Bytedance công bố 4 phương án có thể mua lại TikTok
Tập đoàn công nghệ ByteDance và bên mua lại TikTok đang đàm phán về bốn phương án khả dĩ nhằm hoàn tất thỏa thuận mua bán trước khi hết thời hạn do Tổng thống Mỹ đề ra.
Hãng tin Reuters ngày 2-9 cho biết, trong nỗ lực hoàn thành thương vụ mua lại ứng dụng video ngắn giải trí TikTok trước thời hạn Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra, tập đoàn công nghệ Trung Quốc ByteDance và bên mua đang thảo luận về bốn phương án có thể hoàn tất thỏa thuận.
Bốn phương án đang được xem xét bao gồm yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấp thuận để chuyển thuật toán của TikTok cho bên mua ở Mỹ, để ByteDance tự chuyển giao thuật toán hoặc mở rộng thời hạn chuyển giao và để một ủy ban an ninh quốc gia Mỹ giám sát thỏa thuận.
Được biết, bên mua lại TikTok ở thời điểm hiện tại có tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ Microsoft và hãng phần mềm Oracle.
Logo ứng dụng TikTok đặt cạnh tên tập đoàn công nghệ Trung Quốc ByteDance.
Video đang HOT
Phương án đầu tiên mà Bytedance đưa ra chính là bán lại TikTok nhưng không kèm theo thuật toán mà ứng dụng này sử dụng để tìm ra khuyến nghị cho người dùng.
Đây sẽ là một canh bạc đáng kể cho Microsoft và Oracle. Nếu muốn sở hữu TikTok theo cách này, họ sẽ phải nhanh chóng tìm ra sản phẩm thay thế, theo Reuters.
Một lựa chọn khác mà ByteDance và bên mua có thể thực hiện là đàm phán để gia hạn thời hạn chuyển giao công nghệ lên một năm, với sự giám sát của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS).
Tìm kiếm sự chấp thuận từ Trung Quốc để chuyển thuật toán của TikTok về trụ sở bên mua tại Mỹ là phương án thứ ba. Tuy nhiên, phương án này có nguy cơ làm tăng thêm căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ngày càng xấu đi.
Kịch bản thứ tư có thể xảy ra chính là để ByteDance cấp phép thuật toán cho bên mua lại TikTok. Lựa chọn này có thể khiến CFIUS lo lắng khi chính phủ Mỹ muốn ByteDance cắt đứt mọi mối liên hệ với TikTok ở nước này.
Logo tập đoàn công nghệ Trung Quốc Bytedance trên dây đeo thẻ nhân viên ngày 13-8.
Hiện chưa rõ ByteDance và phía bên mua sẽ lựa chọn phương án nào. Nếu không đạt được thỏa thuận mua bán, TikTok sẽ phải đối mặt với lệnh cấm của Mỹ vào ngày 20-9 tới.
Cả ByteDance, Microsoft và Oracle đều từ chối đưa ra ý kiến về thông tin trên. Phía Nhà Trắng, CFIUS và Bộ Thương mại Trung Quốc cũng không trả lời khi được yêu cầu bình luận.
Được biết đến nhiều với mục đích giải trí, các quan chức Mỹ lại cho rằng chính phủ Trung Quốc đã lợi dụng TikTok để thu thập thông tin người dùng Mỹ.
Hôm 14-8, Tổng thống Trump cũng đã ban hành lệnh yêu cầu ByteDance phải thoái vốn trong vòng 90 ngày.
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên TikTok cho biết chính vì sự ủng hộ của hơn 100 triệu người dân Mỹ mà TikTok “cam kết sẽ tiếp tục mang lại niềm vui cho người sử dụng trong nhiều năm tới”.
Trung Quốc ra chính sách khiến TikTok khó rơi vào tay công ty Mỹ
Kế hoạch bán TikTok cho các công ty Mỹ có thể gặp trở ngại, khi Trung Quốc thực hiện quy định mới về xuất khẩu công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo).
Việc công ty Mỹ thâu tóm TikTok gặp vướng mắc với quy định mới từ Trung Quốc
Báo cáo từ New York Times cho biết Trung Quốc vừa đưa ra các quy tắc kiểm soát xuất khẩu mới tập trung vào công nghệ mà chính phủ Trung Quốc coi là nhạy cảm, có thể khiến công ty mẹ của TikTok, ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, cần giấy phép trước khi có thể bán TikTok cho một công ty Mỹ.
Các quy định cập nhật nghiêm cấm xuất khẩu công nghệ bao gồm phân tích văn bản, nhận dạng giọng nói và đề xuất nội dung mà không có giấy phép từ chính phủ Trung Quốc. Theo Wall Street Journal, một quan chức chính phủ Trung Quốc nói với Tân Hoa xã rằng ByteDance nên "nghiêm túc và thận trọng" xem xét việc tạm dừng đàm phán để bán TikTok.
Microsoft trở thành công ty có cơ hội lớn nhất trong cuộc đàm phán để có được TikTok, bên cạnh những cái tên như Walmart, Twitter, Netflix hay Oracle. Trong bối cảnh hỗn loạn, CEO TikTok Kevin Mayer đã từ chức vào ngày 27.8, chưa đầy 6 tháng làm việc.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một lệnh hành pháp vào ngày 6.8 ngăn tất cả các giao dịch với ByteDance và yêu cầu một số công ty Mỹ mua lại mảng kinh doanh của TikTok tại Mỹ. Lệnh này dự kiến có hiệu lực trong vòng 45 ngày. Sau đó, vào ngày 14.8, ông Trump đã ký lệnh gia hạn cho ByteDance 90 ngày để bán hoặc tách TikTok ở Mỹ.
Nền tảng chia sẻ video TikTok đã đạt 2 tỉ lượt tải xuống trên toàn cầu vào tháng 4, với 315 triệu lượt tải xuống chỉ trong quý 1/2020. Một phát ngôn viên TikTok từ chối đưa ra bình luận về những vấn đề mới trong chính sách của Trung Quốc.
TikTok bùng nổ ở Đông Nam Á TikTok và công ty mẹ ByteDance đang tìm cách thâm nhập Đông Nam Á trong bối cảnh ứng dụng này bị cấm ở nhiều thị trường trên thế giới. Ở tuổi 19, Sandy Saputra là một trong những cái tên nổi tiếng nhất trên TikTok Indonesia. Chỉ trong một năm, thanh niên sống tại một thị trấn nhỏ đã trở thành ngôi sao...