Cà bung thịt ba chỉ thơm ngon khó cưỡng
Hương thơm nổi bật từ lá tía tô hòa quyện với thịt, đậu hũ và vị chua dịu hấp dẫn ngay từ miếng đầu tiên.
Cà bung là một món Bắc đặc trưng và nấu khá kỳ công. Hương thơm nổi bật từ lá tía tô hòa quyện với thịt, đậu hũ và vị chua dịu hấp dẫn ngay từ miếng đầu tiên.
- 200g thịt ba chỉ
- 2,3 bìa đậu phụ (tàu hũ)
- 2 quả cà tím
- 1 củ nghệ
- 1 thìa canh mẻ (cơm mẻ)
Video đang HOT
- 2 thìa cà phê muối/gia vị
- 2/3 bát to nước
- Hành, tía tô, xương sông, lá lốt
- Cà tím cắt bỏ cuống, bổ thành sáu miếng mỗi quả rồi ngâm vào bát nước có pha dấm để cà tím ra nhựa và không bị thâm, ngâm cà trong khoảng 20 phút.
- Vớt cà tím ra rửa sạch, để thật ráo rồi cho vào chảo chiên vàng hai mặt (cách này có tác dụng giúp cho miếng cà giữ nguyên được hình dạng sau khi nấu nhừ)
- Đậu phụ xắt miếng, chiên vàng đều, vớt ra cho ráo dầu, để riêng. Lưu ý không cần chiên quá già vì lõi đậu sẽ mất đi độ mềm, béo.
- Thịt ba chỉ cạo sạch lông ở bì, trần qua nước sôi rồi vớt ra rửa sạch, thái con chì. Phi thơm phần đầu hành rồi cho thịt vào xào cùng 1 thìa cà phê muối. Đổ nước vào om nhỏ lửa đến khi thịt nhừ.
- Cho đậu phụ đã chiên vào nồi thịt, nghệ thái miếng mỏng hoặc giã ra rồi lọc lấy nước màu rồi cho vào nồi đậu thịt, đun sôi.
- Tiếp đó trút phần cà tím đã chiên vào nồi, đảo cho màu nghệ ngấm đều nhưng chú ý nhẹ tay để cà và đậu không bị nát. Nêm thêm vào đó 1 thìa cà phê muối cùng khoảng 1 chén nước nhỏ cơm mẻ đã lọc (có thể gia giảm tùy vào độ chua của mẻ) sao cho nước bung cà có vị chua nhẹ vừa miệng.
- Cà tím sau khi cho vào nồi thì chỉ cần đun sôi chừng 10 – 15 phút là được vì cà đã được chiên sẵn từ trước. Tắt bếp xong mới bỏ hành, tía tô, xương sông, lá lốt thái chỉ vào nồi, cầm quai nồi xóc cho rau quyện đều.
Lưu ý: Tránh đảo bằng đũa hoặc muỗng vì có thể làm nát các thành phần, cũng không nên bỏ rau vào sớm quá hoặc bỏ rau vào xong lại đậy nắp nồi vì sẽ làm cho rau bị chín nát, nồng và mất đi mùi thơm hấp dẫn đặc trưng của món ăn.
Theo Thanhnien
Bún sườn chua Hà Nội
Bún sườn chua là món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng khi tới Hà Nội, bạn sẽ cảm nhận vị chua dịu thanh mát riêng có nơi đây.
Bạn có biết tại sao không? Bởi người Hà Nội thường nấu món bún sườn chua với quả sấu. Đây là một thứ quả tạo nên "phong vị" của món ăn này.
Nguyên liệu để nấu món bún sườn chua không quá cầu kỳ. Người nội trợ khéo thường chọn miếng sườn non còn tươi, giò sống dẻo quyện, mộc nhĩ, thêm vài quả sấu, cà chua, dọc mùng, hành, mùi tàu.
