Bước vào lăng mộ thái giám Lý Liên Anh, đội khảo cổ ‘chết khiếp’ vì cảnh tượng ám ảnh bên trong quan tài!
Nằm giữa quan tài Lý Liên Anh là một xác người đắp chăn bông kín thân, song khi lật tấm chăn lên, đội khảo cổ lại bắt gặp một cảnh tượng hãi hùng.
Lý Liên Anh – đại thái giám của nhà Thanh đã sống trong Tử Cấm Thành suốt 4 triều đại vua: Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi.
Với vẻ ngoài bóng bẩy, thông minh và tài ăn nói của mình, ông ta đã trở thành thái giám tâm phúc được Từ Hi thái hậu sủng ái. Thậm chí, bà còn phá bỏ luật lệ tổ tiên phong cho Lý Liên Anh quan phẩm cao nhất, từ một người chỉ được coi là nô tì mà leo lên đỉnh cao của quyền lực, thậm chí quyền hành của ông còn lấn át cả hoàng thượng và hoàng hậu.
Công trình khảo cổ mùa hè năm 1966
Mùa hè năm 1966, ở quận Hải Điện, Bắc Kinh, ngôi mộ thái giám Lý Liên Anh đã được phát hiện trong khuôn viên trường trung học 61. Ban đầu ngôi mộ được phát hiện bởi một nhóm thường dân 5 – 6 người. Theo báo có, lăng có diện tích khoảng 20 mẫu, cửa lăng có chiếc cổng vòm bằng đá cẩm thạch trắng vô cùng uy nghiêm.
Lăng mộ thái giám Lý Liên Anh được phát hiện bởi người dân thành phố Bắc Kinh. Hình ảnh: Zhihu
Trên cổng có đề dòng chữ: “Mộ của Lý tổng quản do vua ban”, phần trụ hai bên có đề câu đối: “Thông u hướng minh chiêu thùy vạn tự – Đại trung chí chính củng cố thiên thu.”
Đội khảo cổ đã nhanh chóng nhập cuộc sau thông tin trình báo của quần chúng. Do mộ được xây trên nền đất tam thổ cứng (quy cách xây lăng hoàng gia) nên các chuyên gia phải dùng máy xúc làm việc liên tục suốt 1 tuần lễ mới đào tới được mộ thất.
Căn phòng bên trong lăng mộ thái giám Lý Liên Anh Hình ảnh: Sohu
Khi vừa bước xuống lăng, đội khảo cổ bắt gặp một căn phòng lát đá cẩm thạch trắng, hoa văn chạm khắc trên các bức tường phía đông và phía tây của căn phòng vô cùng tinh xảo. Căn phòng này chính là mộ thất chứa quan tài thái giám Lý Liên Anh.
Cỗ quan tài màu đỏ tím, sơn son thiếp vàng được đặt trên phản đỡ làm từ ngọc bích. Xung quanh quan tài trải đầy những trang sức, mặt dây chuyền và tiền xu đồng khắc chữ “Lý”.
Cảnh tượng hãi hùng bên trong quan tài
Đồ tùy táng uy nghi và phong phú là vậy nhưng cảnh tượng bên trong quan tài vị thái giám lại làm cho đội khảo cổ “chết khiếp”. Nằm giữa quan tài là một xác người đắp chăn bông kín thân, song khi lật tấm chăn lên, người ta chẳng thấy thân thể ông mà chỉ có một đống bùn nhão nhoét
Video đang HOT
Thi thể vị thái giám quyền lực nhất thanh Triều giờ chỉ còn lại… đúng một cái đầu!
Những thành viên đội khai quật lúc bấy giờ vẫn còn run khi kể lại: “Tôi vẫn nhớ hình dáng của hộp sọ ấy, gò má cao và cái miệng chu lên. Phía trên được bao phủ bởi một lớp da giúp giữ cái đầu nguyên vẹn”.
Cảnh tượng hãi hùng bên trong quan tài thái giám Lý Liên Anh. Ảnh: Zhihu
Hình dạng không toàn thây của Lý Liên Anh có thể khiến nhiều người tin rằng nơi đây đã bị mộ tặc xâm phạm, những kẻ cắp vì tham đồ tùy táng mà giẫm đạp lên thi thể vị hoạn quan, tuy nhiên các chuyên giao khảo cổ lại không nghĩ như vậy!
