Buổi sáng ngủ dậy mẹ nhớ làm đủ mấy việc này để bơm máu và dinh dưỡng cho bào thai, ối sạch trong, con phát triển đúng chuẩn!
Các hoạt động của mẹ bầu vào buổi sáng rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển thể chất, trí não cho thai nhi.
Ngay từ lúc biết mình mang bầu, em đã cố gắng tìm hiểu rất nhiều kênh thông tin để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và con thật tốt. Nhờ vậy mà con em đẻ ra nặng 3,4 ký, giờ được gần 1 tuổi rồi, trộm vía rất lanh và hiếm khi mắc bệnh vặt.
Nhiều đứa bạn lấy chồng sau em giờ đang mang bầu cứ hỏi em có bí quyết gì hay không chỉ với. Thật ra cũng chả có gì đâu, chỉ cần để ý làm một số việc quan trọng là được. Chẳng hạn vào buổi sáng là thời điểm thai nhi hấp thu nhiều oxi, dưỡng chất nhất trong ngày, mẹ bầu ngủ dậy sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đúng cách thì chắc chắn con trong bụng sẽ mạnh khỏe, ú nu ú nần, mai mốt đẻ ra thông minh, lanh lợi vượt trội so với các bạn khác.
Nhân tiện hôm nay em rảnh nên ngồi gõ vài dòng chia sẻ với các mẹ. Hy vọng chút tấm lòng nhỏ của em sẽ phần nào giúp các mẹ sinh được một đứa con kháu khỉnh, đáng yêu nha.
Đó là vào buổi sáng, mẹ bầu nhất định phải làm đủ mấy việc sau để bơm máu và dinh dưỡng cho bào thai, nước ối sạch trong, con phát triển đúng chuẩn:
1/ Dậy từ từ
Mẹ bầu vừa tỉnh giấc không nên ngồi dậy ngay đâu nha. Mẹ mà bật dậy ngay lập tức sẽ khiến huyết áp thay đổi đột ngột, thiếu máu lên não, đau đầu, chóng mặt, dễ ngất xỉu nguy hiểm lắm. Đó là chưa kể máu truyền vô thai nhi cũng bị ảnh hưởng nữa, con ngột ngạt khó chịu lắm.
Tốt nhất là mẹ nên mở mắt nằm đó thêm 5-10 phút, sau đó xoay người sang phải rồi từ từ ngồi dậy. Nên tập thói quen đi ngủ sớm, không dậy quá sớm và không ngủ nướng quá trưa. Nếu buồn đi vệ sinh thì dậy đi ngay chứ đừng vì nuối tiếc giấc ngủ mà nín nhịn sẽ không tốt cho thận và cả sức khỏe thai nhi đâu nha.
2/ Cẩn thận khi bước ra khỏi giường
Nếu thời tiết đang lạnh, mẹ bầu nên để sẵn áo ấm trên đầu giường, khi nào ngủ dậy khoác vào trước khi bước ra khỏi giường. Mẹ cũng nên sắm đôi dép dành riêng mang trong phòng để tránh lạnh chân vì bàn chân là nơi cần phải giữ ấm nhất của cơ thể. Nhiều mẹ không chú ý đến việc nhỏ nhặt, cơ thể bị lạnh đột ngột thành ra rất dễ bị cảm bệnh, máu huyết lưu thông kém ảnh hưởng tuần hoàn máu đến thai nhi.
3/ Uống ngay một cốc nước ấm theo sở thích
Video đang HOT
Sau một đêm dài ngủ thẳng cẳng, máu sẽ đặc hơn, các chất cặn bã tồn đọng trong cơ thể tăng lên. Mẹ bầu ngủ dậy uống nước kịp thời sẽ giúp điều hòa lưu lượng máu, giúp khí huyết lưu thông, thanh lọc các chất cặn bã cho cơ thể. Ngoài tốt cho mọi cơ quan, nó còn đóng vai trò cải thiện lượng máu nuôi thai nhi, lọc sạch ối cho em bé tha hồ vùng vẫy. Nhưng nhớ là chỉ nên uống nước ấm thôi nha mẹ, đừng uống nước lạnh không tốt tí nào đâu.
Hồi bầu, sáng nào mẹ chồng em cũng pha cho một ly nước ấm uống ngay khi vừa thức dậy. Hôm thì nước chanh mật ong, hôm thì nước gạo rang, hôm thì đổi vị bằng cốc sữa hoặc bột ngũ cốc nhỏ. Có lẽ nhờ vậy mà con em đi siêu âm lúc nào cũng đạt chuẩn cân nặng, đẻ ra sạch sẽ, trắng hồng.
4/ Nghe nhạc, nói chuyện với thai nhi
Nhiều mẹ nói với em là cái này nên làm buổi tối trước khi đi ngủ thì tốt hơn. Sai lầm nha các mẹ ơi! Theo những gì em được biết thì đúng là buổi tối bố mẹ nên trò chuyện với con trong bụng để bé phát triển trí não. Tuy nhiên nên làm sớm sớm để mẹ con còn ngủ chứ không là em bé phấn khích quá sẽ thức khuya, mai mốt thành quen đẻ ra hay khóc dạ đề ban đêm lắm. Còn buổi sáng là khoảng thời gian vàng để kích thích trí não nên bố mẹ nói chuyện em bé trong bụng sẽ nghe rất tập trung và nhớ rất lâu. Khi chào đời thường lanh lợi và thông minh lắm.
Nếu bố mẹ bận không có nhiều thời gian nói chuyện này nọ thì trong lúc vệ sinh, ăn sáng có thể mở bài hát, mở nhạc để hai mẹ con cùng nghe.
