Ca bệnh gout, gan nhiễm mỡ tăng cao sau Tết
Sau Tết, số ca thăm khám, điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hay gout tăng cao, “thủ phạm” được xác định bởi chế độ ăn “thả nổi” hay rượu bia quá đà.
Thói quen ăn uống “thả nổi” trong dịp Tết khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng (Ảnh minh họa)
Mệt mỏi, vàng da sau Tết
Vốn mắc viêm gan, đã được điều trị ổn định trong thời gian dài trước đó, nhưng sau Tết, anh Nguyễn Mạnh T. (Hoàng Mai, Hà Nội) lại thấy cơ thể mệt mỏi, vàng da nên đến thăm khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Sau khi làm các xét nghiệm, anh T. được xác định gan nhiễm mỡ nặng. Khai thác bệnh sử được biết, bệnh nhân đã uống rất nhiều bia rượu trong dịp Tết vừa qua.
Không mắc bệnh gan nhưng mang trong mình bệnh lý huyết áp cao, anh Trần Quốc H. (Bắc Ninh) cũng nhập viện thăm khám và được phát hiện men gan tăng kèm gan nhiễm mỡ.
“Trước đây, tôi cũng từng được các bác sĩ cảnh báo dễ mắc gan nhiễm mỡ vì cơ thể quá nặng nề. Tuy nhiên, do yêu cầu công việc hàng ngày phải tiếp khách, hơn nữa vào dịp cuối năm, lễ Tết nên khó tránh rượu bia”, anh H. cho hay.
Theo TS.BS. Đào Việt Hằng, Phó giám đốc Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sau Tết, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa do lạm dụng bia rượu tăng cao, trong đó rất nhiều ca phát hiện tăng men gan, gan nhiễm mỡ… Hầu hết bệnh nhân đến thăm khám trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn, vàng da…
Cũng theo BS. Hằng, gan nhiễm mỡ là bệnh lý rất hay gặp trong xã hội hiện đại và đang có xu hướng tăng nhanh, không chỉ ở người lớn tuổi mà thậm chí có những trẻ mới 15 – 16 tuổi đã bị gan nhiễm mỡ, nguyên nhân do béo phì, thừa cân.
Đối tượng thường hay mắc bệnh này do lạm dụng bia rượu hoặc những người vốn có bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, huyết áp cao, người cao tuổi…
“Khi được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ, người bệnh nên cố gắng điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và loại bỏ các yếu tố nguy cơ như rượu bia. Đồng thời, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực”, BS. Hằng tư vấn.
Về chế độ ăn uống, vị bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên ăn nhiều rau quả tươi, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa, hỗ trợ rất tốt cho hoạt động chuyển hóa của gan.
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn các loại thịt nạc, cá, thịt gà và các thực phẩm từ sữa; hạn chế ăn thịt đỏ, dầu mỡ, kiêng các đồ cay, nóng và không nên ăn các loại phủ tạng động vật. Đồng thời, duy trì tập luyện 30 phút/ngày và thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Tăng bệnh nhân mắc gout
Video đang HOT
“90% lượng rượu vào cơ thể chuyển hóa ở gan. Rượu bia làm giảm oxy hóa axit béo ở ngoài gan, tác động 3 cơ chế, tăng mỡ ở gan, giảm bài xuất mỡ ở gan và tăng huy động mỡ các mô trong cơ thể. Bệnh gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan kéo dài, viêm gan mạn tính và tiến triển thành xơ gan, thậm chí đã xuất hiện ung thư gan.”
BS. Đào Việt Hằng, Phó giám đốc Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Trong Tết, các khớp xương ở ngón chân và đầu gối của ông Hoàng Văn Ch. (Hưng Yên) có biểu hiện đau nhức từng cơn, thường kéo dài 1 – 2 ngày rồi hết. Sau Tết, cơn đau này lại xuất hiện với mức độ nặng hơn và gây đau đớn khi di chuyển. Đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, ông Ch. được chẩn đoán bị rối loạn axit uric, mắc gout phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ba ngày trước khi đến bệnh viện khám, anh Trần Anh K. (Hà Nội) thấy sưng đau đột ngột khớp gối phải, nóng đỏ nhẹ, đau nhiều về đêm, vận động khó khăn.
