Ca bệnh khó tin: Người đàn ông cương cứng liên tục vì… mắc Covid-19
Trường hợp vừa được báo cáo trên The American Journal of Emergency Medicine là một bệnh nhân Covid-19 ở Pháp. Ông đã đau đớn vì cương cứng suốt 4 giờ liên tục.
Nam bệnh nhân giấu tên, 62 tuổi, đang được điều trị tại Bệnh viện de Versailles ở Le Chesnay (Pháp). Trước khi vụ việc xảy ra 2 tuần, ông bắt đầu bị sốt, ho, khó thở. Ông đã thông báo với bác sĩ của mình và được yêu cầu nhập viện. Bệnh tiến triển nặng khiến ông phải dùng máy thở.
Ảnh minh họa từ Internet
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đã bất ngờ rơi vào trạng thái cương cứng liên tục kéo dài trong 4 giờ liền, buộc bác sĩ phải can thiệp khẩn cấp. Họ đã phát hiện nhiều cục máu đông ở các mạch máu thuộc “vùng chiến lược”, khiến máu bị mắc kẹt trong dương vật.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ Pháp, có đến 1/3 bệnh nhân Covid-19 nhập viện đã được báo cáo là có sự phát triển huyết khối hoặc rối loạn đông máu. Huyết khối (cục máu đông) có thể gây tắc nghẽn bất cứ vị trí nào trong cơ thể, làm gián đoạn lưu lượng máu, khiến bệnh nhân rơi vào các tình trạng nguy hiểm, bao gồm cả đột quỵ.
Nhưng tình huống huyết khối gây cương cứng liên tục ở bệnh nhân Covid-19 này là hy hữu, chưa từng được ghi nhận.
Cương cứng liên tục không liên quan đến kích thích tình dục là một tình trạng nguy hiểm và gây đau đớn. Cương cứng liên tục xảy ra khi 1 nguyên nhân nào đó khiến máu trong dương vật bị mắc kẹt. Quý ông được khuyến cáo nhập viện ngay khi gặp tình trạng này. Sự chậm trễ có thể làm hỏng “vùng chiến lược”, gây sẹo sấu và rối loạn cương dương vĩnh viễn. Tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh.
Sốc mất máu vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Cụ ông 75 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa. Trước đó, bệnh nhân uống nhầm gói thuốc diệt chuột dạng kháng vitamin K- Super Warfarin.
Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - vừa tiếp nhận trường hợp một cụ ông 75 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa.
Sau một tháng điều trị, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và được ra viện. Trước đó, bệnh nhân được truyền dịch tích cực và bù các chế phẩm máu cũng như nội soi dạ dày và chuyển phẫu thuật để cầm máu ở ruột non. Trong thời gian nằm viện, nam bệnh nhân vẫn bị rối loạn đông máu.
Tháng trước, bệnh nhân cũng gặp đợt xuất huyết tiêu hóa và điều trị tại bệnh viện tuyến dưới. Tại đây, các bác sĩ chưa rõ nguyên nhân xuất huyết và được cho ra viện. Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử bị sa sút trí tuệ.
ThS.BS Vũ Đình Hùng, Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cho biết trước khi vào viện một ngày, bên nhân đi ngoài nhiều, lẫn phân đen và máu tươi. Ông nhập viện trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh 130 lần/phút, huyết áp 70/40 mmHg. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có tình trạng mất máu cấp, thiếu máu rất nặng kèm theo rối loạn đông máu.
Thuốc diệt chuột dạng kháng vitamin K- Super Warfarin thường bị nhầm lẫn với thuốc hoặc kẹo. Ảnh: Suckhoedoisong.
Theo gia đình, bệnh nhân uống nhầm gói thuốc diệt chuột dạng kháng vitamin K- Super Warfarin, không rõ số lượng.
Do tác dụng của thuốc chuột kéo dài nên sau khi xuất viện, bệnh nhân vẫn phải uống vitamin K lâu dài và theo dõi tình trạng đông máu định kỳ.
Theo Bác sĩ Hùng, các loại thuốc diệt chuột thường được chế tạo dạng viên giống viên kẹo, một số sản phẩm có nhiều màu sắc nên dễ gây nhầm lẫn cho người già và trẻ em.
Nếu uống phải thuốc diệt chuột dạng super-warfarin, cơ thể sẽ bị rối loạn đông máu nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ xuất huyết nhiều vị trí bao gồm xuất huyết dưới da,xuất huyết niêm mạc, xuất huyết từ vết thương không thể cầm.
Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, xuất huyết từ các tạng trong ổ bụng gây ra sốc mất máu.
Bác sĩ Hùng cũng khuyến cáo người dân cẩn trọng nếu trong nhà có thuốc diệt chuột, cần để những vị trí xa tầm tay của trẻ em, người già.
Ngoài ra, cần tránh để gần với đồ ăn, thuốc uống vì rất dễ bị nhầm. Tránh để thuốc gần nguồn nước, nhất là nước uống hay sinh hoạt bởi thuốc dễ hòa tan gây độc cho nhiều người. Đặc biệt, cần cảnh báo cho người xung quanh để tránh uống nhầm thuốc diệt chuột.
Người mạch máu đầy "rác" sẽ có 3 hiện tượng này sau bữa ăn Máu cần thiết cho tất cả các cơ quan, do vậy nếu mạch máu hoạt động không trơn tru sẽ dễ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hãy cẩn thận với dấu hiệu buồn ngủ ngay sau bữa ăn trưa. Một người có mạch máu khỏe mạnh thì việc tuần hoàn máu sẽ diễn ra rất trơn tru. Khi con người ngày...