Ca COVID-19 mới của Nam Phi tăng gấp đôi chỉ trong 1 ngày
Số ca nhiễm COVID-19 mới ở Nam Phi đã tăng gấp đôi chỉ trong một ngày, báo hiệu một đợt gia tăng lây nhiễm mạnh mẽ ở quốc gia nơi biến thể Omicron được phát hiện đầu tiên.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bệnh viện Lenasia South, gần Johannesburg, Nam Phi ngày 1/12/2021. Ảnh: AP
Theo AP, giới chức Nam Phi ghi nhận được này có 8.561 ca nhiễm mới trong ngày 1/12, tăng gần gấp đôi so với con số 4.373 ca một ngày trước đó.
Các nhà khoa học ở Nam Phi cho biết họ đang chuẩn bị cho một đợt gia tăng nhanh chóng các trường hợp mắc COVID-19 sau khi phát hiện ra biến thể Omicron.
“Có khả năng chúng ta sẽ thực sự chứng kiến số ca mắc bệnh tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần trong tuần khi ta chuyển sang một giai đoạn khác”, Tiến sĩ Nicksy Gumede-Moainsti, nhà virus học của Tổ chức Y tế Thế giới, nói với AP.
Video đang HOT
Nam Phi vừa trải qua một thời kỳ lây nhiễm COVID-19 thấp vào đầu tháng 11 với trung bình 7 ngày chỉ có khoảng 200 ca mắc mới mỗi ngày, nhưng vào giữa tháng 11, số ca mắc mới bắt đầu tăng nhanh chóng. Các trường hợp mới được báo cáo hôm 1/12 cho thấy tỷ lệ dương tính lên tới 16,5% trong số các xét nghiệm, tăng rất mạnh so với tỷ lệ 1% vào đầu tháng 11.
Làn sóng gia tăng lây nhiễm trước đây của Nam Phi, do biến thể Delta vào tháng 6 và tháng 7, đã chứng kiến các ca mắc hàng ngày đạt mức cao nhất là hơn 20.000. Với dân số 60 triệu người, đến nay Nam Phi đã ghi nhận hơn 2,9 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có gần 90.000 ca tử vong.
Các chuyên gia cho biết lúc này vẫn còn quá sớm để khẳng định biến thể Omicron là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng lây nhiễm hiện nay ở Nam Phi, nhưng rất có thể đang xảy ra điều đó. Các xét nghiệm PCR tiêu chuẩn có thể cho thấy một trường hợp dương tính là do Omicron, nhưng chỉ có giải trình tự gien đầy đủ mới có thể xác nhận điều này.
Người dân chờ tiêm vaccine COVID-19 ở Lawley, Johannesburg, Nam Phi ngày 1/12/2021. Ảnh: AP
Các phòng thí nghiệm ở Nam Phi và Botswana hiện đang khẩn trương tiến hành giải trình tự gien để nghiên cứu các trường hợp nhiễm Omicron nhằm xem liệu biến thể này có khả năng lây truyền nhiều hơn đáng kể so với biến thể Delta, có gây ra các ca bệnh nghiêm trọng hơn hoặc liệu nó có tránh được các loại vaccine hay không.
Tiến sĩ Gumede-Moainsti cho biết: “Dữ liệu hiện tại mà chúng tôi đang có vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, có rất nhiều đặc điểm bổ sung của loại virus này mà các nhà nghiên cứu đang nỗ lực nghiên cứu, trong đó có khả năng lây truyền và mức độ nghiêm trọng”. Bà Gumede-Moainsti cho biết thêm rằng các nhà nghiên cứu cũng cần tìm hiểu xem liệu các loại vaccine hiện tại có còn hiệu quả chống lại biến thể mới Omicron hay không.
Hiện nay số ca nhập viện vì COVID-19 đang gia tăng ở Nam Phi, nhưng không cùng tốc độ chóng mặt của các ca nhiễm mới.
Cùng ngày 1/12, Viện Quốc gia về Các bệnh truyền nhiễm của Nam Phi công bố biến thể Omicron đã được phát hiện ở 5 trong số 9 tỉnh của Nam Phi và chiếm 74% bộ gien virus được giải trình tự vào tháng 11.
Theo dữ liệu được Viện trên công bố, việc phát hiện sớm nhất về biến thể Omicron ở Nam Phi có thể là vào ngày 8/11 tại tỉnh Gauteng. Điều này cho thấy đến cuối tháng 10, biến thể Delta chiếm hầu hết các bộ gien được giải trình tự trong nước, nhưng sang tháng 11, biến thể Omicron đã chiếm ưu thế.
WHO bày tỏ quan ngại về siêu biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Ngày 26/11, Đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về COVID-19, ông David Nabarro cho rằng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan ở Nam Phi là đáng quan ngại.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn, Đặc phái viên Nabarro cảnh báo biến thể này rất đáng lo ngại khi virus có khả năng né tránh "hệ thống phòng thủ" của các vaccine mà thế giới đã sử dụng từ đầu năm đến nay. Ông cho biết sẽ mất vài tuần để đánh giá tác động của biến thể mới. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm hiểu cách thức lây lan của biến thế mới và tác động của nó đến các phương pháp điều trị và vaccine hiện nay. Sau cuộc họp này, WHO sẽ chia sẻ hướng dẫn với chính phủ các nước nhằm ứng phó với siêu biến thể mới. Trước mắt, WHO khuyến nghị các nước nên tiếp tục áp dụng cách tiếp cận khoa học và đánh giá rủi ro khi thực thi các biện pháp hạn chế đi lại.
Biến thể mới có tên B.1.1.529, được cho là có khả năng lây nhiễm và kháng kháng thể mạnh hơn các biến thể trước đây. Các trường hợp đầu tiên mắc biến thể B.1.1.529 được ghi nhận tại Botswana vào ngày 11/11. Ba ngày sau đó, Nam Phi ghi nhận trường hợp đầu tiên.
Các nhà khoa học cho rằng biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 có số lượng đột biến rất cao và có nguy cơ gây ra các đợt bùng phát dịch trong tương lai bằng cách né tránh hệ miễn dịch của cơ thể.
Nhằm ngăn chặn nguy lây nhiễm biến thể mới, nhiều nước đã ban hành lệnh tạm thời ngừng hoạt động vận tải hàng không từ Nam Phi và các nước thuộc khu vực miền Nam châu Phi.
Biến thể mới ở Nam Phi hiện tại chưa phải nguy cơ Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla ngày 3/9 dẫn báo cáo của các nhà khoa học cho biết trong giai đoạn hiện nay, biến thể của virus SARS-CoV-2 mới được xác định tại nước này "không phải một nguy cơ". Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN Biến thể C.1.2...