BV Hoàn Mỹ Cửu Long mang tin vui đến bệnh nhân suy thận ở ĐBSCL
Ghép thận là cách tốt nhất giúp bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có cuộc sống tương đối bình thường.
Ngày 29-11, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức chương trình hội nghị khoa học kỹ thuật với chủ đề “Ghép thận – Triển vọng và tương lai cho người suy thận mãn”. Đây là cơ hội để các bác sĩ của khu vực ĐBSCL giao lưu cũng như cập nhật những kiến thức y khoa từ các chuyên gia đầu ngành về ghép thận.
Một diễn giả đang chia sẻ những triển vọng về ghép thận
Trong chương trình hội nghị khoa học, các diễn giả đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cập nhật những kiến thức y khoa về ghép thận, các phương pháp điều trị thay thế thận và chạy thận nhân tạo hỗ trợ trong ghép thận, tạo điều kiện cho các khách mời cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao tay nghề để từ đó nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn.
Ngoài ra, các diễn giả chia sẻ những điều cần lưu ý về ghép thận cũng như triển vọng và tương lai ghép thận tại ĐBSCL. Đây là chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng hoàn toàn miễn phí với mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cập nhật kiến thức cho người dân, đặc biệt là những người mắc bệnh thận có được phương pháp điều trị thích hợp, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Video đang HOT
BS Nguyễn Văn Hoàng (bìa phải), Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long tặng hoa cho các diễn giả
Suy thận là một căn bệnh có xu hướng ngày càng tăng cao, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân được chỉ định điều trị thay thế thận bằng một trong các phương pháp như: Thận nhân tạo, lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc), ghép thận. Trong đó, ghép thận là cách tốt nhất giúp bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có cuộc sống tương đối bình thường. Người cho thận có thể sống bình thường, lâu dài với một quả thận, không có bất cứ hạn chế nào, kể cả hoạt động thể lực.
Vào lúc 14 giờ cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cũng đã tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe cộng đồng dành cho những người bệnh đang chạy thận nhân tạo và những người có nguy cơ mắc bệnh về thận.
QUANG TRƯỜNG
Theo nguoilaodong
Bệnh viện tuyến trên giảm tải nhờ tuyến dưới thực hiện được kỹ thuật cao
Thời gian qua, nhờ triển khai Đề án 1816 luân chuyển cán bộ y tế tuyến trên về tuyến dưới và Đề án Bệnh viện vệ tinh mà nhiều bệnh viện tuyến dưới đã làm chủ kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh như ghép thận, phẫu thuật tiêu hóa, phẫu thuật tim mạch, chấn thương chỉnh hình, tiết niệu, thần kinh...
Giám đốc Bệnh viện E về thăm, tặng quà cho bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E là Trung tâm Y tế huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu Ảnh: Thanh Xuân
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Nếu như trước đây gần như 100% bệnh nhân bị chấn thương, tán sỏi ngược dòng của Điện Biên đều phải chuyển về Hà Nội chữa trị, thì nay con số này đã giảm chỉ còn từ 1-2%. Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, thành tích này đã giảm đáng kể thời gian, chi phí đi lại và điều trị cho bệnh nhân từ Điện Biên lặn lội xuống Hà Nội.
Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, vừa qua các bác sỹ tại đây đã cứu sống một bệnh nhân bị bánh xe tải đè lên người làm dập thành bụng, thành ngực, vỡ cơ hoành, toàn bộ nội tạng dồn hết lên lồng ngực, nguy cơ tử vong cao. Với ca bệnh này, nếu như trước kia bệnh nhân sẽ phải chuyển về Hà Nội, nhưng việc di chuyển xa, hàng trăm km trong tình trạng bệnh nặng khiến tính mạng bệnh nhân "ngàn cân treo sợi tóc". Nhờ được chuyển giao công nghệ và đầu tư trang thiết bị ngoại khoa hiện đại, các bác sỹ của bệnh viện miền núi này quyết định cấp cứu cho bệnh nhân, đồng thời tổ chức hội chẩn trực tiếp với các chuyên gia của Bệnh viện Việt Đức thông qua hệ thống y tế từ xa Telemedicine.
