Buổi nấu ăn bán trú ở trường tiểu học
HÀ TĨNH – Hàng ngày, bộ phận nhà bếp của trường Tiểu học Nam Hồng (thị xã Hồng Lĩnh) bắt đầu chuẩn bị bữa trưa bán trú từ 6h, kết thúc lúc 13h.
Bữa trưa 24/9 của trường Tiểu học Nam Hồng (thị xã Hồng Lĩnh) gồm: cơm trắng, bí xào tép, canh hẹ nấu trứng, thịt bò xay sốt cà chua. Mâm cơm này định lượng cho ba suất ăn, mỗi suất trị giá 15.000 đồng. Hàng tháng phụ huynh phải nộp thêm 90.000 đồng để trường thuê người làm công tác hậu cần.
Để có bữa trưa phục vụ học sinh lúc 11h, trước đó từ 6h45, đại diện Ban giám hiệu, hội cha mẹ học sinh, ban thanh tra nhân dân tới khu vực nhà bếp của trường để giám sát việc tiếp nhận thực phẩm từ nhà cung cấp. Định lượng rau, gạo, thịt… đều được tổ nhà bếp ghi chép vào sổ để theo dõi, có xác nhận của các thành viên kiểm tra.
Bộ phận nấu ăn của trường gồm 10 người, trong đó có một bếp trưởng, tất cả mặc đồng phục áo màu tím, đeo khẩu trang, tạp dề. Sau khi tiếp nhận thực phẩm, nhân viên bếp được phân công làm các công đoạn như vo gạo, cắt bí, hành tỏi, rửa thịt… Đến 8h, bếp trưởng bưng 14 khay inox đựng gạo đã vo sạch cho vào nồi gas nấu hơi, bơm nước để nấu cơm.
Món chính của bữa trưa 24/9 là thịt bò sốt cà chua. Cà chua và thịt bò được bỏ vào máy xay thịt, trộn lẫn vào nhau.
Khu bếp luôn chuẩn bị sẵn nhiều nồi cùng chảo chuyên dụng. Sau khi chế biến một chảo bí xào tép, đầu bếp tiếp tục phi hành mỡ để nấu món thịt bò sốt cà chua.
Nhân viên nhà bếp rửa lá hẹ để nấu canh với trứng. Bếp trưởng cho hay, món này phải nấu sau cùng, nếu nấu sớm, canh để lâu sẽ nguội và tanh.
10h, cơm nấu trong nồi gas đã chín, nhà bếp đưa từng khay đặt lên bàn gỗ, dùng đũa tre xới tơi lên.
10h50, các món thịt bò sốt cà chua, bí xào tép, canh hẹ nấu trứng đã hoàn tất. Nhà bếp dùng muỗng inox múc thức ăn vào hàng chục chiếc nồi, đậy vung lại để chờ tới bữa trưa.
Nấu xong các món, thức ăn trong ngày được trích ra một ít, bỏ vào các hộp thủy tinh, dán nhãn trên nắp, niêm phong trong tủ lạnh (đảm bảo quy trình 3 bước lưu thực phẩm).
Trường lắp 4 camera phục vụ việc giám sát, theo dõi hoạt động tại khu vực chế biến thức ăn nhà bếp, an ninh cổng trường. Tại phòng Hiệu trưởng có trang bị màn hình theo dõi. Điện thoại di động của các thành viên trong Ban giám hiệu, thường trực phụ huynh có cài chức năng giám sát.
Khoảng 11h, khi kết thúc buổi học, nhân viên nhà bếp cho các nồi đựng cơm và thức ăn lên xe đẩy, đưa đến từng lớp để học sinh ăn trưa.
Học sinh ăn tập trung tại lớp. Với khối lớp 4-5, mỗi lớp cử ra hai bạn phối hợp với cô chủ nhiệm xới cơm, múc thức ăn phân phát cho từng bạn.
Ở các khối lớp 1, 2 và 3, nhân viên nhà bếp sẽ đưa cơm và thức ăn tới từng bàn phục vụ. Nếu em nào có nhu cầu xin thêm cơm và thức ăn thì giơ tay, cô chủ nhiệm sẽ đến từng bàn bổ sung.
Quy trình nấu ăn ở trường Nam Hồng.
Đức Hùng
Theo VNE
Điểm sáng hậu cần ở Trung đoàn 335
Trung đoàn 335 (Sư đoàn 324, Quân khu 4), đóng quân ở vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, đất đai bạc màu, song những năm qua, đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai, bão lụt... có được kết qua đó, một phần rất lớn nhờ bảo đảm tốt công tác hậu cần, đời sống bộ đội.
