Bước vào tuổi 40, tôi bàng hoàng phát hiện 6 thói quen phổ biến này trong gia đình mình chính là sai lầm!
Mỗi gia đình đều có những thói quen riêng. Thói quen có thể được hình thành ngay từ khi chúng ta còn nhỏ.
Khi lớn lên, chúng ta lặp lại những thói quen này hàng ngày một cách vô thức và không biết nó đúng hay sai, bởi vì ai cũng làm như vậy.
Nhưng ngày nay, khi mọi thứ đều phụ thuộc vào cơ sở khoa học, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, nhiều thói quen thường coi là hiển nhiên rốt cuộc lại sai lầm!
1. Gấp chăn ngay khi thức dậy vào buổi sáng
Thói quen này đã hình thành ở nhà từ khi tôi còn nhỏ. Nếu tôi không gấp chăn ngay khi thức dậy, mẹ sẽ cằn nhằn tôi không ngừng! Tôi tin chắc rằng đây cũng là thói quen của rất nhiều gia đình và cũng chính vì thế nên tôi chưa bao giờ nghi ngờ về tính đúng sai của nó cho đến ngày hôm nay.
Chúng ta ngủ trên giường cả đêm, chăn bông sẽ tích tụ rất nhiều mồ hôi và gàu. Bởi vậy nên khả năng cao, không khí trong chăn bông lúc này rất tệ. Nó là nơi ẩn nấp, sản sinh của rất nhiều loại virus. Vì vậy, cách làm đúng là trước tiên hãy mở cửa sổ thông gió, úp chăn phẳng xuống, đợi hơi khí trong chăn bay hết rồi đi giặt. Lúc này, bạn có thể đi vệ sinh cá nhân hoặc dọn dẹp qua nhà cửa, khi quay lại thì gấp chăn.
2. Cấp đông thịt trực tiếp trong túi nilon siêu thị
Nhiều người thích mua nhiều thịt một lần rồi bảo quản trong tủ lạnh. Vì lười biếng và cho rằng túi đựng trong siêu thị cũng phù hợp cho việc bảo quản rồi nên họ để nguyên như vậy và cho vào tủ lạnh. Trên thực tế, cách bảo quản này luôn sai.
Vì túi nilon trong siêu thị không phải là túi nilon chuyên dụng đựng thực phẩm nên việc tiếp xúc lâu dài với thịt cũng sẽ thải ra các chất độc hại trong nhựa. Từ đó làm thịt bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến cơ thể sau khi chúng ta ăn vào. Cách làm đúng là sử dụng túi đóng gói thực phẩm để bọc kín thịt trước khi cho vào tủ lạnh!
3. Mặc đồ lót ngay sau khi tắm
Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi vì sợ tôi bị cảm nên thường bắt mặc quần áo hoàn chỉnh trước khi bước ra ngoài. Tuy nhiên, vì khi đó người chưa khô hẳn nên việc mặc quần áo vào luôn thực sự rất khó chịu, ẩm ướt. Nhưng vì sợ bị ốm nên tôi vẫn làm theo.
Tuy vậy, bây giờ tôi đã biết thói quen này là sai. Mặc quần áo ngay sau khi tắm, lúc cơ thể còn ướt sẽ không tốt cho sức khỏe vì vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sản trong môi trường ẩm ướt, đặc biệt là đồ lót.
4. Giặt đồ lót bằng nước ấm
Khi giặt đồ lót, nhiều người thích sử dụng nước ấm vì cho rằng nước ấm có độ diệt khuẩn cao, giúp giặt sạch vết bẩn trên đồ lót hơn. Trên thực tế, cách làm này cũng là điều sai lầm. Vì dịch tiết ra của cơ thể con người có chứa chất protein nên giặt bằng nước ấm sẽ khiến chúng bị hư hỏng và không tan trong nước.
Nước ấm sẽ khiến vết bẩn, vi khuẩn trên quần lót bám vào quần lót cứng đầu hơn, khiến việc giặt giũ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, cách làm đúng đắn là khi giặt đồ lót chúng ta phải giặt bằng nước lạnh.
Video đang HOT
5. Máy giặt không làm khô quần áo kịp thời
Quần áo được cho vào máy giặt và cần được sấy khô ngay sau khi giặt. Nhưng đôi khi chúng ta bận làm công việc khác nên quên không phơi hoặc sấy khô quần áo ngay sau khi máy thực hiện xong chu trình giặt đồ. Điều này khiến quần áo có hiện tượng bốc mùi hôi.
