Buồn phiền sẽ qua, ngày mai sẽ ổn…
Có lúc, ta tự cho phép mình được yếu lòng, được buông bỏ, được mệt mỏi, được kêu than, được gục ngã nhưng chỉ ở hôm nay thôi.
Bạn tôi thất tình, thức xuyên 3 đêm liền và sau đó là những ngày sống như người vô hồn. Cậu ta cứ sống như cái bóng vật vờ tồn tại trong nhà nửa tháng. Thế rồi, ốm một trận, vào viện nằm, người gầy xanh xao, những kế hoạch cậu ta đang làm bị dang dở. Mọi người quở trách. Cậu ta lao đầu vào công việc. Thế là thôi, đêm bớt dài dần.
Một người khác, chẳng may công việc không như ý, gia đình lại rơi vào hoàn cảnh bi đát. Nửa đêm thất thểu ra cửa hàng tiện lợi ngồi, bên cạnh là vài lon bia nhưng chẳng khui, cứ ngồi vậy cho tới sáng. Có lẽ, đêm đó, cậu ngồi suy nghĩ xem làm như nào cho đời bớt khổ. Mà nghĩ mãi không ra, cậu chỉ biết thở dài trong nước mắt rồi ra về.
Còn chị gái tôi, nửa đêm chán đời, xách balo ra sân bay, mua một tấm vé tới nơi nào có biển. Mấy tiếng sau, chị ngồi trên bờ biển chờ bình minh lên rồi ăn một bữa sáng thật ngon. Chị nhắn tin xin sếp nghỉ ngày hôm đó. Chơi chán chê, mỏi mệt, chị kéo vali ra sân bay trở về thành phố. Có lẽ, sau một đêm không ngủ, nỗi buồn cũng nguôi ngoai đi phần nào và chị lại trở về với thực tại.
Ảnh minh họa.
Đôi khi, chúng ta trở nên quá mệt mỏi với cuộc sống. Đeo chiếc mặt nạ vui vẻ mỉm cười với đời khiến ta bức bối, khó chịu. Đôi lúc, ta muốn là chính mình, muốn thể hiện cảm xúc buồn vui, chán chường, đau khổ quá thì gào thét, khóc lóc. Nhưng, vì hình tượng của bản thân, vì sợ người ngoài đánh giá, sợ người ta chê cười mà cố gắng đeo chiếc mặt giả tạo. Chúng ta muốn buông bỏ những gánh nặng trên vai, để được tạm quên đi, để được nhẹ nhàng và thanh thản.
Video đang HOT
Không phải cuộc sống lúc nào cũng trải hoa hồng và không phải giấc mơ nào cũng đẹp. Chúng ta vấp váp, chúng ta bị quật ngã và chúng ta sợ phải bừng tỉnh vào ngày mai. Nhưng, đương nhiên, ngày mai vẫn đến. Ta không biết phải làm gì cho đỡ hoang mang. Ta thấy đêm thật dài, nhưng cũng lại sợ nó kết thúc.
Bạn có biết, nỗi đau cũng như vậy, dù có đau cỡ nào rồi cũng sẽ qua. Ngày mai sẽ lại đến, mặt trời sẽ lại lên, bằng cách nào đó, vết thương sẽ được hong khô, trái tim sẽ được sưởi ấm.
Hết hôm nay rồi sẽ đến ngày mai. Nên nhớ, dù hôm nay có đen tối như thế nào thì cũng chưa phải là dấu chấm hết, vẫn chưa phải là tận cùng, vẫn chưa phải là những gì ghê gớm nhất. Cho nên, nếu ngày hôm nay của bạn là một ngày “bão tố” thì hãy tranh thủ mà hờn giận, mà buồn phiền, mà dồn nén những cảm xúc tiêu cực vào hôm nay đi. Chỉ cần, ta dũng cảm để vượt qua hôm nay, mọi chuyện sẽ ổn.
Đường đời luôn gian nan để thử sức người. Chính vì vậy, bản thân phải tự đứng vững, tự bước qua những bể dâu để tồn tại giữa cõi đời. Hãy mạnh mẽ lên bởi buồn phiền gì rồi cũng sẽ qua, mọi chuyện rồi sẽ ổn.
Kiên trì, bền bỉ, không cho phép bản thân gục ngã
Người đàn ông 60 tuổi không quản ngại khó khăn, vất vả, ngày ngày đẩy xe lăn đưa con tới trường và tối về, ông lại cùng học với con. Kết quả là cậu con trai đã đỗ vào trường đại học mong muốn với số điểm cao.
Mọi nỗ lực đều được trả giá xứng đáng. Người cha Lý Vệ Minh (60 tuổi), quê ở thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, bao nhiêu năm không ngần ngại theo con đến trường, cùng con học bài. Hoàn cảnh gia đình éo le, vợ của ông Lý không may bị một khối u trong não, phải cắt bỏ dây thần kinh thị giác và trở thành người tàn tật vào năm 2005 nên mọi việc trong gia đình do một mình ông quán xuyến.
Cậu con trai duy nhất của hai người từ khi sinh ra rất khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác nhưng lại không thể ngồi hay bò. Lý Tân, sinh năm 2000 được bác sĩ chẩn đoán bị bại não bẩm sinh. Dù gia đình đã dốc sức chữa trị nhưng Lý Tân không thể đi đứng, tay bị khoèo; may mắn thay, nhận thức của Lý Tân không suy giảm và chỉ số IQ bình thường. Vì sức khỏe yếu nên Lý Tân không đi học mẫu giáo.