Căn phòng mộ này thực tế còn rất nguyên vẹn và ngăn nắp, cỗ quan tài không chút hư hại cùng hàng trăm món tùy táng giá trị trong lăng đã cho thấy chưa ai từng xâm phạm vào khu vực này.
Bên cạnh thi thể Lý Liên Anh, giới khảo cổ còn thu được nhiều vật báu được tùy táng trong lăng như chuỗi hạt Phật giáo, vàng bạc châu báu, vòng tay, nhẫn và dây chuyền làm bằng ngọc bích ngâm vàng từ thời nhà Tống. Song đặc biệt nhất phải kể tới thanh bảo kiếm làm bằng đá Sapphire từ thời nhà Thanh.
Trang sức ngọc bích và chuỗi tràng hạt bên trong lăng mộ Lý Liên Anh. Hình ảnh: Twoeggz
Thật không ngoa khi nói rằng lăng mộ của Lý Liên Anh chính là lăng mộ thái giám xa hoa nhất trong lịch sử. Điều đó đủ để chứng tỏ ông ta từng được sủng ái đến mức độ nào.
Bí ẩn thi thể “đầu còn thân mất” của Lý Liên Anh
Vậy đâu là nguyên nhân khiến di thể vị thái giám tâm phúc của Từ Hi Thái hậu trở nên thê thảm tới vậy? Để trả lời câu hỏi này, các nhà sử học đã cần quay ngược thời gian về thời điểm Lý Liên Anh qua đời.
Tháng 10 năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời, theo “Gia phả họ Lý”: “Tròn trăm ngày để tang, Lý Liên Anh xuất Cung Dưỡng lão.”
Đại thái giám Lý Liên Anh. Hình ảnh: Zhihu
Vị thái giám chuyển về nhà ở Bắc Kinh, hàng ngày ăn chay niệm Phật, đóng cửa không ra ngoài. Ba năm sau, Lý Liên Anh qua đời. Hậu duệ của gia đình họ Lý kể lại ông ta chết vì mắc bệnh kiết lỵ và chết trong vòng ba hoặc bốn ngày sau khi mắc bệnh.
Trái với thông tin bên trên, các văn bia lịch sử nhà Thanh lại ghi rằng Lý Liên Anh bị giết chết. Dưới thời Từ Hi thái hậu, ông ta đã gây thù chuốc oán với không ít người và không còn chỗ dựa sau sự lụi tàn của triều đình phong kiến khiến cho người ta càng khẳng định rằng Lý Liên Anh đã bị giết không toàn thây.
Dân gian cũng lan truyền một tin đồn khác về việc chôn cất Lý Liên Anh. Theo đó, vì lúc sinh thời có quá nhiều kẻ thù nên ông đã chủ động làm lễ tang giả rêu rao khắc kinh thành để đánh lạc hướng dư luận. Lăng mộ này của ông cũng là ngôi mộ giả, chỉ an táng một phần cơ thể, còn nơi an nghỉ thật lại nằm ở chỗ khác.
Theo giả thuyết này, các nhà khảo cổ học Trung Quốc cũng ra sức tìm kiếm những manh mối về “ngôi mộ còn lại” của Lý Liên Anh nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Những ghi chép mơ hồ trong các tư liệu lịch sử, những lời đồn đại của dân chúng và những sai sót trong lời truyền lại của con cháu nhà họ Lý càng khiến cái chết của vị thái giám nhà Thanh thêm phần mờ hồ. Bí ẩn về cái chết của đại thái giám bậc nhất thời nhà Thanh có thể được hé lộ vào một ngày nào đó, hoặc nó sẽ tiếp tục bị chôn vùi trong cát bụi mãi mãi về sau.
Ngôi mộ gia tộc vừa được phát hiện ở Trung Quốc: Đội khảo cổ ngỡ ngàng khi bước vào bên trong!
Lăng mộ được phát hiện ngày 7/7 thuộc về là gia tộc họ Quách, nhiều khả năng là địa chủ hoặc thương nhân giàu có, sống vào cuối triều đại nhà Nguyên.
Vào ngày 7 tháng 7, Viện Nghiên cứu Khảo cổ Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc thông báo đã phát hiện một nhóm các ngôi mộ gia đình quý hiếm từ thời nhà Nguyên ở vùng ngoại ô phía đông Tế Nam. Tổng cộng có 12 ngôi mộ, 11 ngôi mộ bằng gạch bích họa được chạm khắc tinh xảo và 1 ngôi mộ bằng đá.
