Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số gen nhất định có thể được liên kết với hội chứng buồng trứng đa nang.
1. Nguyên nhân buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang hay hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nữ giới bị buồng trứng đa nang, buồng trứng có thể phát triển nhiều nang và không thể giải phóng trứng thường xuyên.
Hiện tại, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây buồng trứng đa nang, tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ như:
Kháng insulin: Có khoảng 70% trường hợp buồng trứng đa nang bị kháng insulin, nghĩa là các tế bào không thể sử dụng insulin đúng cách. Insulin là hormone được sản xuất trong tuyến tụy cho phép các tế bào sử dụng đường, nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Nếu các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin, thì lượng đường trong máu có thể tăng lên và cơ thể phụ nữ có thể sản xuất nhiều insulin hơn. Lượng insulin dư thừa có thể làm tăng sản xuất androgen, gây khó rụng trứng. Trong trường hợp các tế bào không thể sử dụng insulin đúng cách, nhu cầu insulin của cơ thể tăng lên. Tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để bù đắp. Insulin bổ sung kích hoạt buồng trứng sản xuất nhiều nội tiết tố nam hơn.Béo phì: Béo phì là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng insulin. Cả béo phì và kháng insulin đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.Viêm mức độ thấp: Là quá trình sản xuất các chất của tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bị buồng trứng đa nang có một loại viêm mức độ thấp kích thích buồng trứng đa nang sản xuất nội tiết tố nam, có thể dẫn đến các vấn đề về tim và mạch máu.Di truyền: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số gen nhất định có thể được liên kết với hội chứng buồng trứng đa nang.
Hiện tại, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây buồng trứng đa nang.
2. Dấu hiệu buồng trứng đa nang
Một số dấu hiệu của buồng trứng đa nang thường gặp là :
Kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài có thể là dấu hiệu phổ biến của buồng trứng đa nang.Lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn bình thường: Niêm mạc tử cung hình trong một thời gian dài có thể khiến lượng máu trong kỳ kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.Biểu hiện của dư thừa nội tiết tố nam như lông mọc nhiều ở lưng, bụng và ngực, tóc phát triển quá mức… Nội tiết tố nam có thể gây ra tình trạng da tiết dầu hơn bình thường và gây mụn ở mặt, lưng, ngực. Ở các vùng da cổ, bẹn, vú có thể dẫm màu và có nếp nhăn.Đau nhức đầu không rõ nguyên nhân.
3. Buồng trứng đa nang có lây không
Video đang HOT
Buồng trứng đa nang không phải là bệnh lây nhiễm nhưng có yếu tố di truyền.
Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh.
4. Phòng bệnh buồng trứng đa nang
Hiện tại nguyên nhân gây buồng trứng đa nang vẫn chưa rõ, vì vậy để phòng ngừa buồng trứng đa nang chỉ có thể giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
Phụ nữ cần kiểm soát cân nặng, BMI ở mức phù hợp.Việc ăn các đồ ăn chế biến sẵn, nhiều gia vị, chất bảo quản có thể làm gây viêm và kháng insulin. Thay vào đó, phụ nữ nên bổ sung trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu hoặc những thực phẩm an toàn vào chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời hạn chế lượng carbohydrate bằng cách duy trì chế độ ăn carb phức tạp giúp làm tăng chậm lượng đường trong máu.Tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.Thăm khám phụ khoa định kỳ từ 6 tháng – 1 năm/lần để phát hiện sớm những bất thường.
5. Cách điều trị buồng trứng đa nang
Việc điều trị buồng trứng đa nang thường dựa trên các yếu tố như thay đổi lối sống, giảm cân, tập thể dục và dùng thuốc. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Giảm cân: Thông thường người bệnh sẽ được điều chỉnh giảm từ 5 – 10% trọng lượng cơ thể nhằm giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và cải thiện các triệu chứng hội chứng buồng trứng đa nang. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng ăn ít carbohydrate có hiệu quả cho cả việc giảm insulin và giảm cân. Việc bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt tốt hơn so với chế độ ăn thông thường.Tập luyện thể dục: Với 30 phút mỗi ngày và trung bình ít nhất 3 ngày mỗi tuần có thể giúp phụ nữ mắc buồng trứng đa nang giảm cân và hỗ trợ cải thiện quá trình rụng trứng cũng như mức insulin.Thuốc: Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang để kiểm soát các triệu chứng. Thuốc cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng lâu dài, thường là do kháng insulin, trong đó cơ thể gặp khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả hormone insulin, vốn điều chỉnh lượng đường trong máu. Các biến chứng bao gồm bệnh đái tháo đường loại 2, cholesterol cao và béo phì.
Các triệu chứng ung thư buồng trứng phụ nữ nên biết
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư sinh dục thường gặp nhất ở nữ giới, chỉ đứng sau ung thư cổ tử cung.
Ung thư buồng trứng thường được gọi là 'kẻ giết người thầm lặng', dưới đây là cách có thể phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời.
Ung thư buồng trứng là ung thư đường sinh dục thường gặp thứ hai sau ung thư cổ tử cung và cũng là ung thư đường sinh dục gây tử vong cao thứ hai sau ung thư cổ tử cung. Ước tính trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 240.000 phụ nữ được chẩn đoán có khối u ác tính tại buồng trứng, gần 150.000 ca tử vong. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1.200 trường hợp phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn.
Ung thư buồng trứng thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng.