Cùng đoàn công tác của Sư đoàn 324 lên kiểm tra trận địa phòng không 137 của Trung đoàn 335, khi ánh mặt trời vừa ló qua ngọn cây. Mới lên lưng chừng núi mà lưng áo ai cũng đẫm mồ hôi. Đại úy Phạm Quốc Hội, Đại đội trưởng Đại đội 16 Phòng không đi bên tôi nói nhỏ: "Thế mà hằng ngày, mỗi cán bộ, chiến sĩ trên trận địa phải lên xuống không dưới 10 lần, lấy nước về ăn uống, phục vụ tăng gia và chăn nuôi, chưa kể thực hiện các nhiệm vụ khác đấy anh ạ".
Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 6 (Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 335) chăm sóc vườn rau xanh.
Đúng là thiên nhiên chẳng phụ công người, lên tới trận địa, ai cũng phải trầm trồ trước màu xanh mướt của nhiều loại cây ăn quả, như mít, xoài, nhãn; hệ thống bồn hoa, cây cảnh được quy hoạch khang trang; khu tăng gia tươi tốt với hàng chục loại rau như: Cải ngọt, rau muống, rau dền, mồng tơi, đến đủ cả các loại cây gia vị như hành lá, ớt, sả, tía tô thơm nức. Trên các luống rau là các giàn mướp, bầu, bí trĩu quả. Bên cạnh là các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm với hàng trăm con lợn, dê, gà, vịt...
Để có được kết quả đó, theo Đại đội trưởng Phạm Quốc Hội là cả một sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ. Đến giờ tăng gia, thể thao, quân số đại đội chia làm 3 bộ phận, một bộ phận canh trực SSCĐ, một bộ phận nhổ cỏ, bắt sâu, làm đất, bộ phận còn lại đi gùi nước. Bình quân mỗi ngày một cán bộ, chiến sĩ phải gùi 5 can nước (mỗi can 20 lít) lên trận địa mới tạm đủ cho sinh hoạt. Còn việc tắm giặt, anh em thay nhau uống... nhờ giếng nước nhà dân. Mùa mưa còn đỡ, về mùa hè phải đi hơn 3km mới tới được nguồn nước.
Cái khó ló cái khôn, cán bộ, chiến sĩ mang nước về đổ vào bể, nước đã qua sử dụng sẽ chảy qua hệ thống lọc làm nước uống cho động vật, vệ sinh chuồng trại. Loại nước không thể tái sử dụng thì chảy vào bồn để tưới cây. Binh nhất Hà Văn Nghiêm, chiến sĩ Khẩu đội 1, Trung đội 1, Đại đội 16 chia sẻ với chúng tôi: "Khó khăn, vất vả là thế nhưng được sử dụng sản phẩm do bàn tay mình làm ra, chúng tôi rất vui. Các khẩu đội luôn thi đua với nhau trong tăng gia, chăn nuôi nên ai cũng nhiệt tình, trách nhiệm. Qua thời gian công tác, tôi học được nhiều kinh nghiệm hay, bài học quý về kỹ thuật trồng rau trên đất cằn, khô hạn. Sau này về địa phương tôi sẽ áp dụng những kiến thức này để giúp gia đình phát triển sản xuất".
Không chỉ ở trận địa phòng không 137, đến tham quan khu tăng gia, chăn nuôi tập trung, khu chế biến của trung đoàn chúng tôi nhận thấy, công tác tăng gia sản xuất được cấp ủy, người chỉ huy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được kết quả thiết thực. Trung tá Phan Thắng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 335 cho biết: Đơn vị đứng chân trên địa bàn đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, đây là khó khăn lớn trong tăng gia sản xuất. Nhưng với tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ, sản phẩm tăng gia sản xuất của bộ đội khá đa dạng, bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời còn có giá rẻ hơn giá thị trường từ 10 đến 40%".
Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung đoàn 335 đã thu hoạch được 120 tấn rau các loại, gần 78 tấn thịt lợn, hơn 28 tấn cá, gần 24 tấn thịt gia cầm. Bên cạnh việc duy trì chế độ, nền nếp vệ sinh, phòng bệnh, công tác cơ sở vật chất hậu cần, tài chính được đơn vị thực hiện nghiêm túc. Đây chính cơ sở để đơn vị nâng cao chất lượng đời sống bộ đội, bảo đảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trung tâm.
Bài và ảnh: LÊ TƯỜNG HIẾU
Theo QĐND
Học sinh bị giáo viên đánh ở An Giang: Nạn nhân có ý xin chuyển trường Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Phú, học sinh P.T.M.T., người nghi bị thầy giáo Lê Trường Thọ đánh vẹo cột sống, đã xin nghỉ và có ý định chuyển trường. Trường Trung học cơ sở Long Hòa, nơi xảy ra vụ việc. (Nguồn ảnh: thcslonghoa.pgdphutanag.edu) Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Phú, học...