Sườn mua về được rửa sạch, chặt khúc vừa ăn rồi chần qua nước sôi. Sau đó rửa lại với nước lạnh, vớt ra ướp muối gia vị, hành khô đập dập, vẩy một xíu nước mắm ngon trong khoảng 20 phút. Để sườn nhanh mềm, người trội trợ thường ướp thêm chút dấm. Sau đó, phi thơm hành khô, đổ sườn vào xào săn rồi cho nước vào hầm cho mềm. Theo kinh nghiệm, sườn không nên hầm bằng nồi áp suất sẽ mất ngon. Ta nên đun sôi bùng lên rồi hạ lửa liu riu để miếng sườn chín mềm mà không nát.
Để làm nên vị chua chuẩn vị Hà Nội, người nội trợ thường nấu với quả sấu. Đây là loại quả thường xuất hiện vào mùa hè. Thế nhưng, với người nội trợ trợ khéo của Hà thành thì mùa nào cũng có sấu để nấu canh chua. Khi chính vụ, các bà các mẹ thường mua về, rửa sạch, cất vào ngăn đá tủ lạnh để dành ăn cho đến tận mùa sau. Quả sấu được gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào nồi nước hầm sườn.
Trong khi hầm sườn mềm, ta chuẩn bị các thức nguyên liệu khác cho món này. Dọc mùng tước vỏ, cắt van vát từng miếng vừa ăn rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Tiếp đó, vắt dọc mùng sao cho kiệt nước rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh. Đun nước sôi, chần sơ qua dọc mùng rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
Các bà các mẹ thường dùng thêm cà chua để màu nước món bún sườn chua thêm đẹp. Cà chua được rửa sạch, thái múi cau. Dầu ăn được đun nóng, phi thơm hành khô đã cắt nhỏ rồi trút cà chua vào xào cùng hạt nêm. Khi cà chua bắt đầu tiết ra màu đỏ đẹp, ta trút vào nồi nước hầm sườn. Lúc này, ta có thể dầm sấu ra và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
Các bà các mẹ thường làm thêm món mọc để cho vào bát bún sườn nấu chua. Mộc nhĩ ngâm với nước ấm cho mềm và nở tung. Sau đó rửa sạch, thái thật nhỏ, trộn cùng giò sống. Nêm thêm chút hạt tiêu và bột nêm rồi vê thành từng viên nhỏ vừa ăn thả vào nồi nước hầm sườn. Khi những viên mọc đã chín, ta cho dọc mùng vào nồi nước dùng rồi đun sôi bùng lên một chút, nêm nếm lại gia vị lần nữa là được.
Khi cả nhà đã ngồi vào bàn, người nội trợ chia bún vào bát, bày sườn, vài viên mọc, một gắp dọc mùng, bày hành hoa, rau thơm mùi tàu thái nhỏ lên trên rồi chan một muôi nước dùng nóng hổi kèm miếng cà chua bổ múi cau. Lúc này, bát bún sườn chua trông thật hấp dẫn. Những sợi bún trắng nõn sánh cùng miếng sườn non óng ả, miếng cả chua bổ múi cau rực rỡ trên nền xanh mát của dọc mùng. Hương thơm của hành hoa, rau thơm, mùi tàu tỏa ra đánh thức vị giác.
Nếm nhẹ một thìa nước dùng, ta từ từ cảm nhận vị chua dịu riêng có của trái sấu, cắn miếng sườn mềm mà không nát, đôi khi có miếng sụn sần sật khiến người ăn thật thích thú. Thêm nữa, ta nên nếm thử viên mọc chín mềm, thơm mùi hạt tiêu, hành khô đưa kèm dọc mùng chín tới sao mà hợp vị đến thế.
Có lẽ, bởi món bún sườn chua Hà Nội có phong vị riêng có nên dẫu xa bao lâu ta vẫn nhớ về.
Theo Phapluatxahoi
Cá đuối xào thơm Đĩa cá đuối xào thơm (dứa) trông thật hấp dẫn. Thịt cá ngọt mềm quyện với vị chua dịu từ thơm khiến nhiều người xuýt xoa "ngon quá chừng!". Bữa cơm gia đình thêm phần rôm rả. Đây cũng là món được các đấng mày râu "ưu ái" khi nhâm nhi với ly rượu sau một ngày lao động vất vả. Nắng chiều...