5/ Đi bộ một tí, hít thở không khí trong lành
Vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, vung tay vung chân xíu xiu, hít thở không khí trong lành… luôn là phương thuốc thần dược cho sức khỏe bà bầu mỗi sáng. Coi đơn giản vậy đó, nhiều người xem thường vậy đó nhưng mang lại lợi ích không ngờ luôn á các mẹ. Thứ nhất nó sẽ tăng cường cung cấp oxi và máu cho bào thai vì một đêm dài mình ngủ ít vận động nên máu lưu thông kém lắm, con khó chịu mà không nói được thôi. Thứ hai, mẹ cũng cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều, bớt đau nhức mình mẩy, dễ thở hơn, tinh thần sảng khoái nữa.
6/ Ăn sáng đúng chuẩn
Trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau khi thức dậy là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu một bữa sáng. Vì theo các chuyên gia thì sau một đêm dài, lượng đường trong máu giảm sút, nhất là với các mẹ bầu hay bị hạ đường huyết ý. Ăn sáng sau khi thức 60 phút giúp mẹ bổ sung năng lượng và tránh bị choáng váng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất hoạt động mạnh mẽ hơn.
À em có mẹo này hay lắm nha, các mẹ nên thủ sẵn 1 bịch bánh quy hoặc 1 gói hạt (hạt hạnh nhân, hạt đậu rang, hạt điều…) trên đầu giường. Khi mở mắt ra có thể ăn ngay trước khi xuống giường. Cách này không chỉ cung cấp dinh dưỡng, cung cấp năng lượng mà còn giảm bớt tình trạng buồn nôn của các mẹ nghén nhiều ý.
Về thức ăn tốt cho bà bầu vào buổi sáng thì có bột ngũ cốc, súp, cháo, bún, phở, bánh mì… Nên cân bằng đủ 4 nhóm chất, ưu tiên ăn uống ngũ cốc, protein, sữa và hạn chế đường, chất béo.
Các mẹ đừng ăn hết một lúc khiến bụng no căng, khó chịu, ảnh hưởng hệ tiêu hóa và sức khỏe thai nhi. Nên chia ra ăn từng ít một và nhớ ăn trước 10 giờ sáng để tận dụng hết các lợi ích mà đồ ăn mang lại, đồng thời tránh làm đầy bụng sẽ ảnh hưởng tới bữa trưa của mình nữa.
(Hình ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet)
Theo Webtretho
Học người Nhật cách bắt đầu buổi sáng tràn đầy năng lượng với 5 thói quen đơn giản
Ngay từ khi còn nhỏ, người Nhật đã có những thói quen chăm sóc sức khỏe bắt đầu từ lúc mới thức dậy. Cùng khám phá xem họ bắt đầu ngày mới bằng những thói quen nào bạn nhé!
Ngủ dậy uống một cốc nước ấm
Việc uống một cốc nước vào buổi sáng khi mới ngủ dậy có thể kích thích hoạt động cơ thể làm việc trở lại. Thậm chí, đây còn là một cách giúp dạ dày hấp thụ bữa sáng trọn vẹn và đầy đủ hơn, đồng thời nước sẽ truyền vào máu để cung cấp đủ chất dịch cho hoạt động cơ thể.
Bạn có thể bắt đầu với một cốc nước ấm khoảng 150ml, sau đó tăng lên dần từ 250 - 500ml trong ngày. Tùy thể trọng cơ thể mà lượng nước tiêu thụ vào mỗi người sẽ khác nhau. Trung bình mỗi ngày, cứ tiêu thụ khoảng 8 ly nước đối với những người ít hoạt động chân tay.
Xoa mặt và cổ
Bạn dùng khăn mặt nhúng vào nước lạnh (nếu là mùa hè), hay nước ấm (nếu là mùa đông). Sau đó vắt cho bớt nước để bắt đầu xoa lên các vùng trên mặt, cổ cho đến khi da ửng đỏ lên. Thời gian xoa bóp khoảng từ 3 - 5 phút.
Chính việc làm này sẽ kích thích tuyến giáp hoạt động, thúc đẩy kích thích. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu lưu thông, giảm các vết nhăn trên da mặt.
Tẩm quất đầu và cổ
Bạn nắm tay thành quả đấm, sau đó gõ vào trán 50 cái, cổ 50 cái. Việc làm này sẽ giúp não bộ hoạt động minh mẫn, tỉnh táo hơn.
Tắm nước ấm
Sau bữa sáng khoảng 30 - 45 phút, bạn có thể đi tắm một lần trước khi ra ngoài. Lúc tắm, nên dùng sữa tắm xoa thành bọt, chà xát lên cơ thể và xối nước tráng lại người.
Với nam giới thì nên xối từ bụng đến tinh hoàn, nữ giới thì nên xối từ bụng xuống âm hộ. Mục đích là để kích thích hoạt động của cơ quan này vào buổi sáng. Tuy nhiên, cần tránh xối nước thẳng vào khu vực âm hộ vì dễ gây nhiễm trùng nấm men.
Ấn đùi non
Trong quá trình tắm, bạn dùng ngón cái ấn đùi non khoảng 50 cái. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ mệt nhọc ở đôi chân, thậm chí còn giúp bạn đi lại khỏe mạnh hơn để bắt đầu bước ra đường.
Nguồn: Healthyandnaturalworld, Alkaway
Theo Helino
Chia sẻ của bà mẹ về một sự thay đổi bất ngờ của cơ thể khi mang thai mà nhiều phụ nữ không biết Ngoài việc da sạm đi, đường sọc nâu xuất hiện, ngực to lên... thì còn có 1 thay đổi của cơ thể khi mang thai khác nữa mà chưa chắc các mẹ bầu đã biết. Những sự thay đổi của cơ thể khi mang thai về mặt thể chất và tinh thần đối với người mẹ khi mang thai là vô kể. Mới...