ByteDance đàm phán với Mỹ để tránh bán TikTok
Công ty sở hữu TikTok, ByteDance, đang đàm phán với Mỹ nhằm không phải bán ứng dụng này theo yêu cầu của chính quyền Trump.
Các cuộc đàm phán giữa ByteDance và Mỹ nhằm tìm giải pháp khả thi cho TikTok đã diễn ra trong nhiều tháng và ngày càng trở nên cấp thiết khi thời hạn mà chính quyền Trump đặt ra đang cận kề, WSJ hôm 9/9 dẫn nguồn tin cho hay. Ít nhất một trong những nhà đầu tư lớn của TikTok gần đây đã gặp đại diện của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ ( CIA) để thảo luận về vấn đề bảo mật dữ liệu.
TikTok trở thành tâm điểm của “cơn bão ngoại giao” giữa Washington và Bắc Kinh, với việc Tổng thống Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Trump nói TikTok có 45 ngày để đạt thỏa thuận thoái vốn, yêu cầu chủ sở hữu ByteDance bán cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ cho Microsoft hoặc một công ty nào đó, nếu không mạng xã hội này sẽ phải rút khỏi Mỹ từ ngày 15/9.
Ứng dụng TikTok trên màn hình điện thoại thông minh ở thủ đô Washington, Mỹ hôm 7/8. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Công ty Mỹ gồm Walmart, Microsoft đã đàm phán để mua lại ứng dụng Trung Quốc. Oracle cũng bày tỏ quan tâm tới mạng xã hội này. TikTok đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ, cho rằng lệnh cấm của Trump lạm dụng Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế và giải thích rằng ứng dụng không phải “mối đe dọa bất thường”.
Chính quyền Trump trước đó tuyên bố Tik Tok có thể được Trung Quốc sử dụng để theo dõi vị trí của các nhân viên liên bang, lập các hồ sơ cá nhân để tống tiền hay thực hiện hoạt động gián điệp trong các doanh nghiệp.
TikTok, ứng dụng được khoảng một tỷ người trên toàn thế giới và khoảng 175 triệu người Mỹ, sử dụng để tạo các video ngắn trên điện thoại di động, đã nhiều lần bác bỏ việc chia sẻ dữ liệu người dùng với Bắc Kinh. Ứng dụng video phổ biến thường chia sẻ các clip từ nhảy, hướng dẫn nhuộm tóc, chuyện hài hước trong cuộc sống, cho đến chính trị.
Tổng thống Mỹ Trump tuần trước đã nhắc lại các điều kiện đối với chủ sở hữu TikTok. “Tôi đã nói với họ rằng học có thời gian đến 15/9 để đưa ra một thỏa thuận, sau đó chúng tôi sẽ đưa ra quyết định. Và tôi đã nói với họ rằng Mỹ phải được bồi thường xứng đáng, bởi chúng tôi là người khiến điều đó trở nên khả thi”, ông nói.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 28/8 đã công bố các quy định mới, bổ sung 23 danh mục, trong đó có “công nghệ sử dụng cho mục đích dân sự”, vào danh sách kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu đối với các công nghệ thuộc diện bị hạn chế.
ByteDance đã tuyên bố sẽ “tuân thủ nghiêm ngặt” các quy định mới về xuất khẩu công nghệ ở Trung Quốc, điều này có thể làm phức tạp thêm việc bán doanh nghiệp theo yêu cầu của Trump.
TikTok tuyên bố sẽ kiện sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump
TikTok ngày 22-8 cho biết sẽ đệ đơn kiện sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cấm giao dịch cùng TikTok và công ty mẹ ByteDane.
TikTok sẽ kiện sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hôm 6-8 - Ảnh: REUTERS
Trong tuyên bố mới nhất, TikTok cho biết ứng dụng mạng xã hội này đã cố gắng làm việc cùng chính phủ Mỹ trong gần một năm qua, nhưng vẫn không "thu được tiến triển". TikTok cũng cho rằng chính phủ Mỹ không quan tâm đến các bằng chứng thực tế do họ đưa ra.
"Để đảm bảo sự thượng tôn pháp luật không bị bỏ qua, cũng như công ty và người dùng của chúng tôi được đối xử công bằng, chúng tôi không còn cách nào khác và buộc phải thách thức sắc lệnh hành pháp thông qua hệ thống tư pháp", người phát ngôn của TikTok cho biết.
Sắc lệnh được TikTok đề cập được ông Trump ký vào ngày 6-8. Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ đều bị cấm giao dịch với ByteDance và Tencent - chủ sở hữu của WeChat, sau 45 ngày để "bảo vệ an ninh quốc gia".
Trước đó, Hãng tin Reuters hôm 21-8 đưa tin TikTok có thể hiện sắc lệnh của ông Trump sớm nhất là vào ngày 24-8.
Theo Reuters, TikTok có thể tố lập luận của Tổng thống Trump là vi hiến khi áp dụng Đạo luật Quyền lực kinh tế khẩn cấp đối với công ty này.
Hôm 14-8, ông Trump đã công bố sắc lệnh hành pháp chỉ định ByteDance có 90 ngày để rút vốn khỏi TikTok tại Mỹ. ByteDance vẫn đang đối thoại cùng một số đối tác tiềm năng về số phận của TikTok, trong số đó có hai ông trùm công nghệ là Microsoft và Oracle.
Một số nhà đầu tư tại Mỹ của ByteDance cũng có thể tham gia cuộc chiến mua lại TikTok.
Trong khi TikTok được biết đến nhiều nhất nhờ tạo ra các xu hướng video ngắn trong giới trẻ, phía quan chức Mỹ lại tỏ ra lo ngại về việc ứng dụng này có thể lấy thông tin người dùng để chuyển cho chính phủ Trung Quốc.
Đài Thuỵ Điển cấm TikTok Đài truyền hình công cộng và Đài phát thanh Thuỵ Điển thông báo cấm nhân viên dùng ứng dụng TikTok trên điện thoại làm việc vì lý do bảo mật. "Bộ phận bảo mật công nghệ thông tin của Đài truyền hình Công cộng Thuỵ Điển (SVT) đã phát hiện rằng ứng dụng TikTok chia sẻ nhiều thông tin hơn cần thiết tới...