Theo TS. BSCKII Nguyễn Văn Hùng - Trưởng khoa khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều, lý do chính là do ung thư buồng trứng có xu hướng được chẩn đoán muộn, chưa có công cụ phát hiện sớm ung thư buồng trứng và hầu hết các triệu chứng đều không đặc hiệu, nghĩa là không có dấu hiệu cảnh báo nào. Hầu hết phụ nữ (bị ung thư buồng trứng) đến gặp bác sĩ với các triệu chứng trong 6 hoặc 9 tháng trước khi được chẩn đoán. Nhưng vì các triệu chứng liên quan đến rất nhiều vấn đề sức khỏe nên các tình trạng phổ biến hơn thường phải được loại trừ trước tiên.
Đó là lý do tại sao ung thư buồng trứng thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng. Chỉ có 15% số ca ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn sớm dễ điều trị hơn, trước khi ung thư lan ra ngoài buồng trứng.
1. Các triệu chứng của ung thư buồng trứng là gì?
TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng cho biết, buồng trứng nằm ở khung chậu gần bàng quang và ruột. Vì vậy, khi khối u phát triển, các triệu chứng thường xuất hiện là các vấn đề về đường tiêu hóa liên quan đến việc khối u chèn ép các cơ quan đó.
Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư buồng trứng bao gồm:
Đầy hơi.Đau bụng, lưng hoặc vùng chậu.Sưng ở bụng hoặc xương chậu.Cảm thấy no bất thường ngay từ đầu bữa ăn.Khó tiêu.Tiêu chảy hoặc táo bón.Đi tiểu thường xuyên hoặc cảm giác muốn đi tiểu.Mất năng lượng hoặc thèm ăn.
TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng cho biết thêm, phụ nữ có thể thấy chảy máu nhiều hơn hoặc bất thường. Tuy nhiên, điều này có nhiều khả năng xảy ra ở phụ nữ trẻ vì tuổi tác là yếu tố nguy cơ gây ung thư buồng trứng. Hầu hết phụ nữ được chẩn đoán đều đã trải qua thời kỳ mãn kinh, do đó đừng bỏ qua nếu có điều gì đó không ổn.
2. Khi nào thực sự nên lo lắng về ung thư buồng trứng?
Phụ nữ thường xuyên đau bụng có thể là một trong những triệu chứng cần đi khám ung thư buồng trứng.
TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng nói rằng, điều quan trọng là phải hiểu rõ cơ thể. Tất cả chúng ta thỉnh thoảng đều cảm thấy một hoặc một vài triệu chứng như đau lưng, đau bụng, đau vùng chậu, xương chậu... nhưng nếu một vài tuần hoặc vài tháng trôi qua mà các triệu chứng này dai dẳng và không ở mức bình thường thì đó là lúc cần đi khám bác sĩ.
Tất cả mọi thứ từ suy giáp đến ngưng thở khi ngủ, chưa kể đến chứng khó tiêu đều có thể gây ra các loại triệu chứng này. Sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng không tăng giảm đó là điều thực sự khiến những triệu chứng này khác biệt với những gì gặp phải với các tình trạng sức khỏe khác.
Vì vậy, nếu gặp phải những triệu chứng này hơn 12 lần mỗi tháng, hãy đi khám để kiểm tra, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
Điều đáng lưu ý là một khi những triệu chứng đó trở nên rất rõ ràng và chúng ta thấy chướng bụng quá mức, quần áo không còn vừa vặn, không thể ăn uống gì hoặc nôn mửa liên tục, thì ung thư thường ở giai đoạn nặng.
3. Xác định ung thư buồng trứng bằng cách nào?
Siêu âm vùng bụng để phát hiện sớm ung thư buồng trứng.
Ngay cả khi các triệu chứng đã tồn tại trong nhiều tháng, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách loại bỏ những nguyên nhân có khả năng nhất để loại trừ và tìm căn nguyên bệnh.
TS. BSCKII Nguyễn Văn Hùng cho biết, nếu các phương pháp điều trị cho những tình trạng đó không giúp cảm thấy dễ chịu hơn thì bác sĩ yêu cầu người bệnh siêu âm hoặc xét nghiệm máu để tìm kiếm các dấu hiệu ung thư.
Nếu có nguy cơ di truyền mắc bệnh ung thư buồng trứng chẳng hạn như tiền sử gia đình hoặc xét nghiệm BRCA dương tính nhằm kiểm tra các đột biến gene có hại liên quan đến ung thư vú và ung thư buồng trứng. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể hướng đến khả năng ung thư buồng trứng sớm hơn.
Nhưng nếu phụ nữ không có yếu tố di truyền dễ mắc bệnh ung thư thì tình trạng đau bụng, chướng bụng hoặc mệt mỏi thường xuyên thì phụ nữ cũng không nên quá lo lắng vì hầu hết các triệu chứng này đều chỉ ra những vấn đề không liên quan gì đến buồng trứng.
Bạn gái dễ vô sinh vì buồng trứng đa nang, ai có nguy cơ này? Hội chứng này nhiều bạn gái mắc phải, gây nguy cơ vô sinh cao. Phải làm sao? Nhiều bạn trẻ đăng ký tư vấn, khám hiếm muộn tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN Số chị em gái mắc hội chứng buồng trứng đa nang đang có xu hướng tăng. Đang độ tuổi sinh sản, nhiều chị em lo lắng khi bị chẩn đoán...