Buông thả bản thân, người trẻ đang coi thường sức khỏe khi mãi duy trì 5 thói quen xấu này!
Trong giai đoạn thanh xuân rực lửa, nhiều bạn trẻ lại cảm thấy bản thân như không có một chút sức sống, tất cả đều có lý do…
1. Thức khuya
Tình trạng chung của nhiều sinh viên hiện nay: Ngủ ngày cày đêm. Đồng hồ sinh học gần như bị chệch nghiêm trọng, thậm chí nhiều bạn còn không thể ngủ trước 12h và xem đó ‘chỉ là thói quen’. Theo các chuyên gia, thức khuya sẽ khiến cơ thể suy giảm hệ miễn dịch. Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy mình rất dễ nhiễm các bệnh vặt như: cảm cúm, dị ứng…
Ảnh minh họa
2. Ăn đêm
Có hàng tá lý do để một người trẻ thích ăn đêm, nhiều trong số họ gọi đó là đam mê. Nhưng đam mê nên bỏ luôn và ngay nếu không muốn mắc các bệnh dạ dày. Ăn đêm cũng chính là nguy cơ trực tiếp dẫn đến bệnh ung thư dạ dày, đại tràng… Thói quen này cũng khiến nhiều bạn gái tăng cân mất kiểm soát, béo phì.
3. Online nhiều giờ liên tục
Điện thoại thông minh phát triển, mạng xã hội trở thành ứng dụng không thể thiếu, nhiều con nghiện MXH vì thế cũng khó có thể rời bỏ chiếc điện thoại của mình. Online nhiều tiếng đồng hồ liên tục, không để não và mắt nghỉ ngơi không chỉ khiến bản thân rơi vào trạng thái stress, đau đầu, nhức mắt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng máu lên não, gây mất ngủ.
Video đang HOT
4. Nói không với tập thể dục
Thời gian rảnh, bên cạnh việc online, giới trẻ thường rủ nhau ‘chém gió không’. Họ nói không với vận động, hoạt động ngoài trời. Bỗng một ngày họ phát hiện cơ thể trở nên yếu ớt, không có đủ sức lực để làm những việc nhẹ và không thể đứng quá lâu ngoài trời. Tập thể dục cũng là cách tốt nhất để thanh lọc cơ thể song với nhiều bạn trẻ, khi sức khỏe vẫn còn họ chẳng màn đến chuyện nâng cao thể chất.
Ảnh minh họa
5. Tiện lúc nào thì ăn lúc đấy, không có giờ giấc ổn định
Do đặc thù công việc, học tập nhiều người không thể thiết lập một khung giờ sinh hoạt ổn định. Bữa ăn sáng bắt đầu lúc… ăn trưa với tần suất dày đặc, ăn qua loa cho xong bữa hoặc nhịn ăn như một thói quen là điều không khó để nhìn thấy ở đời sống giới trẻ hiện nay. Các bác sĩ cảnh báo, một chế độ ăn thiếu khoa học sẽ tạo nên một ‘ổ dịch’ cho virus và mầm bệnh phát triển.
Đừng để khi bản thân đột ngột xuống sức mới cảm thấy hối hận, thay đổi để sống khỏe ngay từ bây giờ bạn nhé!
3 thói quen ai gần như ai cũng làm khi đi nắng về có thể gây ra "hoạ lớn": Đừng coi thường!
Thời tiết nắng nóng, khi di chuyển trên đường hoặc làm việc ngoài trời trở về nhà mọi người cần phải lưu ý tới 3 thói quen sau để không gây hoạ cho cơ thể.
Theo bác sĩ Trần Anh Thắng - Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội trong đợt nắng nóng vừa qua tại miền Bắc trung tâm đã tiếp nhận cấp cứu cho không ít người nhập viện vì liên quan tới nắng nóng. Các bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu chủ yếu là đột quỵ, say nắng, say nóng.
