Cá biển chết hàng loạt: Do khu công nghiệp Vũng Áng xả thải?
Sáng nay (21.4) phóng viên Dân Việt đã liên lạc với ông Phạm Khánh Ly – Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản ( Bộ NNPTNT) đang cùng đoàn kiểm tra vào các tỉnh miền Trung để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng cá chết hàng loạt.
Trong những ngày qua các tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) xảy ra hiện tượng cá biển chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, Tổng cục Thủy sản đã nắm được thông tin này chưa thưa ông?
- Tổng cục Thủy sản đã nắm được thông tin về việc các tỉnh miền Trung xảy ra hiện tượng cá biển chết hàng loạt. Đầu tiên hiện tượng cá chết xuất hiện tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị. Hiện nay người dân các địa phương ven biển đang rất hoang mang và bất an trước hiện tượng này.
Cá biển chết bất thường dạt vào biển ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ảnh Hữu Anh
Tổng cục Thủy sản đã có những động thái nhằm tìm hiểu nguyên nhân đồng thời đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề này chưa, thưa ông?
- Sau khi nhận được báo cáo từ các địa phương, chiều ngày hôm qua (20.4), đoàn kiểm tra đầu tiên của Tổng cục Thủy sản đi vào các tỉnh miền Trung, đây là đoàn kiểm tra của Vụ Nuôi trồng thủy sản, đoàn chúng tôi đã có mặt ở Hà Tĩnh và chúng tôi đã làm việc với Sở NNPTNT Hà Tĩnh, hiện nay chúng tôi đang đi kiểm tra khảo sát thực địa để nắm tình hình.
Sáng nay (21.4), lãnh đạo Tổng cục Thủy sản tiếp tục cử thêm các đoàn kiểm tra gồm Vụ Khai thác thủy sản, Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 tiếp tục vào các tỉnh miền Trung để kiểm tra tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Dự kiến ngày mai (22.4), đoàn chúng tôi sẽ vào làm việc ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.
Vậy thông tin ban đầu của đoàn kiểm tra nắm được là gì, thưa ông?
- Chúng tôi vẫn đang làm việc với Sở NNPTNT Hà Tĩnh và bắt đầu đi thực địa, các sở ban ngành ở Hà Tĩnh đã lấy mẫu xét nghiệm, cũng có những nhận định ban đầu được họ đưa ra như có thể yếu tố gây độc trong môi trường nước là nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết, còn phía người dân rất hoang mang và lo lắng, họ cho rằng ô nhiễm nguồn nước do các nhà máy tại khu công nghiệp Vũng Áng, huyện Kỳ Anh xả thải gây độc. Còn đoàn kiểm tra Tổng cục Thủy sản đang nắm bắt tình hình và đang làm rõ nguyên nhân.
Ông Phạm Khánh Ly – Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT)
Vậy việc kiểm tra xả thải khu công nghiệp Vũng Áng có phải là một trong những hướng của đoàn kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân cá biển chết không?
- Việc kiểm tra các nhà máy khu công nghiệp Vũng Áng chúng tôi không thể vào được, một là phải có ý kiến của UBND tỉnh Hà Tĩnh, hai là phải có công an vào cuộc, chứ đoàn chúng tôi không thể vào được khu công nghiệp. Vì đây là khu công nghiệp lớn của quốc gia, phải có chỉ đạo từ Trung ương xuống hoặc có sự chỉ đạo từ ngành dọc.
Vậy hướng kiểm tra của đoàn Tổng cục Thủy sản là gì thưa ông?
- Chúng tôi nắm bắt tình tình từ Sở NNPTNT Hà Tĩnh, nắm bắt tình hình thực tế tại nơi xảy ra cá chết hàng loạt, ghi nhận các ý kiến của người dân, sau đó về phân tích tình hình và làm báo cáo. Chúng tôi không lấy mẫu để xét nghiệm, cái đó là công việc của các ban ngành của địa phương và họ đã làm rồi.
Xin cảm ơn ông!
Video đang HOT
Theo_Dân việt
Thị trường mang thai hộ: Góc khuất đằng sau nghề cho thuê tử cung và dịch vụ săn giống tốt
Với những cặp vợ chồng hiếm muộn, việc nhờ người mang thai hộ rất khó khăn nhưng khi đã gặp "cò" thì mọi chuyện lại rất dễ dàng, kể cả hợp thức hóa các thủ tục...