Lúc đó, anh K. chỉ nghĩ mình viêm khớp vì đã vài lần trước cũng có dấu hiệu tương tự nhưng nhẹ hơn. Sau khi làm xét nghiệm cho ra kết quả với chỉ số uric tăng vọt, anh K. được chẩn đoán mắc gout chứ không phải viêm khớp.
Theo chia sẻ của anh K. khoảng hơn năm trước, cũng từng xuất hiện cơn đau tương tự ở khớp ngón chân cái nhưng chỉ thoáng qua nên anh K. không đi khám. “Tuy nhiên, hai tháng gần đây, tần suất nhậu tăng vọt và những dấu hiệu đau lại tái xuất”, anh K. cho hay.
Ths.BS. Trịnh Thị Nga, chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: “Trước và sau Tết là hai thời điểm mà chúng tôi tiếp nhận rất nhiều trường hợp đến khám do xuất hiện nhiều đợt đau khớp gối, bàn, ngón chân khiến vận động, sinh hoạt khó khăn, nguyên nhân từ căn bệnh gout cấp gây nên. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh chủ quan và nhầm lẫn giữa bệnh gout và viêm khớp dẫn đến việc điều trị chậm trễ, nguy cơ dẫn đến suy thận và thiếu máu”.
Theo BS. Nga, do nồng độ acid uric máu vượt quá ngưỡng bão hòa của cơ thể, uric đi ra các cơ quan (thường gặp nhất là khớp, da, thận…) gây triệu chứng sưng đau khớp, sỏi thận… Vì vậy, kiểm soát uric máu là điều cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là người bị gout. “Với người khỏe mạnh nên kiểm tra uric máu định kỳ mỗi 6 – 12 tháng.
Riêng với người bị gout nên kiểm tra mỗi 3 – 6 tháng và tuân thủ phác đồ điều trị, cũng như thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi kiểm tra uric máu nên kiểm tra kèm theo men gan và chức năng thận, bởi những rối loạn này hay đi kèm nhau, có thể ảnh hưởng đến việc điều trị gout”, BS. Nga khuyến cáo.
"Kẻ giết người" kinh khủng hơn cả đường và rượu không ngờ là thứ chúng ta vẫn ăn mỗi ngày
Đây là thứ "nhẵn mặt" trong đồ ăn thức uống của chúng ta nhưng ít ai để ý tới. Nếu lạm dụng và dùng trong thời gian dài, nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
Mọi người đều biết những tác hại nguy hiểm khi tiêu thụ quá nhiều đường hoặc rượu. Nhưng trên thực tế, có một thứ mà chúng ta thường xuyên tiêu thụ trong cuộc sống hằng ngày, đó chính là siro fructose, hay còn lại là chất tạo ngọt nhân tạo, đường ngô, đường lỏng.
Siro fructose có hại hơn so với đường thông thường
Kể từ khi được phát minh ra vào năm 1970,siro fructose đã khiến tỷ lệ béo phì của người Mỹ tăng gấp 3 lần, từ 13% lên 40%, bệnh gút tăng từ 3% lên 9%, bệnh tiểu đường từ dưới 1% lên 7,4%. Đây đều là những con số đáng báo động nói chung trên toàn thế giới.
Năm 2014, Tạp chí dinh dưỡng Mỹ công bố một nghiên cứu: " Siro fructose có hại hơn cả đường ".
Wayne Potts, một nhà nghiên cứu khoa Sinh học tại Đại học Utah cho biết, vào khoảng giữa những năm 1970, có một làn sóng từ bỏ các loại đường thông thường và chuyển sang dùng siro fructose. Sự thay đổi này trùng với thời điểm bệnh tiểu đường và béo phì đang dần trở nên phổ biến ở Mỹ.
Siro fructose là gì?
Siro fructose là một chất tạo ngọt có nguồn gốc từ tinh bột ngô, thông qua quá trình phân giải enzyme. Nó chứa cả đường glucose và fructose, được chia làm 3 loại là số 42, số 55 và số 90.
