BVSC: VN-Index sẽ lùi về vùng 800 – 820 điểm
BVSC bảo lưu quan điểm rằng thị trường nhiều khả năng sẽ bước vào nhịp giảm ngắn và có thể lùi về vùng hỗ trợ mạnh 800-820 điểm trong ngắn hạn. “Một sự phá vỡ ngưỡng hỗ trợ quanh 840 điểm sẽ là tín hiệu xác nhận”, chuyên gia của công ty chứng khoán này nhận định.
BVSC: VN-Index sẽ lùi về vùng 800 – 820 điểm
Phiên cuối tuần qua, tâm lý bi quan và lo sợ tiếp tục xuất hiện đầu phiên giao dịch buổi sáng khiến các chỉ số tiếp tục giảm sâu, VN-Index có lúc về ngưỡng 840 điểm. Tuy vậy, từ 10h sáng cho tới lúc kết thúc ngày giao dịch, lực mua ngày càng mạnh giúp các chỉ số có sự phục hồi đáng kể và đóng cửa ở mức cao nhất trong phiên. VN-Index chỉ còn giảm nhẹ 3,85 điểm (tương đương 0,44%), đóng cửa tại 863,52 điểm.
HNX-Index thậm chí tăng 0,85 điểm (0,73%), đóng cửa tại 116,91 điểm. Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức rất cao, đặc biệt là trên HoSE, với 582 triệu cổ phiếu khớp lệnh, cao thứ hai trong lịch sử. Số cổ phiếu giảm vẫn chiếm ưu thế áp đảo so với số cổ phiếu tăng.
Nhóm VN30 đóng vai trò đáng kể trong việc ổn định tâm lý cho nhà đầu tư sau phiên giảm mạnh ngày hôm trước. Dẫn đầu VN30 là STB khi cổ phiếu này tăng trần, tạo hiệu ứng tích cực tới nhiều cổ phiếu khác. Tiếp theo là BID ( 4,9%), SSI ( 4%), HPG ( 3,9%), MWG ( 3,4%), GAS ( 2,8%)…
Vẫn còn một số cổ phiếu lớn có mức giảm khá mạnh là SBT (-4,3%), VNM (-3,5%), SAB (-2,8%), VCB (-2,7%), VHM (-2%), BVH (-1,8%)…
Dòng tiền nóng dường như vẫn giữ được sự sung sức khi giúp cho rất nhiều cổ phiếu tăng trần như SHS, S99, DST, HUT, ITA, EVG, FIT, MHC, TSC, HSG, DIC, HBC, PLP, SJF, TGG, HQC … Một số cổ phiếu khác có mức tăng trên 3% đáng chú ý như MWG, LCG, HPG, DXG, TCH, DGC, CRE…
Khối ngoại sau hai phiên mua ròng thì đã quay lại bán ròng trên HoSE với giá trị 256 tỷ, tập trung vào VNM (-127 tỷ), PDR (-94 tỷ), TDH (-76,7 tỷ), VCB (-23,8 tỷ), VIC (-18,7 tỷ)… Phía mua ròng có một số cổ phiếu đáng chú ý như HPG ( 46,5 tỷ), VHM ( 27 tỷ), SSI ( 20,5 tỷ), BID ( 15,3 tỷ)…
Video đang HOT
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sự dồi dào của dòng tiền giúp VN-Index khá nhanh chóng chặn đứng đà bán tháo và phần nào lấy lại được sự bình tĩnh cho nhà đầu tư. Một số cổ phiếu lớn có giao dịch tích cực, làm nền tảng cho nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ tăng mạnh.
Tuy nhiên, chuyên gia của VDSC lưu ý rủi ro vẫn đang hiện hữu sau quá trình tăng khá dài của thị trường, do vậy nhà đầu tư cân nhắc giảm dần tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục và hạn chế sử dụng margin trong giai đoạn này.
Trên quan điểm phân tích kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho hay tín hiệu ngắn hạn của các chỉ số đang có sự phân hóa. VNSmallcap là chỉ số duy nhất duy trì tín hiệu Tích cực trong khi HNX-Index, VNMidcap đang có tín hiệu Trung tính còn VN-Index, VN30 có tín hiệu ở mức Tiêu cực.
“Dự báo trong phiên giao dịch tới, những nỗ lực hồi phục vào cuối phiên cuối tuần có thể tạo quán tính tăng điểm vào đầu tuần tới. Theo đó, chỉ số đại diện VN-Index có thể sẽ kiểm định các kháng cự tại 870-885 điểm tùy thuộc vào sức mạnh của lực cầu giá cao. Sự giằng co sẽ diễn ra trên diện rộng khi VN-Index tiến vào ngưỡng cản này”, chuyên gia của VCSC nêu quan điểm.
Theo VCSC, trong kịch bản khả quan, nếu chỉ số sàn HoSE có thể đóng cửa phía trong hoặc bên trên kháng cự này, thị trường vẫn còn khả năng tăng điểm sau đó để VN-Index kiểm định lại kháng cự MA200 tại vùng 900-910 điểm. Ngược lại, nếu VN-Index đảo chiều giảm điểm vào cuối phiên, kịch bản đảo chiều giảm điểm của thị trường sẽ được củng cố thêm.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thì dự báo tuần mới, VN-Index sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 840-845 điểm. Chỉ số dự báo có thể xuất hiện sự hồi phục tăng điểm để tiến đến thử thách vùng kháng cự 883-891 điểm trong những phiên đầu tuần.
“Về tổng thế, chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm, sau khi xuyên thủng ngưỡng kháng cự trên, thị trường nhiều khả năng sẽ bước vào nhịp giảm ngắn và có thể lùi về vùng hỗ trợ mạnh 800-820 điểm trong ngắn hạn. Một sự phá vỡ ngưỡng hỗ trợ quanh 840 điểm sẽ là tín hiệu xác nhận cho khả năng bước vào nhịp giảm điểm ngắn hạn của thị trường”, chuyên gia của BVSC nhấn mạnh.
