Buồng trứng đa nang và nguy cơ hiếm muộn
Hội chứng buồng trứng đa nang (BTĐN) là hiện tượng buồng trứng hình thành các nang nhỏ nên trứng khó rụng và không phóng noãn. Điều này gây ra rối loạn kinh nguyệt, có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Nguyên nhân dẫn tới BTĐN vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hai lý do thường gặp ở người bị hội chứng buồng trứng đa nang đi khám là rối loạn kinh nguyệt và hiếm muộn. Đồng thời, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị BTĐN như: Mất cân bằng hormon buồng trứng, buồng trứng sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam; hàm lượng insullin trong máu cao; mắc chứng béo phì; gia đình có tiền sử mắc bệnh…
BTĐN nang có thể được phát hiện ở tuổi dậy thì hoặc muộn hơn nữa. Hình ảnh trên siêu âm thấy buồng trứng có nhiều nang, có thể lên tới 12 nang trứng nhưng mỗi trứng thường chỉ có đường kính từ 2-9mm. Điều đó cho thấy kích thước trứng bé, không lớn và rụng được nên không thể thụ thai.
Khi phụ nữ bị BTĐN sẽ gặp một hoặc đồng thời vài triệu chứng như: bất thường kinh nguyệt (kinh thưa, mất kinh hoặc không đều), thừa cân, đái tháo đường typ 2, mỡ trong máu cao, tăng huyết áp và khó điều chỉnh huyết áp, sắc tố da sậm màu, nhất là ơ háng, cổ và nách, nhiều lông trên mặt và trên người, da mặt nhờn và nhiều mụn, tóc mỏng đi, khó thụ thai…
Nỗi lo ngại lớn nhất của người bệnh bị BTĐN có thể có con không? Thực tế, BTĐN nếu không được chữa trị kịp thời khiến phụ nữ suy giảm khả năng làm mẹ. Do trứng không được rụng và phóng noãn một cách bình thường nên khả năng thụ tinh rất thấp. Ngoài ra, khi bị BTĐN, nguy cơ sảy thai và sinh non rất cao. Do các nang trứng hình thành với số lượng lớn và gây xoắn buồng trứng, chèn ép và gây áp lực lên thai khiến thai bị bong ra khỏi tử cung và có thể bị đẩy ra ngoài. Bên cạnh đó, BTĐN còn làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị BTĐN vẫn có thể có con. Đến 17% người bị BTĐN vẫn có thể có con một cách tự nhiên. Số còn lại vẫn có thể có con nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Các trường hợp bị BTĐN cần lưu ý: sau khi có con, nhiều người cho rằng họ đã không bị hội chứng BTĐN và không lo bị ảnh hưởng nào nữa. Tuy nhiên, điều này là sai lầm. BTĐN có thể có những biến chứng nguy hiểm và lâu dài về sau nếu không điều trị như: tăng huyết áp, bệnh tim và nhồi máu cơ tim, tiểu đường, loãng xương cũng phổ biến ở phụ nữ bị BTĐN. Do vậy, đẻ bảo vệ sức khỏe lâu dài, khi thấy có các dấu hiệu bị BTĐN thì cần đi khám bệnh và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bệnh lý tuyến giáp - Một nguyên nhân gây hiếm muộn
Hiện nay, có nhiều người đang có vấn đề về tuyến giáp nhưng không biết vì các triệu chứng bệnh lý của tuyến giáp không có gì đặc biệt: mệt mỏi, giảm cân, đau cơ, khớp...
Bệnh tuyến giáp không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể là một nguyên nhân gây vô sinh hoặc sẩy thai thường xuyên.
Một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn ở phụ nữ được xác định là do bệnh lý của tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể, nằm phía trước cổ, trọng lượng khoảng 10-20g, hình dạng như con bướm. Tuyến giáp tuy là tuyến nhỏ (sản xuất hormon) nhưng nó tác động lớn đến sức khỏe tổng thể của con người. Tuyến giáp tiết các hormon thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), nhận ảnh hưởng điều hòa của hormon TSH từ tuyến yên trên não. T4/T3 có chức năng điều hòa nhiều chuyển hóa trong cơ thể. Hơn nữa, các hormon tuyến giáp còn có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát dục, vì thế, nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Khi tuyến giáp hoạt động không tốt sẽ gây ra tình trạng nhược năng tuyến giáp (suy giảm chức năng tuyến giáp) hoặc cường tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động quá mạnh). Suy tuyến giáp khiến tuyến giáp không sản xuất đủ các kích thích tố quan trọng nhất định. Mức độ hormon tuyến giáp thấp có thể cản trở sự rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản của người phụ nữ. Ngoài ra, progesterone đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị nội mạc tử cung cho trứng thụ tinh. Khi progesterone bị thiếu, trứng sẽ khó thụ tinh với tinh trùng hơn nên sẽ tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn... Những phụ nữ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt (trầm cảm, kích thích, lo âu, căng vú, đầy bụng hay đau bụng, đau đầu, căng tứ chi...) thường có chức năng tuyến giáp kém hơn so với những người khác. Tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất progesterone của buồng trứng. Khi chức năng tuyến giáp kém, progesterone được sản xuất ra ít hơn dẫn đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Vì vậy, để bảo vệ tuyến giáp vì một cuộc sống khỏe mạnh, chức năng sinh sản tốt, chúng ta cần đảm bảo bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, tập thể dục đều đặn, tránh tăng, giảm cân đột ngột, stress, mệt mỏi kéo dài... Ngoài ra, khi có những bất ổn trong cơ thể, cần đi khám bệnh và kiểm tra hormon tuyến giáp ngay để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Dược thiện cho phụ nữ hiếm muộn Vô sinh hiếm muộn là mỗi lo lắng của rất nhiều cặp vợ chồng. Theo y học cổ truyền, phụ nữ hiếm muộn phần nhiều do kinh nguyệt, khí huyết không điều hòa. Để chữa trị bệnh hiệu quả, ngoài việc tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ thì ẩm thực trị bệnh là một phương pháp được nhiều chị em quan...