Cá bớp kho tộ, món ăn dân dã, ấm bụng ngày mưa
Nếu đã quen ăn cá thu, cá chép kho… thì hôm nay sao bạn không thử làm mới thực đơn bằng một món ăn từ cá bớp. Cá bớp kho tộ cay nồng, thơm phức và ngọt thịt, chắc chắn sẽ là món ngon cho bữa cơm gia đình.
Nguyên liệu:
- 2 khoanh cá bớp
- 200g thịt ba rọi
- Gia vị: dầu ăn, nước mắm, muối, đường, tiêu,…
Sơ chế nguyên liệu:
- Cá bớp rửa sạch, ướp với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm và muỗng cà phê đường cùng với một ít tiêu xay. Muốn có món cá bớp kho tộ ngon đúng chuẩn bạn nên ướp cá trong ít nhất 30 phút.
Video đang HOT
- Thịt ba rọi cắt lát mỏng, ướp với 1 muỗng cà phê muối.
Cách làm món cá bớp kho tộ:
- Để món cá bớp kho tộ có hương vị thơm ngon nhất bạn nên kho cá bằng nồi đất, nếu không bạn vẫn có thể sử dụng các loại nồi thông thường.
- Đặt nồi lên bếp, đợi nồi nóng thì cho vào 2 muỗng canh đường và 3 muỗng canh nước mắm nấu cho đến khi đường tan ra, ngả thành màu nâu đậm thì cho thịt vào xào sơ.
- Khi thịt săn lại, tiếp tục xếp cá vào nồi cùng với 2 muỗng canh nước mắm, muỗng canh bột ngọt và chén nước lọc.
- Vặn nhỏ lửa, đập nắp nồi và kho cá trong 30 phút, khi thấy nước gần cạn thì rưới thêm muỗng cà phê dầu ăn vào để thịt cá được mềm hơn rồi tắt bếp.
Ảnh: zingnews.vn
Cá bớp kho tộ là món ngon quen thuộc, thường xuất hiện trong mâm cơm gia đình Việt. Cách làm cá bớp kho tộ cũng không quá phức tạp, chỉ cần vài bước đơn giản là bạn đã hoàn thành món ăn siêu ngon này rồi.
Về Cà Mau ăn bánh tằm
Về Cà Mau ăn đâu không biết nhưng không ăn bánh tằm cay hẻm Vĩnh Quang coi như chưa ăn bánh tằm Cà Mau.
Về Cà Mau, chân trần bước trên đất mà thương quá người dân xứ biển bồi từng gánh đất, chắt chiu nước ngọt trồng rau trên đất nhiễm mặn. Cà Mau vẫn là xứ "quê mùa" nhưng không như cảnh "Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu" mà ca dao đã họa. Có lẽ đó là Cà Mau của 300 năm trước. Cà Mau bây giờ vẫn trẻ, thành phố vẫn pha trộn những khối kiến trúc không đồng nhất kiểu dáng rất đồng bằng, vẫn những con người châu thổ thật như đếm...
Cà Mau những ngày này bạn dễ dàng tìm được các quán xá bề thế, bài trí sang trọng nhưng lại thiêu thiếu cái vị miền Tây dân dã. Tìm "chất miền Tây" trong món ăn bạn phải tìm ở những quán ăn nho nhỏ ngay trên vỉa hè, dưới hiên nhà, trong một chòi lá với vài ba cái bàn, vài cái ghế cóc hoặc các món đặc sắc ấy "trốn" trong những nhà dân. Ví như bánh tằm bà Sẫm nức tiếng nhưng nằm sâu tuốt luốt trong hẻm Vĩnh Quang dưới chân Cầu Mới...
Bánh tằm bà Sẫm nức tiếng đất Cà Mau
Lê Minh Nhựt, nhà văn, Hội VHNT Tỉnh Cà Mau nói: Về Cà Mau ăn đâu không biết nhưng không ăn bánh tằm cay hẻm Vĩnh Quang coi như chưa ăn bánh tằm Cà Mau.