Ngoài ra, trong tuần, thị trường có thể xuất hiện các phiên biến động mạnh do tác động của các hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs và đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 6.
Yuanta: "Nền kinh tế trên đà hồi phục, VN-Index có cơ hội hướng thẳng lên vùng 990 điểm trong tháng 6"
Theo Yuanta, nếu chỉ số VN-Index vượt được vùng kháng cự 898 - 939 điểm thì xu hướng tăng ngắn hạn có thể mở rộng về vùng 987 - 990 điểm.
CTCK Yuanta Việt Nam vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5 cũng như triển vọng TTCK trong tháng 6.
Cụ thể, trong 5 thang đầu năm, vốn FDI giải ngân lũy kế đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8.2% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký đạt 13,9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ 2019. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5/2020 đạt 37,9 tỷ USD giảm 16% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm tới nay tổng kim ngạch đạt 196,84 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại 5 tháng đầu năm xuất siêu 1,88 tỷ USD. Trong đó cán cân thương mại trong nước - 8,64 tỷ USD và cán cân thương mại FDI 10,52 tỷ USD.
Hầu hết giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều giảm trong tháng 5, ở chiều ngược lại các mặt hàng nhập khẩu chính như máy tính, điện thoại, các linh kiện điện tử tăng nhẹ.
Các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần lượt ở mức 8,3% và 20,1%, xuất khẩu EU và ASEAN giảm mạnh ở mức -13,3% và -12%. Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường như Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc cũng giảm nhẹ ở mức -3%, -14,1%, -9,5%; nhập khẩu từ Nhật Bản, Mỹ, EU tăng trưởng nhẹ.
CPI tháng 5 tiếp tục giảm nhẹ 0.03% so với tháng trước, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính bình quân CPI 5 tháng đầu năm đạt 4.4%, vẫn còn cao hơn mức 2,7% cùng kỳ 2019. Yuanta kỳ vọng lạm phát cả năm có thể đạt mục tiêu khoảng 4%, theo mục tiêu điều chỉnh mới của Chính phủ.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2020 tăng 11,2% so với tháng trước, tuy nhiên vẫn giảm 3,1% so với cùng kỳ 2019.
PMI tháng 5 đạt 42,7 điểm cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất tiếp tục giảm sụt, nhưng tốc độ chậm hơn so với tháng 4. Đây là tháng thứ 6 liên tiếp sản lượng ngành sản xuất giảm do dịch Covid-19.
Theo đánh giá của Yuanta, tình hình sản xuất các doanh nghiệp khó để tăng trưởng mạnh nhưng sẽ hồi phục dần trong những tháng tiếp theo. Mặc dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 tiếp tục giảm và lượng vốn FDI vào Việt Nam chững lại, tuy nhiên Yuanta cho rằng đây chỉ là trong ngắn hạn và tình hình sẽ được cải tiện trong những tháng tiếp theo. Tình trạng cách ly xã hội tại các nước trên thế giới đã dần nới lỏng, chỉ số sản xuất công nghiệp cho thấy mặc dù sản lượng sản xuất vẫn giảm nhưng đã cải thiện rất nhiều so với giai đoạn cách ly xã hội vào tháng 4.
Yuanta đánh giá làn sóng cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu với xu hướng dịch chuyển các nhà máy sản xuất khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những điểm đến nổi bật. Hiện nay, Chính phủ cũng đã chuẩn bị nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam. Việc đẩy mạnh đầu tư công, chuẩn bị những cơ sở vật chất về đường xá, khu công nghiệp, sân bay,...không chỉ là động lực giúp tăng trưởng kinh tế mà còn là yếu tố giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam.
VN-Index có thể hướng thẳng lên vùng 990 điểm
Về biến động TTCK tháng 6, Yuanta đưa ra 2 kịch bản dự báo. Kịch bản 1, chỉ số VN-Index sẽ điều chỉnh về vùng 820 - 823 điểm.
Theo kịch bản này, VN-Index tiến sát với mức mục tiêu là 898 - 939 điểm và đường trung bình 200 ngày. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có chiều hướng gia tăng và Yuanta nghiêng về kịch bản 1, tức là thị trường có thể sẽ điều chỉnh trong tháng 6. Hiện tại, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn với xu hướng và dòng tiền phân hóa cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn có dấu hiệu suy yếu.
Kịch bản 2, Yuanta dự báo VN-Index sẽ hướng thẳng lên vùng 987 - 990 điểm. Với kịch bản này, Yuanta cho biết sẽ diễn ra khi dòng tiền chưa có dấu hiệu rút khỏi thị trường mà chủ yếu dịch chuyển qua lại giữa các nhóm cổ phiếu.
Theo Yuanta, nếu chỉ số VN-Index vượt được vùng kháng cự 898 - 939 điểm thì xu hướng tăng ngắn hạn có thể mở rộng về vùng 987 - 990 điểm.
Về chiến lược đầu tư, Yuanta khuyến nghị nhà đầu tư nên hạ dần tỷ trọng cổ phiếu (dưới 50% danh mục). Và nếu chỉ số VN-Index vượt được vùng 898 - 939 điểm thì các nhà đầu tư có thể xem xét gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trở lại.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 3/6: Tránh mở vị thế mua mới Trong những phiên tới, VN-Index có thể sẽ đối mặt với diễn biến điều chỉnh. Trend tăng giá ngắn hạn sẽ bị phá vỡ nếu chỉ số đánh mất mốc vùng hỗ trợ 850-870 điểm. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 3/6. Giữ vị...