LTS: Hợp pháp hóa mang thai hộ đã mở ra nhiều hi vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn được hưởng niềm hạnh phúc có con. Luật đã có nhiều quy định để ngăn chặn việc mua bán khi mang thai hộ. Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện mang thai hộ còn rất nhiều góc khuất mà khi đi thực tế chúng tôi mới thấu hiểu được, đó là nỗi bĩ cực của những người "cầu con" bằng con đường này cũng như "thị trường", "dịch vụ" mang thai hộ sôi động ra sao.
Trông xe kiêm nghề "cò" bà bầu
Để tìm hiểu rõ hơn về thị trường mang thai hộ tại Hà Nội, trong vai một cặp vợ chồng hiếm muộn, chúng tôi đã có nhiều ngày ăn dầm nằm dề ở những khu vực có nhiều bệnh viện và phòng khám chuyên trị hiếm muộn trên địa bàn Hà Nội.
Một buổi sáng đầu tháng 4/2016, chúng tôi trong bộ dạng bơ phờ của những ngày ăn chực nằm chờ ở khu vực bệnh viện phụ sản Trung Ương để được tư vấn hiếm muộn.
Người trông xe đánh mắt làm quen với "vợ chồng" hiếm muộn
Sau khi bắt chuyện được với một cặp vợ chồng hiếm muộn cùng hoàn cảnh, chúng tôi rủ nhau đi ăn sáng ở trước khu vực Phòng khám 56 (phố Hai Bà Trưng). Thấy mặt mũi chúng tôi ai nấy đều ỉu xìu, lo lắng người phụ nữ trông giữ xe ở vỉa hè đã hiểu mong ước của "vợ chồng" tôi, người này vồn vã bắt chuyện làm quen.
Sau một hồi nghe chúng tôi trình bày hoàn cảnh, nỗi khát khao được có "mụn con", người phụ nữ chép miệng thông cảm và tỏ ra là người "làm phúc" buông lời: "Ở đây có anh rất mát tay lắm".
Trong khi chúng tôi chưa hiểu anh "mát tay" là ai, thì người phụ nữ này bốc máy điện thoại gọi điện cho ai đó một câu ngắn gọn: "Đến đi".
Rồi người này cúp máy và "quảng cáo" rằng: "Anh này mát tay đến nỗi, có người ngoài 40 tuổi rồi nhưng được anh ấy giới thiệu qua trung tâm uy tín, giờ bụng vượt mặt rồi. Thậm chí chỉ nhìn qua mặt là anh ấy biết cần lựa chọn phương pháp nào để đảm bảo phù hợp nhất giúp bọn em về đường con cái. Các em đừng nghĩ đây là vấn đề đơn giản. Cái gì cũng phải kiên trì".
Vài phút sau, anh "mát tay"xuất hiện trước mắt chúng tôi là một anh xe ôm đầu trọc, thân hình to béo. Anh ta trong tâm trạng rất hồ hởi, tỏ vẻ thân thiện gần gũi, ngồi xuống bắt chuyện ngay. Người này giới thiệu tên là T.A, đã chạy xe ôm nhiều năm ở khu vực này. Được tiếp xúc với nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn cũng như những người phụ nữ có nhu cầu mang thai hộ nên đứng ra làm cầu nối.
Người đàn ông to cao được chị trông xe gọi đến và đặt cho cái tên "anh mát tay".
Thấy chúng tôi hiếm muộn và thực sự "khát khao" có con, nhưng người đàn ông có tên T.A này không quá vồ vập. Tôi liền bảo: "Chuyện đàn ông tế nhị anh ạ".
Ngay ập tức, người này kéo tôi ra một khu để tách biệt khu vực có nhiều chị em đang bàn tán. Nghe xong câu chuyện "tế nhị" của nam giới vì không thể có con, T.A như mở cờ trong lòng rồi quay vào chỗ "vợ" tôi tư vấn từng bước:
"Việc thứ nhất, dựa vào tình trạng của hai vợ chồng em, anh khuyên, các em nên dừng chuyện mang thai hộ lại, vì chi phí cao. Nếu em làm vào thời điểm bây giờ sẽ có giá là 550 triệu đồng. Anh nói thật, anh có thể lo toàn bộ giấy tờ, thủ tục cho "vợ chồng" em làm trong gói chi phí đó và có cả "đội ngũ" những cô gái mang thai hộ để các em lựa chọn.
