệnh nhân nặng. Sở Y tế cũng đã phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng bài tập thể dục để hướng dẫn cho các bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để nâng cao sức khỏe.
Cùng với việc xét nghiệm diện rộng (đã nâng công suất lên 200 nghìn mẫu/ngày), Hà Nội đã tiêm chủng được khoảng 32% dân số.
Cũng theo Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà, việc thành phố thực hiện giãn cách thời gian qua là cơ hội để tổ chức xét nghiệm sàng lọc diện rộng, bóc tách các ca F0, triển khai tiêm chủng.
Tuy nhiên, sau gần 3 đợt giãn cách, nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội còn cao và khó lường, thể hiện ở việc lây nhiễm trong cộng đồng. Điều này do Hà Nội là trung tâm giao lưu, dân cư cư trú, sinh hoạt đông, là nơi đặt nhiều trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định sẽ siết chặt hơn nữa việc giãn cách trong nội thành (Ảnh: Thành Trung).
Siết chặt hơn nữa việc giãn cách trong nội thành
Kết luận cuộc họp, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhận định, trong đợt giãn cách thứ 3 vừa qua, Hà Nội đã nỗ lực cố gắng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; bước đầu đã đạt được hiệu quả kiềm chế lây lan dịch bệnh.
Thành phố đã nhận được sự vào cuộc của nhân dân, tham gia trực tiếp vào phòng chống dịch bệnh đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ đó mới có được kết quả phòng chống dịch như hôm nay. Các "vùng xanh" tăng lên, ca nhiễm trong cộng đồng có tỷ lệ ngày càng giảm, các ổ dịch mới xuất hiện có quy mô lớn, phức tạp đã được kiểm soát, nhất là ổ dịch ở Thanh Xuân Trung.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành Y tế, các chuyên gia và nhận định tình hình thực tế cũng như đánh giá của lãnh đạo Trung ương thì Hà Nội dù đã đạt được kết quả như vậy nhưng nguy cơ vẫn còn rất cao. Lây nhiễm cũng đã xuất hiện trong chuỗi cung ứng, lái xe đường dài phía Nam ra Hà Nội, đội ngũ giao hàng, chợ dân sinh...
"Mặc dù rất quyết tâm, quyết liệt nhưng vẫn còn hiện tượng ở một số địa bàn công tác chống dịch vẫn còn lơi lỏng, "chặt ngoài, lỏng trong", vẫn còn hiện tượng lây trong khu cách ly,... khiến lãnh đạo Trung ương và người dân vẫn còn lo lắng. Bên cạnh đó, lượng người ra đường trong thời gian giãn cách vẫn còn rất đông, không đáp ứng được mục tiêu của việc giãn cách, vì vậy nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên địa bàn vẫn còn rất cao" - ông Phong cho hay.
Vì vậy, theo ông Phong, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách sau thời gian ngày 6/9/2021; giao Ban Cán sự Đảng UBND thành phố hoàn thiện để ban hành Chỉ thị mới về công tác phòng, chống dịch.
Trong đó phân theo 3 vùng, vùng 1 - có nguy cơ rất cao tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16, còn lại vùng 2-3 sẽ áp dụng các biện pháp theo Chỉ thị 15. Các phương án cụ thể sẽ được UBND thành phố thông qua sớm nhất để công bố rộng rãi cho nhân dân.
"Do đây là việc chưa từng có tiền lệ nên thành phố xác định quyết tâm rất cao, siết chặt hơn nữa việc giãn cách trong khu vực nội thành, hạn chế đến mức tối đa lượng người ra đường. Thành phố đã giao Công an thành phố chủ trì việc cấp giấy đi đường, trên cơ sở tham khảo các tỉnh, thành khác và căn cứ vào thực tiễn của Thủ đô" - ông Phong nhấn mạnh.
Phong tỏa Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh và giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, nơi nghi có thêm nhân viên y tế và bệnh nhân có xét nghiệm dương tính tại bệnh viện. TP Hà Nội thống nhất với Bộ Y tế phong tỏa Bệnh viện nhiệt...