Nghỉ làm công nhân một nhà máy điện trong thành phố, ông Lý đành trở về nhà may vá thêm ở nhà kiếm chút tiền lẻ, tiện việc chăm vợ chăm con. Một ngày của ông kéo dài từ 5h và kết thúc lúc 23h. Ngay từ sáng sớm, ông đã làm việc không ngơi tay, từ nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa đến phục vụ vệ sinh cá nhân cho cả vợ và con. Tuy nhiên, người đàn ông này không bao giờ than vãn và tin tưởng rằng mọi việc rồi sẽ ổn.
Năm Lý Tân 8 tuổi, thấy bạn bè cùng trang lứa được đi học, cậu đã tha thiết xin bố được đến trường và hứa rằng sẽ chăm chỉ nỗ lực. Ông Lý thương con nhưng thấy con vô cùng quyết tâm nên đã cố gắng xin cho con học tại một trường địa phương. Ban ngày, ông theo con vào lớp để chăm sóc sức khỏe, việc mà giáo viên không thể làm. Buổi tối, ông lại dạy con học viết, làm toán và tự làm vệ sinh cá nhân. Dần dần, Lý Tân cũng tự mình tự rửa mặt, đánh răng và ngồi trên ghế tự tắm.
Lý Tân là một cậu học sinh chăm chỉ. Tay khoèo không thể viết nhanh như các bạn trong lớp nên cậu chắt lọc thông tin để viết được đầy đủ nội dung bài học trong thời gian ngắn. Thành quả mà cậu nhận lại trong 12 năm học là luôn đứng top 5 trong lớp. Lý Tân cũng được bố khuyến khích tham gia các hoạt động tập thể sau giờ học thay vì về nhà luôn. Cậu học sinh khuyết tật có rất nhiều người bạn tốt xung quanh, luôn giúp đỡ cậu nếu như bố có việc bận, không có mặt trên lớp.
Lớp 12, Lý Tân bày tỏ nguyện vọng muốn lên thành phố học và trở thành một lập trình viên máy tính với bố. Cuối cùng, cậu đỗ khoa công nghệ Đại học Ôn Châu và thừa nhiều điểm vào kỳ thi đại học năm 2019. Luôn ủng hộ con trong mọi quyết định, tháng 9/2019, ông Lý gửi vợ cho người thân chăm sóc và theo con lên giảng đường đại học. Ông Lý chia sẻ, "dù con trai ở đâu, tôi vẫn sẽ đồng hành cùng con, vì đó là điều duy nhất tôi có thể làm ở hiện tại".
Trường Đại học Ôn Châu khi biết được hoàn cảnh của Lý Tân cũng đã bố trí, sắp xếp phòng ký túc xá đặc biệt: đồ nội thất thiết kế riêng, trang thiết bị trong nhà vệ sinh được lắp thêm tay vịn, căn phòng có 2 giường và 1 phòng bếp rộng để nấu ăn. Lý Tân cũng được nhà trường trao học bổng để em có thêm nguồn động lực trên con đường học vấn.
Ông Lý xúc động không nói nên lời vì những gì nhà trường đã giúp đỡ hai cha con. Suốt 1 năm qua, ông luôn dậy sớm từ 5h sáng, nấu ăn, sau đó sắp xếp đồ đạc đẩy xe lăn cho con lên giảng đường. Khi con học, ông đứng ngoài chờ đợi. Buổi trưa, hai cha con ăn cơm ở căng tin trường để kịp giờ học buổi chiều.
Trong những năm tháng còn đi học ở Chiết Giang, ông Lý luôn động viên con: "Con cần cố gắng gấp nhiều lần những bạn khác. Định mệnh như thế nào là do con quyết định mà thôi". Ông cũng thường nhắc nhở những đứa trẻ khác: "Không học thì không có tương lai".
Hình ảnh Ding Ding.
Hình ảnh Ding Ding và mẹ.
Năm 2011, cậu đã có thể tốt nghiệp cử nhân trường Đại học Khoa học môi trường và kỹ thuật Bắc Kinh. Sau đó, cậu đăng ký học Thạc sĩ tại trường Luật Quốc tế và tốt nghiệp năm 2015. Sau khi làm việc được 2 năm, được sự động viên của mẹ, Ding xin học nâng cao tại Đại học Harvard. Qua nhiều vòng phỏng vấn, cuối cùng chàng trai nghị lực này đã nhận được giấy báo trúng tuyển.
Trên cuộc đời này, luôn có những kỳ tích được tạo nên từ những nỗ lực của những con người bé nhỏ. Chẳng có sức mạnh của siêu nhân, chẳng có phép thuật của thần tiên nhưng những điều kỳ diệu vẫn xảy ra. Tất cả là nhờ sự kiên trì, bền bỉ, không cho phép bản thân gục ngã của những con người ấy, và trên hết là niềm tin mạnh mẽ vào một tương lai xán lại.
Có nên gắn thiết bị định vị trên xe chồng? Tin T. 'có tình ý' với L. đã không còn bí mật nữa. Cả công ty bàn tán xôn xao. Họ mổ xẻ, bình luận, đánh giá rồi cuối cùng đưa ra kết luận tội chị vợ của T. T. và vợ quen nhau mấy năm, qua bao nhiêu trắc trở mới nên duyên. Thường ngày, T. chở vợ đi làm, T. chăm...