ByteDance đóng cửa dịch vụ dạy kèm sau khi bị Trung Quốc ‘tuýt còi’
Chủ sở hữu TikTok là ByteDance vừa cho biết, họ đang sa thải các nhân viên trong mảng kinh doanh giáo dục và đóng cửa một số dịch vụ gia sư trực tuyến, sau khi Trung Quốc siết chặt các quy định ở lĩnh vực này.
Mảng kinh doanh giáo dục của ByteDance gặp khó tại Trung Quốc
Tháng trước Trung Quốc ban hành các quy tắc cấm dạy kèm dựa trên chương trình giảng dạy chính thức để kiếm lợi nhuận, nhằm giảm bớt áp lực tài chính vốn đã góp phần vào tỷ lệ sinh thấp ở quốc gia này – một trong những yếu tố khiến các công ty giáo dục tư nhân đang phải đối mặt với tác động kinh doanh đáng kể.
Nguồn tin của Reuters cho biết, ByteDance sẽ sa thải một số giáo viên, nhân viên bán hàng và nhân viên tiếp thị trong mảng giáo dục. Các dịch vụ bị đóng cửa này bao gồm ứng dụng lớp học tiếng Anh trực tuyến Gogokid theo hình thức 1-kèm-1 và hiện ứng dụng này không còn có sẵn trên App Store của Apple tại Trung Quốc.
Video đang HOT
ByteDance là công ty có nhiều sản phẩm nổi tiếng, trong đó có ứng dụng mạng xã hội video ngắn TikTok và Douyin cũng như ứng dụng tổng hợp tin tức Toutiao. Công ty muốn mở rộng thành công trong lĩnh vực giáo dục và đang nỗ lực biến nó trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm qua thông qua việc thành lập công ty giáo dục Dali (trong tiếng Trung có nghĩa là “sự mạnh mẽ”) vào tháng 10 năm ngoái và triển khai một số ứng dụng gia sư.
Công ty Dali của ByteDance hiện có hơn 10.000 nhân viên và các sản phẩm giáo dục khác. Hiện ByteDance không chia sẻ quy mô sa thải lần này, nhưng một số nguồn tin cho biết công ty đã điều chuyển một số nhân viên từ mảng kinh doanh giáo dục sang các bộ phận khác.
Ngoài Dali của ByteDance, các công ty giáo dục khác như TAL Education Group vốn đang có cổ phiếu niêm yết tại Mỹ, Gaotu Techedu, New Oriental Education & Technology Group… đều đã nhận được cảnh báo sắp tới họ sẽ phải đối mặt với các tác động bất lợi về kinh doanh đối với các dịch vụ gia sư sau giờ học của mình tại Trung Quốc.
Huawei, TikTok đổ tiền vận động chính phủ Mỹ
Những tên tuổi công nghệ lớn nhất Trung Quốc đang tăng cường rót tiền vận động hành lang với chính phủ Mỹ.
Theo Nikkei, Huawei và ByteDance (công ty mẹ TikTok) rót nhiều tiền hơn để vận động hành lang chính phủ Mỹ trong quý II so với quý I. Động thái diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa giữ, vừa bỏ các chính sách khác nhau của người tiền nhiệm Donald Trump nhằm vào doanh nghiệp Trung Quốc.
Các cuộc chuyển giao quyền lực cũng là thời điểm chuyển giao với K Street - cộng đồng vận động hành lang tại Washington. Lúc này, xuất hiện nhiều gương mặt mới, quen thuộc với chính quyền mới hơn. Theo ông Ben Freeman, Giám đốc Sáng kiến minh bạch Ảnh hưởng nước ngoài tại Trung tâm Chính sách quốc tế, "dù là cơ hội hay khủng hoảng, K Street đều thắng".
Với Huawei, khoản chi phản ánh cuộc khủng hoảng mà công ty đang gánh chịu khi chính quyền ông Biden mở rộng các lệnh cấm của ông Trump. Theo kế hoạch hạ tầng của ông Biden, Huawei bị loại bỏ khỏi gói chi tiêu băng rộng trị giá 65 tỷ USD.
Không lâu sau khi ông Biden thắng cử Tổng thống Mỹ, Giám đốc Công nghệ Huawei bày tỏ hi vọng quan hệ tốt hơn với Mỹ dưới thời tân Tổng thống. Tháng 5, Phó Chủ tịch cấp cao Huawei Vincent Peng mời chính quyền mới đối thoại.
Có rất ít bằng chứng cho thấy cuộc đối thoại có thể diễn ra. Tuy nhiên, chi phí vận động cao hơn nhiều của Huawei - hơn 1 triệu USD trong quý II so với gần 200.000 USD trong quý I - cho thấy gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc vẫn tiếp tục lạc quan.
Một nguồn tin của Nikkei tiết lộ Huawei đang liên hệ với nhiều cố vấn quan hệ chính phủ và nhà vận động hành lang để giúp chính quyền ông Biden và công ty phát triển sự hiểu biết lẫn nhau sâu sắc hơn.
Đây cũng là khoản chi vận động theo quý lớn nhất của Huawei từ năm 2019, khi chính quyền cựu Tổng thống Trump đưa công ty vào danh sách đen thương mại. Năm nay, Huawei đã chi gấp đôi chi phí cả năm 2020.
Huawei không phải công ty duy nhất mở hầu bao. ByteDance và TikTok bỏ ra 1,95 triệu USD trong quý II, tăng từ 810.000 USD quý I. Không như Huawei, ByteDance đang ở vào thế thuận lợi hơn tại Mỹ. Vào tháng 6, Tổng thống Biden ký sắc lệnh hành pháp thu hồi các lệnh cấm trước đó của ông Trump nhằm vào TikTok và WeChat.
Theo tính toán của tổ chức phi lợi nhuận OpenSecrets, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là các nước chi vận động hành lang cao nhất từ năm 2016 tới nay.
Trung Quốc mở chiến dịch mới chấn chỉnh ngành công nghiệp internet Chính quyền Bắc Kinh đang muốn "dọn dẹp" hết những gì mà họ cho là có vấn đề trong ngành công nghiệp internet vốn đã bị chú ý gần như liên tục trong vài tháng qua. Bảo mật dữ liệu và vi phạm quyền người dùng là những vấn đề mà cơ quan chức năng Trung Quốc cam kết giải quyết Theo South...