Nguyên nhân là do môi trường ẩm ướt sau khi giặt quần áo trong máy giặt cộng với sức nóng của máy dễ khiến số lượng lớn vi khuẩn sinh sôi trong quần áo trong máy giặt.
Cách làm đúng là sau khi máy giặt giặt xong quần áo, chúng ta nên đem quần áo ra phơi khô càng sớm càng tốt.
6. Xả bồn cầu không đóng nắp
Nhiều người chỉ nhấn nút xả nước sau khi đi vệ sinh mà không đóng nắp lại. Tưởng chừng như đây chỉ là một thói quen nhỏ nhưng nó lại có tác động rất lớn đến sức khỏe của bạn.
Khi xả bồn cầu, lốc xoáy do bồn cầu tạo ra sẽ đưa một số vi sinh vật như vi khuẩn, virus trên phân của chúng ta vào không khí, có thể dính mắc vào đồ vệ sinh hoặc quần áo, khăn được treo gần đó.
Cách làm đúng là khi đi vệ sinh, trước tiên chúng ta phải đóng nắp bồn cầu lại rồi nhấn nút xả nước.
Những thói quen nhỏ tưởng chừng như bình thường này thực ra có liên quan mật thiết đến sức khỏe của chúng ta. Hãy thay đổi ngay từ hôm nay nhé!
Mẹ đã giúp tôi tiết kiệm được 3,5 tỷ đồng đầu tiên chỉ nhờ những thói quen chi tiêu đơn giản
Tiền không phải là tất cả. Hãy học cách kiểm soát và để nó phục vụ cho cuộc sống của chúng ta.
Mẹ đã đưa chúng tôi đến với thế giới đầy màu sắc này và dành cuộc đời lớn lên cùng chúng tôi. Nói một cách khác, mọi điều chúng ta nói và làm đều có dấu ấn của mẹ. Chuyện quản lý tài chính cá nhân của tôi cũng thế. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn những nguyên tắc đơn giản nhưng chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho bạn suốt đời về việc tiết kiệm này!
Tiền có ý nghĩa nhiều hơn chỉ là những con số
Tiền không phải là tất cả, nó chỉ là công cụ phục vụ cuộc sống của chúng ta. Đừng để tiền chi phối cuộc sống của chúng ta, mà hãy học cách kiểm soát và để nó phục vụ chúng ta.
Khi tôi khoảng 7 tuổi, mẹ tôi đã dạy tôi khái niệm "tiền" bằng cách trực tiếp để tôi làm chủ gia đình và dùng ngân sách 400 nhân dân tệ (khoảng 1,4 triệu đồng) để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình trong một tháng.
Kết quả là tôi đã tiêu hết một nửa số tiền chỉ trong tuần đầu tiên. Mẹ tôi nói: "Con là chủ gia đình nên mọi quyết định của con sẽ được cả nhà chia sẻ trong 3 tuần tới, mọi chi phí đều được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng!".
Trong vòng một tháng, tôi đã hiểu được khái niệm cụ thể về tiền và những biểu hiện của nó trong cuộc sống chứ không phải chỉ theo cách phát âm và nghĩa đen của "tiền".
Khi lớn lên, tôi cũng làm theo tư tưởng này, nghiêm túc xem xét từng đồng kiếm được và cẩn trọng học hỏi về quản lý tài chính.
Đến tuổi 35, tôi đã tiết kiệm được hơn 1 triệu tệ (tương ứng hơn 3,5 tỷ đồng) đầu tiên trong đời dù khi đó tôi chỉ làm duy nhất 1 công việc. Đồng thời, tôi cũng sở hữu hai căn nhà và một cửa hàng ở một thành phố hạng hai, đồng thời vẫn có thể dành toàn tâm toàn ý để chăm lo tốt cho cả gia đình.
Tôi nghĩ bạn nên hiểu 1 vấn đề cốt lõi như thế này, tiền không phải để tiêu mà phải tìm cách tiêu làm sao cho xứng đáng. Đừng tin những gì người khác nói về việc bạn phải kiếm được thật nhiều tiền, bằng mọi giá. Thay vào đó, mẹ tôi chỉ nói: "Nếu con kiếm được nhiều tiền hơn cho bản thân thì sau này con sẽ ít phải nhờ tới sự trợ giúp của người khác hơn. Hãy coi tiền như chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn đến những trải nghiệm nhất định".