Nhưng anh khuyên em nên thử bơm xem sao, giá rẻ hơn nhiều. Chị gái anh làm ở phòng khám sản tư, rất có uy tín và làm thành công cho nhiều người. "Nguồn" anh có nguồn từ bệnh viện ra, qua lọc rửa đàng hoàng. Anh thương và thông cảm với hoàn cảnh "vợ chồng" em nên mới khuyên chân thành như thế. Về khoản "thù lao", "vợ chồng" em bồi dưỡng anh bao nhiêu đó là tâm bọn em", người đàn ông này tư vấn.
Chọn "giống" nào cũng có
Nói rồi, người đàn ông này cũng tư vấn cho chúng tôi những cái khó khi nhờ người mang thai hộ mặc dù anh ta có thể lo được hết.
Theo người này, bản thân người phụ nữ ấy (người mang thai hộ) phải chưa chồng và có giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về điều này. Nếu có chồng thì đã ly hôn và tất nhiên địa phương cũng phải chứng minh cho họ điều đó.
Sau đó là quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày phải giấu gia đình, người "đặt hàng" phải lo chi phí cho người mang thai hộ và chuẩn bị tinh thần và vật chất cho đứa bé trong bụng... Tuy nhiên người này cho biết, nếu chúng tôi có ý muốn nhờ thì mọi thủ tục và "nguồn giống tốt" không hề khó khăn.
Thấy chúng tôi tỏ ý thiện chí, "cò" này cứ thế tư vấn cho chúng tôi những dịch vụ đi từ số tiền thấp tới số tiền cao, từ "an toàn" và đơn giản nhất, rồi tới những dịch vụ phức tạp và tư vấn luôn cả các vấn đề có tính chất pháp lý.
Để lấy thêm niềm tin cho cặp vợ chồng hiếm muộn, người đàn ông này cho biết, những người mang thai hộ còn được ăn ở trong một ngôi nhà 5 tầng sang đẹp. Hàng ngày, khi không có "khách" hay không trong giai đoạn thai kỳ, các cô gái ấy sẽ được cho đi làm các công việc như nhân viên nhà hàng, quán cà phê... "Tuy làm nghề "cho thuê tử cung" song họ cũng chỉ là những phụ nữ bình thường, vì nhiều lý do nên tìm đến nghề này. Họ xuất hiện và đi làm những công việc nhẹ nhàng bình thường như bao phụ nữ khác", anh cho biết thêm.
T.A cho biết, mọi thủ tục để nhờ người mang thai hộ rất dễ dàng, nguồn "giống tốt" cũng không thiếu
Tuy được "cò" giới thiệu một cách rất tỉ mỉ về "đường dây" mang thai hộ, nhưng khi chúng tôi đề cập để được đến ngôi nhà 5 tầng để được tiếp xúc với các cô gái mang thai hộ, người này chốt lại:
"Trong trường hợp em đồng ý loại hình mang thai hộ, phí để ngồi lại với người mang thai hộ và tư vấn là 1 triệu đồng/ giờ. Hoàn thành xong mọi việc, em "bồi dưỡng" anh 20 triệu đồng. Còn tất cả chi phí từ giá sinh con, chăm sóc bà bầu, sinh nở, bệnh viện... thì các em phải lo hết, thỏa thuận với người mang thai", người đàn ông tên T.A cho hay. Trong đường dây "cò" dịch vụ mang thai hộ cho các vợ chồng hiếm muộn, có những người có mối quan hệ rộng với rất nhiều phụ nữ nhận mang thai hộ, biết được lai lịch, hoàn cảnh, học vấn từng người để tư vấn, giới thiệu cho khách có nhu cầu. Những người này được gọi vui là "cò chuyên săn giống", ám chỉ việc "săn" những phụ nữ có ngoại hình tốt, khỏe mạnh, có kiến thức - được xem là "giống tốt" để giới thiệu cho khách hàng...
"Ma trận" thị trường tiếp thị trên mạng
Không chỉ hoạt động sôi động ở các khu vực gần các bệnh viện trị vô sinh, hiếm muộn, thị trường mang thai hộ cũng rất sôi động trên các trang mạng xã hội để đáp ứng nhu cầu của không ít cặp vợ chồng.
Tại một trang xã hội facebook, nơi được giới thiệu là "cầu nối cho người muốn có con và người mang thai hộ với nhau" có rất nhiều những lời tâm sự của người có nhu cầu mang thai hộ và cả những người không thể có con đành phải "thuê tử cung".
Trên trang facebook này, một phụ nữ quê ở Nghệ An tâm sự:
"Mình nhận mang thai hộm bạn nào có nhu cầu thì nhắn tin cho mình nhé. Mình ở miền Trung, chỉ nhận mang thai hộ ở miền Trung hoặc miền Bắc thôi. Mình chỉ mang thai hộ cho bạn nào đã có phôi của 2 vợ chồng, mình không cho trứng.
