Bưởi – thần dược của người bị tiểu đường
Bưởi không chỉ giàu chất xơ hòa tan mà còn kích thích sự ngon miệng và có tác dụng đốt chất béo, giảm cân, ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường.
Ảnh minh họa: Internet
Công dụng chữa bệnh của bưởi đỏ
- Bưởi đỏ rất giàu vitamin C và kali, do đó, nó được sử dụng như một loại thuốc chữa bí tiện bởi các nguyên nhân gan, thận và các rối loạn tim.
- Bưởi đỏ là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu khác giúp ngăn ngừa cũng như phòng, điều trị nhiều bệnh: Ngừa cảm lạnh thông thường, ngừa ung thư.
- Bưởi đỏ cũng giàu pectin, một chất xơ hòa tan giúp cho lượng cholesterol trong máu thấp hơn.
- Lycopene trong bưởi đỏ có tác dụng chống ôxy hóa, do đó tác dụng giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt…
Video đang HOT
Bưởi là một trong những trái cây chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào, và chứa rất ít calories làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần 1/2 trái bưởi bạn đã có đủ 78% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể.
Bưởi không chỉ dễ ăn, có vị ngọt mát với tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi còn giúp bạn có được làn da đẹp và có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, phòng và chữa một số bệnh như cao huyết áp, đau dạ dày, đái tháo đường…
Khoa học đã chứng minh
Theo Đông y, quả bưởi được gọi là hựu thực, có vị chua, tính hàn, không độc, tác dụng làm tinh thần thư thái, giải nhiệt, giải độc rượu, bồi bổ cơ thể, chữa được chứng có thai nôn mửa, biếng ăn, ăn không tiêu, đau bụng. Bưởi rất có ích cho những người bị mỡ trong máu tăng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì.
Theo y học hiện đại, nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp. Vỏ chứa tinh dầu giúp kháng viêm, làm giãn mạch. Kiểm chứng thực tế cho thấy ăn bưởi đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng chống được đái tháo đường.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Hebrew (Israel) và Bệnh viện Đa khoa Massachusettes (Mỹ) cho biết, ăn bưởi có thể giúp trị bệnh đái tháo đường.
Đó là nhờ naringenin, một chất chống ôxy hóa có trong bưởi có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ dư thừa, đồng thời giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu. Các chuyên gia hy vọng đây có thể trở thành phương pháp chính yếu trong việc điều trị chứng mỡ trong máu cao, bệnh đái tháo đường tuýp 2 và có thể là hội chứng trao đổi chất.
Theo các chuyên gia khác, bưởi được coi như một loại “thần dược”, nhất là đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường. Nước bưởi còn chứa thành phần giống như insulin, làm giảm hàm lượng đường glucose, có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp.
Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên thường xuyên ăn bưởi để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Ăn bưởi sao cho đúng?
Ăn bưởi có thể hạn chế lượng tinh bột dung nạp vào cơ thể, vì thế giúp giảm nỗi lo lắng về bệnh đái tháo đường.
- Các bệnh nhân đái tháo đường cũng được khuyến khích nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày, tương đương với ăn 1 quả bưởi/ ngày để cải thiện tình hình bệnh tật.
- Nước ép bưởi cũng được rất nhiều người dùng để trị tiểu đường. Tác dụng sẽ gia tăng nếu ăn cả bã của múi bưởi. Liều dùng tùy người, trung bình 2-4 múi mỗi ngày.
- Người phải áp dụng chế độ ăn kiêng cũng nên ăn bưởi thường xuyên, bởi lẽ bưởi có khả năng “đốt cháy” các chất béo và calo dư thừa.
Mặc dù bưởi có những hữu ích tuyệt vời như vậy, nhưng điều này không có nghĩa là bạn chỉ ăn riêng bưởi là đủ, mà bạn cần ăn bổ sung đa dạng các loại rau xanh và trái cây khác.
Theo SKGD
Dưa chuột giảm béo, lợi tim
Trang tin y tế MNT vừa tổng hợp một số nghiên cứu gần đây về thành phần dinh dưỡng của dưa leo, ghi nhận thêm những lợi ích mới cho sức khỏe của thức ăn phổ thông này.
Ảnh minh họa: Internet
Theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ, một chén dưa leo xắt lát khoảng 119 g chứa 115 g nước, 16 g calo, 0,8 g protein, 0,2 g chất béo và 2,9 g carbohydrate (trong đó có 0,9 g chất xơ, 1,8 g đường).
Khẩu phần này cung cấp 11% vitamin K; 4% vitamin C, magiê, kali, mangan và 2% vitamin A, thiamin, riboflavin, vitamin B-6, folate, axít pantothenic, canxi, sắt, phốt-pho, kẽm, đồng cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Dưa leo cũng chứa lignan - hoạt chất có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và vài dạng ung thư theo một số nghiên cứu gần đây.
Vốn chứa 95% nước và chất điện phân quan trọng, dưa leo là thực phẩm hoàn hảo nhằm ngăn ngừa sự mất nước trong mùa hè. Nhiều khảo sát cho thấy việc dùng dưa leo giúp giảm cân, kéo giảm nguy cơ béo phì, bệnh đái tháo đường và bệnh tim.
Dưa leo có tác dụng làm mát và mềm da, giảm sưng tấy và viêm ở vết thương trên da. Những lát dưa leo đắp lên mắt có thể giúp kéo giảm triệu chứng sưng mắt vào buổi sáng mới thức dậy hoặc đắp lên da để làm dịu vết sạm nắng.
Ngoài ra, dưa leo còn giúp ngăn ngừa gãy xương nhờ vào tác dụng cải thiện sự hấp thu canxi của vitamin K.
Theo Người lao động
Ăn bơ: Sức khỏe như mơ Quả bơ rất hiệu nghiệm trong việc làm giảm lượng cholesterol "xấu" và tăng lượng cholesterol "tốt". Khi được hỏi về quả bơ, có rất nhiều người lắc đầu quầy quậy: "Ăn thì ngon nhưng nhiều chất béo quá!". Cho tới gần đây, những người ưa chuộng loại trái cây này mới thở phào nhẹ nhõm vì chất béo hiện diện trong quả...