Qua sự tư vấn đầy đủ từ các chuyên gia của Bệnh viện Việt Đức, các bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cách xử trí kịp thời và cứu sống nạn nhân.
Hay kỹ thuật mổ u não, trước đây hầu như ít bệnh viện tuyến dưới làm được thì hiện nay Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ và Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình đều đã thực hiện được nhờ sự chuyển giao của Bệnh viện Việt Đức.
Đối với kỹ thuật thay chỏm xương và mổ nội soi hiện nay khoảng 80% bệnh viện đã làm được. Đơn cử như tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp, Sơn La đã thực hiện thành công mổ nội soi, không chỉ giúp người dân địa phương mà còn giúp người dân nhiều huyện lân cận, người dân Lào sống khu vực biên giới tìm đến phẫu thuật.
Chia sẻ hiệu quả của Đề án Bệnh viện vệ tinh, bác sỹ chuyên khoa I Phan Thị Tắn, Trưởng Khoa Ngoại sản, Trung tâm y tế huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết, nhờ được chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện E mà cơ sở đã tiến hành mổ thành công cứu sống bệnh nhân mắc u nang bì buồng trứng với nhiều biến chứng nặng. "Nếu không nhận được sự chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện E, chắc chắn Trung tâm Y tế huyện không thể tiến hành", bác sỹ Tắn nói.
Cần nỗ lực hơn nữa
Dù hiện nay bệnh viện tuyến dưới đã thực hiện được nhiều kỹ thuật khó, tạo niềm tin cho bệnh nhân giảm tải cho tuyến trên song theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng, để nâng cao hơn nữa hiệu quả, các cơ sở y tế tuyến dưới cần phải nỗ lực hơn nữa. "Việc chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên về tuyến dưới phải chuyên sâu, tránh tình trạng nửa vời khiến tuyến trên vẫn quá tải trong khi tuyến dưới cũng không thay đổi đột phá", ông Lương Ngọc Khuê nêu.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng yêu cầu, việc chuyển giao phải phối hợp với đào tạo để tạo nên tính hiệu quả, bền vững cho tuyến dưới. Việc chuyển giao kỹ thuật cần theo hướng cầm tay chỉ việc, những cái tuyến dưới thực sự cần và những cái tuyến trên có thế mạnh.
Cùng với Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, Bộ Y tế đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng y tế cơ sở thông qua các Đề án xây dựng thí điểm 26 trạm y tế đạt chuẩn tại một số địa phương, Đề án đưa bác sĩ trẻ tốt nghiệp chuyên khoa I về công tác tại tuyến cơ sở của những huyện nghèo.
Song song đó, Bộ Y tế cũng ban hành các Thông tư tạo điều kiện cho y tế cơ sở được tiếp cận với nhiều dịch vụ khám chữa bệnh hơn thông qua quỹ BHYT chi trả và sự đóng góp của người dân. Tất cả các công việc này nhằm hướng đến mục tiêu các bệnh chuyên khoa mãn tính và phòng bệnh tiến tới chuyển dần cho các tuyến cơ sở xã phường theo nguyên lý y học gia đình và tuyến trên chỉ tập trung điều trị ca bệnh nặng.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Đắk Lắk: Nghe tin bố ngừng thở, người đàn ông lao vào đập phá tài sản bệnh viện Nghe chị gái báo tin bố ngừng thở, người đàn liền đẩy bung cửa chạy vào tìm bố, khi hỏi người bố đâu và chưa có người trả lời, người này liền dùng ghế gỗ đập vỡ máy tính và đập gãy bàn làm việc của bác sĩ. Ngày 4/11, Công an TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đang hoàn tất hồ sơ...