Buôn lậu 200 iPhone, lãnh 9 năm tù
Chiều 21-12, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đưa ra xét xử và tuyên phạt hai bị cáo Trần Đình Việt (36 tuổi, trú Hà Nội) 9 năm tù, Nguyễn Văn Cường (34 tuổi, Hà Nội) 7 năm tù về tội buôn lậu.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt hai bị cáo phạm tội buôn lậu – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Theo cáo trạng, nhằm buôn lậu điện thoại di động từ Hong Kong về Việt Nam kiếm lời, Việt thuê “cò” thành lập Công ty Tiến Mạnh có chức năng nhập khẩu với giá 5 triệu đồng.
Tiếp đó, Việt thuê Cường để giúp thực hiện các thủ tục hải quan cho công ty. Khi thuê, Việt có cho Cường biết mặt hàng nhập khẩu là thiết bị điện tử, có cả điện thoại di động.
Việt đưa Cường hồ sơ pháp nhân, con dấu của công ty để Cường trực tiếp thực hiện các thủ tục hải quan.
Thông qua các mối quan hệ, Việt biết thông tin về một người phụ nữ tên Xuân (không rõ lai lịch) ở Hong Kong. Người này thường mua điện thoại di động iPhone từ các cửa hàng được hãng ủy quyền tại Hong Kong rồi bán lại cho người kinh doanh sỉ tại Việt Nam. Việt trực tiếp liên lạc với Xuân để thỏa thuận việc mua bán iPhone, cách thức thanh toán, vận chuyển, nhập khẩu về Việt Nam.
Sau khi hai bên thống nhất, Việt gửi thông tin của Công ty Tiến Mạnh để Xuân tìm doanh nghiệp tại Hong Kong xuất hóa đơn và liên hệ hãng hàng không để đơn vị vận chuyển lập vận đơn.
Việt yêu cầu phải ghi thông tin hàng hóa trên hóa đơn và vận đơn là bộ lưu điện UPS với mục đích trốn thuế GTGT (vì bộ lưu điện UPS có giá trị thấp hơn so với điện thoại di động iPhone nên thuế GTGT khi nhập khẩu cũng thấp hơn).
Sau khi nhận được hình ảnh vận đơn, hóa đơn của lô hàng từ Xuân, Việt gửi lại cho Cường và chỉ đạo sử dụng tư cách pháp nhân của công ty thực hiện các thủ tục khai hải quan nhập khẩu.
Cường mở tờ khai hải quan nhập khẩu với thông tin hàng hóa là bộ lưu điện UPS, số lượng 40 bộ, qua cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Sau khi lô hàng này được thông quan, vừa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan thì bị Công an Đà Nẵng bắt giữ. Qua kiểm tra, xác định thực tế hàng hóa nhập về là 200 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu iPhone 6S Plus.
Kết quả định giá số điện thoại mà Việt, Cường buôn lậu về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng bị bắt quả tang ngày 29-9-2017 có trị giá trên 3,1 tỉ đồng.
Vì sao 2 năm mới khởi tố vụ nhập lậu rượu ngoại trên 'chuyến bay giải cứu'?
Lực lượng hải quan phát hiện "chuyến bay giải cứu công dân" từ Nga về Việt Nam ngày 5.12.2020 vận chuyển trái phép rượu ngoại, thuốc lá điện tử trị giá 9,2 tỉ đồng nhưng đến ngày 30.11.2022 mới quyết định khởi tố vụ án.
Thông tin với Thanh Niên, một cán bộ công tác tại Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, trước khi Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) ra Quyết định khởi tố vụ án số 19/QĐ-ĐTCBL về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vụ vận chuyển trái phép nhiều rượu ngoại, thuốc lá điện tử trên "chuyến bay giải cứu công dân" trên chuyến bay mang số hiệu QH 9195 từ Moscow (Nga) về sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) có nhiều tình tiết rất phức tạp, nhạy cảm.
Rượu ngoại được đóng thành thùng lớn gửi trên "chuyến bay giải cứu" từ Nga về Việt Nam. Ảnh CTV
Theo đó, chuyến bay kể trên có một lượng lớn hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ.
Cụ thể, hành khách A.N.B.L ký gửi 35 kiện hành lý có 472 chai rượu hiệu Macallan Double Cask 18 years old, 6 chai rượu hiệu Macallan Rich Mahogany 25 years old, 7 chai rượu hiệu Beluga Transatlantic, 3 chai rượu hiệu Champane Martini và 122 hộp thuốc lá điện tử HEETS.
Hành khách H.T.G có 19 kiện hành lý ký gửi bên trong có 217 chai rượu hiệu Macallan Double Cask 18 years old; 7 chai rượu hiệu Macallan Rich Mahogany 25 years old và 302 hộp thuốc lá điện tử HEETS.
Hành khách B.X.T có 1 kiện hành lý ký gửi gồm 12 chai rượu Macallan Sherry OAK CASK 18 years old.
Cận cảnh rượu ngoại, thuốc lá điện tử cực khủng nhập lậu trên "chuyến bay giải cứu"
Qua kiểm tra, lực lượng hải quan phát hiện 724 chai rượu ngoại các loại và 424 hộp thuốc lá điện tử HEETS. Tổng trị giá của hàng hóa vi phạm tại thời điểm ngày 5.12.2020 lên đến hơn 9,2 tỉ đồng.
Vụ việc này có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, lực lượng hải quan trực tiếp điều tra nghi phạm vận chuyển rượu, thuốc lá liên quan đến cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga.
Bên cạnh đó, đây là chuyến bay giải cứu công dân đang trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng, phức tạp nên công tác điều tra gặp nhiều khó khăn.
Các cá nhân có liên quan đều ở nước ngoài nên việc xác minh phải thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao, đại sứ quán, Bộ Ngoại giao... Sau hơn 2 năm theo đuổi vụ việc, cơ quan hải quan có đủ căn cứ xác định các đối tượng có hành vi lợi dụng "chuyến bay giải cứu" công dân Việt Nam ở Nga về nước để vận chuyển trái phép lượng lớn hàng hóa qua biên giới.
Theo đó, đến ngày 30.11, Cục Điều tra chống buôn lậu mới ra quyết định khởi tố vụ án vận chuyển hàng hóa trái phép trên chuyến bay giải cứu số hiệu QH 9195; chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu cho Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp tục điều tra.
Cơ quan hải quan kiểm đếm được 724 chai rượu ngoại các loại . Ảnh CTV
Bên trong các hộp là rượu ngoại hạng sang, đắt tiền . Ảnh CTV
Nhiều loại rượu nổi tiếng của Nga được vận chuyển trái phép về Việt Nam trên "chuyến bay giải cứu" . Ảnh CTV
Ngoài rượu ngoại, hải quan cũng phát hiện nhiều đồng hồ, quần áo được vận chuyển trái phép trên chuyến bay QH 9195 . Ảnh CTV
Hải quan còn phát hiện 424 hộp thuốc lá điện tử vận chuyển trên chuyến bay, toàn bộ số hàng hóa này không có chứng từ rõ ràng . Ảnh CTV
Khởi tố vụ buôn lậu trên 'chuyến bay giải cứu' từ Nga về Việt Nam Lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết đã chuyển hồ sơ sang Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Khánh Hòa sau khi khởi tố vụ vận chuyển trái phép lô hàng rượu và thuốc lá trên 'chuyến bay giải cứu' từ Nga về Việt Nam. Ảnh tang vật lô hàng nhập lậu trên chuyến bay...