Thời tiết nắng nóng những người làm việc trong môi trường nắng nóng hoặc di chuyển ngoài trời cần phải lưu ý tới những thói quen có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
1. Ngồi vào quạt và điều hòa ngay khi đi ngoài trời nắng về
Bác sĩ Thắng cho biết, đây là thói quen gặp phổ biến khi thời tiết nắng nóng. Quạt và điều hòa có thể giúp hạ thân nhiệt giúp cho cơ thể có cảm giác mát mẻ. Tuy nhiên, đây lại là thói quen xấu vì khi thân nhiệt đang cao ngồi trong phòng lạnh và trước quạt sẽ làm cho mạch bị co lại, gây nên hiện tượng cứng cổ, vai gáy...
Một số trường hợp có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nóng lạnh đột ngột ngột. Để đảm bảo an toàn người dân cần lưu ý: Nếu đi trời nắng về nên nghỉ ngơi ở chỗ thoáng khí, bóng râm để hạ thân nhiệt xuống mức bình thường hoặc có thể bật quạt số nhỏ cho quay chứ không để gió quạt thẳng vào người.
Để quạt chạy thẳng vào người khi mới đi từ ngoài trời nắng nóng về là thói quen không tốt cho sức khoẻ, ảnh minh hoạ.
2. Uống nước lạnh
Khi đi nắng về cơ thể mất nước, thân nhiệt tăng cao một ly nước lạnh có thể giúp chúng ta hạ nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ Thắng giống như ngồi quạt, điều hòa, thói quen ăn uống đồ lạnh không tốt khi mới vừa đi từ ngoài trời nắng nóng về. Bởi vì, nước lạnh có thể làm giảm thân nhiệt đột ngột và gây ra tình trạng đau họng, viêm họng, mất tiếng...
Theo bác sĩ Thắng cách tốt nhất nên uống nước lọc bình thường, uống oresol để bù lại lượng nước đã mất qua việc thoát mồ hôi.
3. Tắm mát ngay khi mới đi nắng về
Nhiều người có thói quen đi mới đi nắng về thường tắm ngay để hạ nhiệt cho cơ thể. Thói quen này tưởng vô hại nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Không ít người đã phải nhập viện cấp cứu vì thói quen xấu này.
Khi cơ thể đang ở nhiệt độ cao, việc hạ nhiệt bằng cách tắm nước mát có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt: choáng, thiếu máu não cục bộ, đau đầu...
"Mọi người nên nghỉ ngơi, bù nước đầy đủ, khi thân nhiệt trở lại bình thường mới nên đi tắm. Khi tắm cũng không nên ngâm mình trong nước lâu ", bác sĩ Thắng nói.
Để đảm bảo sức khỏe trong suốt những ngày nắng nóng bác sĩ Thắng cũng lưu ý mọi người như sau:
- Với những người thường xuyên đi làm ngoài môi trường nắng nóng, di chuyển ngoài nắng nóng cần phải có phương tiện bảo hộ như: mũ, áo, gang tay, giày ủng... Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng...
- Khi thời tiết nắng nóng, cần hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Không nên làm việc lâu ngoài trời, nhất là thời điểm nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao khoảng từ 11 giờ trưa đến 16 giờ chiều.
- Đối với người cao tuổi, trẻ nhỏ nhất là những người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiền đình, hen xuyễn... tuyệt đối không ra ngoài trời khi nhiệt độ còn cao, bất kể đó là giờ nào.
- Khi gặp trường hợp nghi ngờ say nắng, say nóng... cần phải hô hoán mọi người đưa đi cấp cứu hoặc gọi 115 gần nhất.
Trong thời gian chờ đợi, hãy chuyển bệnh nhân đến nơi râm mát, nới quần áo cho thông thoáng, chườm mát vào vùng cổ nách, bẹn, lau người bằng nước mát để hạ thân nhiệt cho người bệnh...
Nếu bệnh nhân có biểu hiện cấp cứu thì tiến hành hô hấp theo tình trạng tại chỗ, sau đó chuyển đến cơ sở y tế để được các bác sĩ hồi sức tích cực.
nCoV làm suy giảm miễn dịch giống HIV Virus HIV và nCoV đều tấn công cơ thể bằng cách loại bỏ phân tử đánh dấu bề mặt tế bào bị tổn hại, được hệ miễn dịch sử dụng để định vị và tiêu diệt mầm bệnh. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia Đại học Sun Yat-sen, xuất bản trên trang web khoa học bioRxiv.org ngày 24/3. Các nhà...