Gọi là món ăn dân dã nhưng bánh tằm được chế biến khá cầu kì, cầu kì từ sợi bánh. Ngày trước bánh được làm từ gạo xay thành bột, rồi hòa với nước mà đem hồ trên lửa liu riu. Khi hồ đã nguội thì rắc bột khô trên cái mâm lớn và se thành từng sợi (đó là cách chế biến thủ công). Bây giờ làm bánh tằm tương tự như làm bún nhưng sợi bánh tằm to và dai hơn sợi bún, trắng bong mập mạp như những con... tằm (tên bánh có lẽ xuất phát từ đây chăng?).
Quán bánh tằm hẻm Vĩnh Quang nổi tiếng vì bánh tằm có vị ngon không đụng hàng và cay... xé lưỡi. Dù quán nằm trong một con hẻm khuất nhưng rất đông. Khách du lịch rỉ tai nhau phải "truy" cho bằng được quán. Để rồi lần sau có về Cà Mau thì lại tìm đến bánh tằm hẻm Vĩnh Quang bởi "món ngon nhớ lâu".
Có 4 kiểu bánh tằm phổ biến: Bánh tằm xíu mại, bánh tằm thịt nướng, bánh tằm cà ri và bánh tằm xíu mại tàu hũ ky. Mỗi kiểu đều có vị ngon riêng và được bán rất phổ biến ở Cà Mau. Đây là món ăn sáng, bán từ 6h đến 9h là... dẹp quán! Sau giờ đó, muốn ăn chịu khó tìm xa hơn vì chỉ còn một vài nơi bán cả ngày.
Bánh tằm được ăn với giá đậu xanh, cải xà lách và rau thơm cắt khúc rồi chan nước mắm chua ngọt có chút ớt bằm đỏ tươi hoặc nước sốt cà. Trong 4 kiểu bánh tằm, bánh tằm xíu mại tàu hũ ky được thực khách ưa chuộng hơn cả. Những viên xíu mại hấp dẫn được chế biến từ thịt nạc (cũng có nơi làm bằng thịt ba rọi) bằm nhuyễn ướp hành tiêu cho thấm rồi gói bằng miếng tàu hũ ky đã được chiên sơ rồi đem vào xửng hấp chín. Sau đó thả từng viên xíu mại vào nồi nước sốt cà, đun lửa liu riu giữ nóng cho đến khi hết xíu mại thì thôi.
Bắt đầu từ khi chủ quán thả những sợi bánh còn nóng hổi vào chiếc dĩa sứ trắng, thả rau ăn kèm lên rồi rưới nước sốt cà với những viên xíu mại thơm phức thì thực khách khó lòng đợi lâu hơn nữa. Thật không dễ để mà nói hết cái sự hấp dẫn khó mà cưỡng lại ấy. Dĩa bánh tằm có đủ cả vị bùi, béo, chua, cay, ngọt và hương cà ri thoang thoảng; màu trắng của bánh, màu xanh của rau, màu đỏ của nước sốt cà, của xíu mại và của mấy lát ớt tươi tạo nên bức tranh đồng quê sinh động ngay trên chính dĩa bánh tằm ở vùng "cuối đất" này.
Dĩa bánh tằm có đủ cả vị bùi, béo, chua, cay, ngọt và hương cà ri thoang thoảng
Cà Mau "mặc thêm áo mới" nhưng Cà Mau vẫn là xứ bưng biền. Ngay cả món ăn cũng mang hơi thở của cánh đồng, của những dòng sông muôn đời bồi đắp phù sa.
Về Cà Mau, bạn đừng quên món bánh tằm đặc trưng xứ sở, để thấm vào lòng không chỉ là vị ngon mà còn là cái tình của người Cà Mau đậm đà trong đó.
Đổi mới bữa cơm hàng ngày bằng món sườn non kho trứng cút ngọt bùi mê ly Sườn non và trứng cút rất giàu chất dinh dưỡng, hai nguyên liệu này lại có thể kết hợp tạo nên hương vị thơm ngon cho bữa cơm nhà bạn với món sườn kho trứng cút. Sườn được kho mềm, hương vị đậm đà từ nước dừa tươi, cùng những quả trứng cút thơm béo. Nguyên liệu: - 400g sườn non - 20...