Trong đó, siro fructose số 42 thường được sử dụng để làm các loại bánh ngọt. Số 55 phổ biến trong đồ uống như nước ngọt có ga. Còn số 90 ít được ưa chuộng, bởi hàm lượng đường fructose quá cao, cực kỳ ngọt.
Từ khi siro fructose ra đời vào năm 1970, nó ngay lập tức được các nhà sản xuất thực phẩm ưa chuộng vì giá thành rẻ, độ ngọt cao, dễ lên men, lên màu đẹp, hạn sử dụng lâu. Chính vì thế, chất tạo ngọt này ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.
Kể từ đó, bánh ngọt, bánh quy, nước hoa quả, nước sốt cà chua, đồ hộp và nhiều loại thực phẩm vốn trước đây không có vị ngọt, nay được cho thêm vào tùy theo mức độ khác nhau.
Tác hại của siro fructose là gì?
Khi cơ thể ăn quá nhiều đường fructose, nó sẽ mang lại gánh nặng chuyển hóa rất lớn cho gan. Đặc biệt là nó gây ra những căn bệnh sau đây:
- Béo phì
Nếu là đường fructose trong trái cây tươi, nó sẽ có chứa thêm chất xơ, khiến cơ thể hấp thụ chậm. Trong khi đường fructose lỏng trong siro fructose khiến cơ thể hấp thụ với tốc độ cực nhanh sau khi vào cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều chất tạo ngọt này chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ béo phì tăng lên nhanh chóng.
Việc tiêu thụ quá nhiều siro fructose chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ béo phì tăng lên nhanh chóng.
- Gan nhiễm mỡ
Đường glucose cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể. Glucose dưa thừa sẽ được lưu trữ ở gan hoặc cơ dưới dạng glycogen. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa siro fructose, chất béo sẽ tích tụ ngày càng nhiều xung quanh gan, lâu dần gây ra gan nhiễm mỡ.
- Tiểu đường
Khi gan nhiễm mỡ ngày càng trầm trọng hơn, hiện tượng chuyển hóa lipid trong máu cũng trở nên bất thường, từ đó gây ra tình trạng kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Năm 2006, một nghiên cứu của Đại học Harvard về "chất tạo ngọt bổ sung", cho thấy phụ nữ nếu uống nhiều nước ngọt mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với những phụ nữ ít tiêu thụ.
- Bệnh gút
Ngoài việc gây ra gan nhiễm mỡ và kháng insulin không phải nguyên nhân từ rượu, tiêu thụ nhiều siro fructose trong thời gian dài cũng có thể gây ra bệnh gút.
Năm 2011, một nghiên cứu của tiến sĩ Hyon choi từ Bệnh viện Đại học Boston, Mỹ, khảo sát trên 46.000 người trong 12 năm, kết quả cho thấy, người uống nước ngọt có chứa siro fructose 5 - 6 lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 29%. Đặc biệt, nhóm những người tiêu thụ siro fructose 2 lần một ngày có nguy cơ mắc bệnh gút lên tới 85%.
Làm thế nào để hạn chế tiêu thụ siro fructose?
Hạn chế tiêu thụ siro fructose sẽ phòng ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Xem kỹ thành phần
Khi mua các loại đồ uống đóng hộp hay bánh ngọt, bạn hãy xem danh sách thành phần và nguyên liệu để biết nó có chứa siro fructose hay không.
- Hạn chế uống trà sữa, nước ngọt
Trà sữa cũng như nhiều loại thức uống có ga hay nước ngọt, đều sử dụng nhiều siro fructose để tạo ngọt. Vì vậy, bạn cần cân nhắc tiêu thụ loại đồ uống này mỗi ngày.
- Tăng cường các loại đồ uống tự nhiên
Các loại đồ uống tự nhiên như sữa, nước cam, nước dừa... nên được bổ sung vào bữa ăn mỗi ngày. Ngoài ra, thức uống lành mạnh nhất chính là nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.
Nam thanh niên 19 tuổi bị suy sinh dục Bệnh nhân có các biểu hiện như tinh hoàn kích thước nhỏ, lông mu, nách không phát triển, giọng nói cao. Mới đây, khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tiếp nhận bệnh nhân nam, 19 tuổi, đến khám do bộ phận sinh dục kém phát triển, kích thước tinh hoàn tương đương bé trai,...