Trước khi tiêu tiền, hãy lên kế hoạch trước
Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã dạy tôi: "Nếu không biết tính toán, tiết kiệm thì cả đời con sẽ luôn phải sống trong cảnh nghèo đói, túng thiếu và thậm chí là nợ nần". Từ lúc nhà bà nội phải sống trong căn nhà xiêu vẹo, thông gió tứ phía, bố mẹ tôi đã dạy dỗ ba anh em chúng tôi và trở thành những người đầu tiên xây nên những ngôi nhà khang trang, kiên cố trong làng.
Khi tôi còn nhỏ, mỗi tháng bố mẹ đến ngày lĩnh lương, họ sẽ dồn tiền lại, không làm những gì họ muốn mà chỉ làm những gì cần thiết, ví như: Chi phí sinh hoạt gia đình, điện nước, học phí, tiền ưu đãi cùng các khoản tiền khẩn cấp... Từ đó, tôi rút ra kinh nghiệm, dù thu nhập có dư dả đến thế nào cũng nên hình thành thói quen quản lý tài chính, dành dụm tiền bạc cho những mục đích cụ thể để có những sắp xếp hợp lý nhằm tăng thu, giảm chi.
Theo đó, tôi được mẹ dạy rằng, dù giàu hay nghèo thì việc đầu tiên phải làm vẫn là lập ngân sách cẩn thận, suy nghĩ kỹ trước khi mua đồ, tránh mua những thứ vô dụng chất đống khắp nơi trong nhà. Bạn có thể ăn ít hơn nhưng là những món ngon hơn, giàu dưỡng chất hơn để cải thiện chất lượng của mình... Nhìn chung, bạn phải có khoản tiết kiệm theo kế hoạch của riêng mình. Bằng cách này, bạn sẽ dần dần có khoản tiết kiệm của riêng mình để có thể sử dụng để giải quyết các trường hợp khẩn cấp khác nhau.
Bà và mẹ tôi đều nói với tôi rằng chỉ cần có đủ cơm ăn đủ mặc thì cả đời bạn sẽ không có ý định nghèo khó. Mục tiêu rõ ràng, bám sát kế hoạch và hướng dẫn từng bước của cuộc sống.
Tiết kiệm ít tiền cho tương lai
Những gì tôi còn nhớ hồi nhỏ là mẹ đã đưa tôi tham gia vào mọi việc nhỏ nhặt trong cuộc sống, điều đó khiến tôi sớm hiểu rằng kiếm ít tiền rất khó nhưng lại có rất nhiều việc trong cuộc sống cần tới tiền. Dần dần, tôi cũng sẽ chia tiền thành nhiều phần và lên kế hoạch sử dụng. Tôi không tiết kiệm được nhiều ngay từ khi kiếm được những đồng đầu tiên, nhưng dù thế nào, lương cao hay thấp thì tôi vẫn để dành được chút ít cho bản thân.
Tiết kiệm ít tiền mang lại cho bạn sự tự tin và sự chủ động trong cuộc sống. Đừng mua những mặt hàng tiêu dùng lớn (chẳng hạn như ô tô) trước khi bạn có đủ số vốn mà bạn nghĩ mình có. Nhưng bạn không được tiết kiệm đồ ăn và chăm sóc tốt cho cơ thể mình.
Sống trong khả năng của bạn, những gì bạn tiết kiệm được là những gì bạn kiếm được
Triết lý của mẹ tôi là "tiền phải được tiết kiệm". Trước khi có việc làm, tôi tin rằng mục tiêu của cuộc sống nằm ở chỗ "phải kiếm được tiền". Bây giờ đi làm tôi mới thấy mẹ nói đúng, kiếm ít tiền không hề dễ dàng, vậy nên nhất định phải tiết kiệm. Đó là lý do tôi học cách may vá để tự sửa chữa những món đồ khi chúng gặp 1 vài lỗi nhỏ nào đó.
Mỗi khoản tiền phải chi tiêu rõ ràng, ghi chép chi tiết, hàng tháng phải gửi vào ngân hàng thì ít rồi cũng thành nhiều, từng đồng nhỏ sẽ nhân lên và cuối cùng sẽ có ngày bạn phải bất ngờ với số tiền mình đã tiết kiệm được.
Thời buổi của tôi không có hình thức để "tiền đẻ ra tiền" nào khác ngoài cách gửi vào ngân hàng. Thói quen tôi hình thành cho đến nay là tận dụng mọi thứ một cách tốt nhất, không lãng phí, hạch toán cụ thể, hiểu rõ mọi khoản chi tiêu và không tiêu tiền bừa bãi.
