Cá chình xuyên thủng dạ dày kẻ săn mồi để chạy trốn
Dù chui được ra khỏi dạ dày, cá chình rắn vẫn không thể thoát khỏi xương lồng ngực trong cơ thể động vật săn mồi và cuối cùng trở thành xác ướp.
Cá chình rắn chủ yếu sống dưới lớp cát mềm ở đáy biển. Ảnh: Guardian.
Nghiên cứu công bố hôm 27/5 trên tạp chí Memoirs of the Queensland Museum mô tả chi tiết số phận của một số loài động vật săn mồi ăn thịt cá chình rắn nhưng bị con mồi xuyên thủng dạ dày chui ra. Tuy nhiên, sau khi thoát khỏi dạ dày, cá chình rắn vẫn mắc kẹt bên trong cơ thể vật săn.
Các nhà khoa học đến từ Cơ quan ngư nghiệp Northern Territory, Dự án sưu tập cá Australia, Bảo tàng Queensland, Bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật Northern Territory, nghiên cứu cá chình rắn ở Australia. Cá chình rắn là một loài cá thuôn dài có khả năng bơi giật lùi nhanh bằng cách sử dụng chóp đuôi cứng.
Theo kết quả nghiên cứu, khi bị nuốt sống, cá chình rắn tìm cách đào đường ra ngoài. Chính phần đuôi với chóp cứng giúp chúng đục thủng thành dạ dày của động vật ăn thịt. Tuy nhiên, chúng vẫn không thể thoát ra ngoài và cuối cùng trở thành xác ướp trong ổ bụng vật săn. Đồng tác giả nghiên cứu, Jeff Johnson, nhà ngư học ở Bảo tàng Queensland, tiết lộ đôi khi những ngư dân tưởng nhầm cá chình rắn là một loại giun ký sinh khổng lồ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện xác ướp của 7 loài cá chình rắn mắc kẹt bên trong cơ thể 11 loài cá săn mồi khác nhau. Những loài này rất đa dạng và sống ở nhiều địa điểm, chứng tỏ hiện tượng này xảy ra trên phạm vi rộng. Nhiều khả năng loài cá ăn thịt thậm chí không nhận ra tác động.
Video đang HOT
“Những con cá ăn thịt có thể chịu đựng tổn thương. Đôi khi, bạn sẽ thấy con cá có vết thương đã lành. Có thể chúng hầu như không ý thức được điều gì đã xảy ra”, Johnson giải thích.
Rắn cát nhọc nhằn khuất phục con mồi là kỳ đà con
Cuộc chiến giữa con rắn cát bụng vàng và con kỳ đà con kéo dài khoảng hai giờ đồng hồ.
Ngày 3-6, hãng tin Sputnik chia sẻ những hình ảnh về những nỗ lực kiên cường nhưng bất thành của một con kỳ đà con trong trận chiến sinh tồn trước kẻ săn mồi là một con rắn cát bụng vàng.
Hồi tháng 3, một du khách tên Kristy DeLange, 49 tuổi, đến thăm khu bảo tồn Sabi Sand Wildtuin (Nam Phi) đã tình cờ bắt gặp và ghi lại những hình ảnh thú vị về trận chiến tưởng như bất phân thắng bại giữa hai con vật bò sát này.
Cả con rắn cát bụng vàng và con kỳ đà con đều cố gắng ngoạm chặt đối thủ. Ảnh: LATESTSIGHTINGS
Bà DeLange chia sẻ với trang tin Latestsightings.com rằng lúc đó, bà "đang ngồi ngoài hiên, đọc sách thì nghe thấy tiếng động" nên đã phát hiện trận chiến bên ngoài hàng rào.
Cả con rắn cát bụng vàng và con kỳ đà con đều cố gắng ngoạm chặt đối thủ. Ảnh: LATESTSIGHTINGS
"Một con rắn cát bụng vàng phương tây và một con kỳ đà con đang cắn nhau. Cả hai con vật đều không muốn bỏ đi và đó chắc chắn sẽ là một trận tử chiến đúng nghĩa của những con vật bò sát này" - bà DeLange nói.
Hai con vật giằng co trong gần hai giờ liền. Ảnh: LATESTSIGHTINGS
Nữ du khách cho biết ban đầu, bà còn "bối rối không biết đâu mới thực sự là kẻ săn mồi và đâu là con vật bị săn đuổi". Cả hai con vật đều cố gắng ngoạm lấy đối thủ và thể hiện sự cân bằng trong khoảng hai giờ liền nhưng cuối cùng, con kỳ đà con đã không thể chống cự nổi.
Kẻ săn mồi rắn cát bụng vàng đã hạ gục con kỳ đà con và bắt đầu nuốt con mồi. Ảnh: LATESTSIGHTINGS
Bà DeLange chia sẻ rằng đây là "một cảnh tượng hiếm gặp và độc đáo" đối với bà và gia đình. Họ đã "sửng sốt" khi chứng kiến con rắn nhỏ nuốt chửng con mồi có phần quá cỡ này.
Kẻ săn mồi rắn cát bụng vàng nuốt chửng con kỳ đà con. Ảnh: LATESTSIGHTINGS
Rắn cát bụng vàng phương tây là loài động vật chủ yếu phân bố ở vùng nam châu Phi. Đây là một loài có nọc độc yếu và hầu như không đủ khả năng gây hại cho con người.
1001 thắc mắc: Loài ốc nào có cú vồ nhanh bậc nhất thế giới động vật? Sự đáng sợ của chúng đầu tiên nằm ở khả năng săn mồi: chúng sở hữu một bộ hàm tựa cỗ máy xay thịt, săn mồi bằng cách ẩn dưới lòng cát, vồ lấy bất kỳ nạn nhân xấu số nào đi ngang qua. Sát thủ với cú vồ nhanh bậc nhất thế giới động vật Ốc nón tuy có kích thước nhỏ...