Mình nhận mang thai hộ vì mình đang trong hoàn cảnh cần tiền để lo cho con ăn học. Mình sinh đẻ khá dễ dàng nên thật sự muốn mang thai hộ.
Mình nói rõ là khi mình nhận mang thai hộ thì mình sẽ có trách nhiệm với việc mình làm, không tranh giành con của bạn, sống lành mạnh, biết chăm lo cho em bé trong bụng để sinh cho bạn em bé khỏe mạnh và xinh xắn.
Mình sức khỏe tốt, ngoại hình bình thường, mình đã có con, minh sinh thường và mình sẽ ở nhà bạn hoặc bạn thuê cho mình 1 phòng trọ để mình ở trong thời gian mang thai. Ăn, ở bên bạn lo cho mình. Mình chỉ nhận mang thai hộ 01 lần nên mình không muốn các bạn môi giới mang thai hộ, nhắn tin, gọi điện cho mình.
Sau gần 10 tháng mang bầu giúp bạn, sinh cho bạn em bé thì mình muốn nhận số tiền là 250 triệu đồng. Bạn nào thật sự có nhu cầu thì liên hệ với mình qua số điện thoại, các bạn nhắn tin cho mình nhé, mình ngại nghe điện thoại. Sau khi nói chuyện xong thì gọi điện thoại sẽ tốt hơn. Cầu chúc những ai chưa được may mắn làm mẹ sẽ bất gờ có tin vui...".
Một trong số những lời bình về nhu cầu của người cần mang thai hộ và người sẵn sàng mang thai hộ để lấy tiền
Một trường hợp khác cũng tự quảng cáo để mang thai hộ là Hương (25 tuổi, Lâm Đồng).
Qua những thông tin và lời giới thiệu của Hương trên trang facebook cá nhân, chúng tôi đã liên hệ với Hương với lí do muốn tìm người mang thai hộ giùm vì vợ không có khả năng sinh con.
Hương kể cô đã có con trai 3 tuổi, ngoại hình ưa nhìn, cao 1m56. Cô hoàn toàn tự nguyện hiến trứng và mang thai hộ.
"Em chỉ nhận mang thai hộ cho những người ở trong Nam vì quê quán em trong này và em cũng có con nhỏ rồi nên muốn quá trình mang thai vẫn có thể lo cho con. Điều kiện của em, em cũng chia sẻ hết rồi. Em chỉ giúp vợ chồng hiếm muộn hoặc cần con chứ không nhận những người đơn thân muốn có con vì trường hợp đó rắc rối".
Nói rồi, cô gái tỏ ra rất cần tiền và nhanh chóng chốt lại: "Chị xem còn yêu cầu gì nữa không. Thực hiện ở đâu và khi nào thực hiện, em cũng muốn biết rõ. Giá riêng tiền công mang thai là 100 triệu đồng, thêm nguyện vọng, hàng tháng, gia đình giúp cho em thêm 3 triệu đồng để nuôi con. Vì từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc công việc, em chỉ tập trung mang thai chứ có đi làm đâu được.
Nhiều cặp vợ chồng đi chữa vô sinh hiếm muộn có nhu cầu tìm người mang thai hộ.
Cô gái trẻ đưa ra điều kiện: "Nếu thức ăn, chỗ ở bên chị lo được càng tốt, em có thể ở chung với chị. Ở ngoài, em ở với gia đình em. Em không phải dịch vụ, vấn đề đó mình có thể bàn bạc, nơi thực hiện là bệnh viện, cần có hợp đồng để mọi chuyện rõ ràng, về sau không bên nào "lật ngược" vấn đề và mọi chuyện cũng dễ giải quyết.
Em không có nhu cầu gặp con, sinh xong coi như là hết. Nguyện vọng của gia đình là vậy em cũng làm vậy vì dù sao cũng là công việc. Em chỉ nhận là công việc chứ không nghĩ gì là vương vấn về sau vì em đang nuôi một đứa con cũng khổ lắm rồi".
(còn tiếp)
Theo_2Sao
Cá chết hàng loạt ở Vũng Áng nhiều khả năng do nước nhiễm độc Nguồn nước thải chưa xử lý được đổ trực tiếp ra sông biển, gặp thủy triều lên sẽ tiến sâu vào đất liền có thể là nguyên nhân dẫn tới cá chết hàng loạt. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc) vừa gửi tới Sở Nông nghiệp và Phát triển...