ByteDance rút khỏi hoạt động kinh doanh chứng khoán
Theo Caixin, ByteDance sẽ bán hoặc đóng cửa tất cả hoạt động kinh doanh chứng khoán vì Trung Quốc thắt chặt quy tắc quản lý đối với hoạt động tài chính của các gã khổng lồ internet trong nước.
Nikkei dẫn dữ liệu từ hồ sơ do Chinalin Securities công bố hôm 21.2 cho biết, một công ty con của ByteDance đã đồng ý bán 100% cổ phần của mình trong Beijing Wenxing Online Technology cho công ty chứng khoán Chinalin Securities với giá 20 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,16 triệu USD).
ByteDance, chủ sở hữu TikTok, có kế hoạch bán tất cả các mảng kinh doanh chứng khoán của mình
Video đang HOT
Wenxing là nhà điều hành của Dolphin Stock, một ứng dụng cung cấp dữ liệu và tin tức về thị trường chứng khoán. Chinalin Securities có kế hoạch đăng ký Wenxing như một công ty con cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin. Năm 2017, ByteDance đã ra mắt Sodium Magnesium Stock, tiền thân của Dolphin Stock, sau đó đổi tên thương hiệu thành tên hiện tại vào năm 2019.
Theo một đại diện của ByteDance nói với Caixin, ngoài việc bán cổ phần tại Wenxing, chủ sở hữu TikTok còn đóng cửa hoặc có kế hoạch bán tất cả các mảng kinh doanh chứng khoán khác của mình. Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt giám sát dịch vụ tài chính do các công ty internet lớn cung cấp trong những năm gần đây, trong bối cảnh gia tăng kiểm soát hành vi độc quyền thị trường. Được biết, nguyên nhân một phần cho việc hoạt động kinh doanh tài chính của một số công ty internet tăng trưởng nhanh chóng là do khả năng của họ trong việc lách các quy định nghiêm ngặt, vốn được áp dụng cho các tổ chức tài chính truyền thống.
“Dịch vụ tài chính không phải là trọng tâm của ByteDance. Vị trí của dịch vụ tài chính là đáp ứng nhu cầu chung từ người sử dụng các dịch vụ internet của ByteDance”, người đại diện ByteDance nói. Ví dụ, người dùng nền tảng video ngắn Douyin, phiên bản TikTok ở Trung Quốc, có thể sử dụng dịch vụ thanh toán Douyin Pay khi mua hàng trong ứng dụng. Hiện tại, ByteDance có giấy phép tham gia vào các dịch vụ tài chính, bao gồm thanh toán phi ngân hàng, cho vay vi mô trực tuyến và môi giới bảo hiểm.
Trung Quốc siết chặt việc sử dụng thuật toán của Big Tech
Người dùng ở Trung Quốc sẽ có quyền kiểm soát hoặc tắt cách họ bị theo dõi, nhắm mục tiêu.
Theo Nikkei, các nhà quản lý Trung Quốc đang bóp nghẹt nền tảng mô hình kinh doanh của những gã khổng lồ internet trong nước bao gồm Alibaba, Tencent và ByteDance, bằng cách hạn chế việc sử dụng thuật toán để xác định những gì người dùng đọc, xem và mua hàng trực tuyến.
Trung Quốc hạn chế các công ty công nghệ sử dụng thuật toán để xác định những gì người dùng đọc, xem và mua hàng trực tuyến
Dựa theo quy tắc mới có hiệu lực vào ngày 1.3 tới, người dùng sẽ có quyền tắt các đề xuất thuật toán trên ứng dụng, xem hoặc xóa các từ khóa mà thuật toán sử dụng để nhắm mục tiêu vào họ. Quy định mới là một phần trong chiến dịch của Bắc Kinh nhằm kiềm chế sức mạnh phát triển "nhanh như nấm" của lĩnh vực này trên internet. Các quy tắc phần lớn tuân theo bản dự thảo được phát hành vào năm ngoái, do Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC), Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Bộ Công an và Cục Quản lý Thị trường Nhà nước cùng xây dựng.
Theo Kendra Schaefer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách công nghệ của công ty tư vấn Trivium China tại Bắc Kinh cho biết, "quy định mới phản ánh một số mối quan tâm lớn nhất của xã hội Trung Quốc hiện nay, bao gồm kiểm soát nội dung trực tuyến, khủng hoảng dân số già, tính minh bạch của các công ty công nghệ lớn, hành vi chống cạnh tranh". Chính quyền đang "tìm cách thoát ra khỏi một tương lai nơi thuật toán được sử dụng để ăn mòn sự thống nhất xã hội hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề thị trường".
Cơ quan quản lý của Trung Quốc thời gian qua đã tăng cường giám sát việc sử dụng thuật toán của các công ty công nghệ và cam kết đấu tranh chống lại hành vi lạm dụng có thể được xem là "bắt nạt" về công nghệ.
Tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ dữ liệu lớn, những gã khổng lồ internet đã sử dụng thuật toán để đưa ra đề xuất cho người dùng và nhắm mục tiêu đến họ bằng quảng cáo. Công nghệ này gây ra tranh cãi ngày càng tăng về cách Big Tech quản lý thông tin có sẵn cho người dùng cá nhân và tận dụng quyền truy cập của họ vào dữ liệu cá nhân để thu lợi.
Một trong những mối quan tâm đặc biệt được chú ý là thực tiễn "phân biệt giá theo thuật toán", trong đó dữ liệu cá nhân của người mua sắm trực tuyến được dùng để tính toán các mức giá khác nhau dựa trên những gì một người có thể sẵn sàng chi trả. Quy định mới sẽ cấm phân biệt đối xử về giá dựa trên thuật toán. Các công ty công nghệ sẽ được yêu cầu phải tiết lộ công khai quy tắc và cơ chế cơ bản của thuật toán đề xuất mà họ sử dụng, và cho phép người dùng dễ dàng tắt các dịch vụ đó. Ngoài ra, quy định mới còn ngăn chặn hành vi có thể gây nghiện internet cho trẻ vị thành niên và đưa ra yêu cầu về cách thuật toán có thể nhắm mục tiêu đến người cao tuổi.
Quy định cũng yêu cầu các công ty internet tăng cường quản lý việc đăng ký người dùng và bảo vệ quyền riêng tư phù hợp với luật mới ban hành về quyền riêng tư cá nhân. Một trong những bổ sung nổi bật nhất so với dự thảo quy định là việc cấm các nhà cung cấp thông tin internet sử dụng thuật toán để tạo ra hoặc phổ biến thông tin giả.
Giới quản lý Trung Quốc đã đưa ra quy tắc dự thảo vào tháng 8.2021 để lấy ý kiến công chúng. Kể từ tháng 11.2021, các nhà điều hành ứng dụng truyền thông xã hội hàng đầu đại lục, bao gồm ứng dụng video nổi tiếng Douyin của ByteDance, Kuaishou và Xiaohongshu đã cập nhật chính sách bảo mật để thêm nội dung liên quan đến việc đề xuất thuật toán.
Dân Trung Quốc tranh cãi chế độ làm việc '996' sau khi nhân viên ByteDance (TikTok) đột quỵ Môi trường lao động khắc nghiệt tại các 'Big Tech' đang là chủ đề gây nhiều tranh cãi sau khi một nhân viên trẻ của ByteDance, công ty chủ quản TikTok, đột quỵ. Chiều 23.2, một nhân viên trẻ của ByteDance, đã qua đời. Theo tài liệu nội bộ của ByteDance mà South China Morning Post (SCMP) dẫn lại, nạn nhân là anh...