Tiết kiệm ít tiền không chỉ là keo kiệt mà còn là tiêu tiền một cách có kế hoạch. Ví dụ, hàng tháng bạn nên dành một khoản ngân sách nhất định cho các chi phí trong gia đình như tiền nước, điện, ga, điện thoại để đảm bảo các chi phí cơ bản của cuộc sống.
Mẹo quản lý tiền bạc cho các bà mẹ
Mẹ tôi tuy không có trình độ học vấn cao nhưng có thể quan sát phương pháp quản lý tài chính của người khác và sử dụng tiền theo ba phần:
1. 1/3 được dùng cho những thứ bạn thường muốn mua (chẳng hạn như đồ dùng học tập, hoặc các lớp học bạn yêu thích).
2. 1/3 dùng để mua bảo hiểm.
3. 1/3 được dùng để mua vốn đầu tư cố định.
Ngoài ra bà cũng dạy tôi vài điều tuy "cổ hủ" nhưng luôn hữu ích như sau:
- Đừng vay tiền để tiêu: Nếu có nhiều tiền hơn, bạn có thể chi tiêu nhiều hơn. Còn nếu có ít tiền thì hãy điều chỉnh chi tiêu. Một khi người ta vay tiền để theo đuổi những mục đích tiêu dùng không cần thiết thì bạn sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền.
- Hãy tiết kiệm ít tiền trước rồi mới tiêu: Phải tiết kiệm một cách mạnh mẽ, nếu không hàng tháng bạn sẽ là kẻ lãng phí.
- Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ: Ở thị trấn nhỏ của chúng tôi, mẹ tôi đã biết từ rất sớm rằng chúng tôi cần phải chia nhỏ số tiền tiết kiệm được vào các "giỏ" khác nhau.
Đầu tư vào cuộc sống
Mẹ tôi không bao giờ thỏa hiệp về chất lượng thực phẩm và thà mua nó với mức giá cao hơn 1 chút nếu nó thực sự tốt cho sức khỏe. Quan điểm của mẹ tôi: "Sức khỏe là sự giàu có vô giá".
Ngoài chuyện ăn uống thì việc đầu tư cho con cái cũng là điều được mẹ tôi ưu tiên. Dù trước đây điều kiện gia đình rất nghèo nhưng mẹ tôi vẫn chu cấp cho hai anh em tôi ăn học. Bây giờ chúng tôi đã ra ngoài xã hội, có khả năng kiếm ít tiền, kết hôn và sinh con. Mẹ tôi làm điều đó chỉ với ước mong duy nhất rằng chúng tôi có thể sử dụng kiến thức để thay đổi vận mệnh của chính mình trong tương lai.
Hơn nữa, điều mẹ dạy tôi nhiều nhất là không lãng phí, sống trong khả năng của mình, sẵn sàng chia sẻ, đầu tư vào các mối quan hệ, để sự giàu có sớm muộn sẽ quay trở lại với mình và phải sáng suốt về tiền bạc.
Bên cạnh các mối quan hệ xã hội có chất lượng, mẹ tôi cũng chọn đầu tư vào:
- Con cái: Quần áo có thể không cần phải đắt tiền nhưng phải thoải mái, tinh tế và có chất lượng tốt. Quần áo phải phù hợp với nhiều dịp khác nhau.
- Với bố mẹ, ông bà và người thân: Hãy hiếu thảo!
Mỗi tháng khi gặp ông bà, tôi đều phải mang theo quà. Khi nào dư dả sẽ biếu ông bà chút tiền.
- Bạn bè: Ai cũng cần giao tiếp với bạn bè. Hãy chọn lọc và dành một khoản nhỏ cho việc gặp gỡ bạn bè mỗi tháng.
Chúng ta đã được hưởng lợi rất nhiều từ "trường học" của mẹ và chúng ta sẽ mang theo trí tuệ này bên mình trong thế giới hỗn loạn cho đến hết cuộc đời. Điều chúng ta hy vọng không chỉ là một cuộc sống giàu sang mà còn là tinh thần giàu sang.
Cơm đã chín, có nên rút phích cắm nồi cơm điện ra hay không: Hóa ra bấy lâu nay nhiều người vẫn làm sai Đây là chi tiết nhỏ, thường bị mọi người bỏ qua. Nội dung chính: - Thói quen nhiều người mắc phải - Cách làm sạch nồi cơm bằng baking soda - Cách làm sạch nồi cơm bằng kem đánh răng Cơm chín rồi có nên rút phích cắm? Một trong những thiết bị nhà bếp được sử dụng thường xuyên nhất là nồi...