Chủ nhận những lăng mộ này là gia tộc họ Quách, nhiều khả năng là địa chủ hoặc thương nhân giàu có, sống vào cuối triều đại nhà Nguyên.
Khu lăng mộ nhà họ Quách có quy mô lớn, trong mộ còn nguyên những bức bích họa. (Nguồn: Sina).
Ông Li Ming - giám đốc Viện nghiên cứu khảo cổ Tế Nam cho biết: "Mặc dù hầu hết các ngôi mộ đều bị trộm, vẫn còn 7 ngôi mộ xác định được niên đại và chủ nhân, điều này tương đối hiếm ở Sơn Đông".
Li Ming, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khảo cổ Tế Nam tại hiện trường (Nguồn: Sina).
Ông cũng cho hay: "Các ngôi mộ triều Nguyên này được sắp xếp có trật tự. Rõ ràng, sau khi quy hoạch, một số chủ sở hữu lăng mộ có quan hệ huyết thống, điều này cung cấp tư liệu mới để nghiên cứu việc bố trí nghĩa trang các dòng họ triều Nguyên".
Theo báo cáo nhanh, hình dáng các ngôi mộ khá khác nhau, có sự khác biệt giữa các buồng bằng gạch và đá, buồng đơn và buồng đôi. Phong tục mai táng cũng khác nhau bao gồm chôn cất, hỏa táng, di quan, cải táng.
Chuyên gia ngỡ ngàng khi bước vào ngôi mộ
Điều khiến các chuyên gia ngỡ ngàng là trong một số ngôi mộ của gia tộc này còn nguyên vẹn những bức tranh chạm khắc bằng gạch, tranh tường vô cùng tinh xảo. Nội dung tranh phong phú, tái hiện lại khung cảnh khai trương cửa tiệm, bản đồ và cả những cảnh sinh hoạt hằng ngày.
Ngôi mộ được đánh số M9 là một ví dụ, ngôi mộ có 9 bậc ở phía nam, mỗi bậc cao khoảng 50cm, hai bên cửa mộ và hành lang là những bức tranh đẹp như hoa mẫu đơn và xe ngựa và ngựa được phát hiện tuy nhiên họa tiết khá mờ nhạt.
Văn bia được tìm thấy (Nguồn: Chinanews).
Những bức tranh tường này được bảo tồn cho đến ngày nay chủ yếu là do tay nghề thủ công và vật liệu sử dụng thời đó rất tốt, lớp sơn tương đối dày. Song, chuyên gia cũng e ngại tranh sẽ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nước.
Những bức tranh màu ở tầng dưới của một số ngôi mộ được bảo quản kém và mờ sơn nghiêm trọng, nguyên nhân được đưa ra là do môi trường ẩm ướt cùng sự thay đổi của kết cấu đất đã khiến một số bức tranh bị phá hủy.
Điều đặc biệt hơn cả chính là ở biện pháp chống trộm vô cùng đặc biệt của ngôi mộ. Các biện pháp chống trộm cho những ngôi mộ này được thực hiện rất tốt: "Chúng tôi tìm thấy một tảng đá bịt cửa mộ nặng khoảng 600kg phía sau ngôi mộ, phải nhờ sức mạnh của cần cẩu chúng tôi mới có thể di chuyển được".
Các di vật văn hóa được tìm thấy. (Nguồn: Sohu).
Nhóm chuyên gia cũng tìm thấy tổng số hơn 60 bộ di vật văn hóa bao gồm đồ gốm, sứ, gương đồng và tiền đồng. Các loại đồ sứ khác nhau được khai quật trong các lăng mộ có thể được sử dụng như tiêu chuẩn để xác định niên đại của đồ sứ thời nhà Nguyên ở các khu vực xung quanh.
Sau khi công tác khai quật hoàn thành, địa phương sẽ lập phương án bảo vệ di tích văn hóa tương ứng theo hiện trạng và điều kiện thực tế của địa phương nhằm bảo vệ di sản văn hóa lịch sử và đảm bảo xây dựng kinh tế.
Tìm thấy lăng mộ con trai Trọng Thủy, cháu đích tôn Triệu Đà: Đội khảo cổ choáng ngợp khi bước xuống hầm sâu 12m! Năm 1983, một người công nhân tại Quảng Châu đã sa chân vào chiếc "hố đen không đáy" để tình cờ khám phá ra lăng mộ Triệu Văn Vương - con trai Trọng Thủy. Quảng Châu là một trong những "thành phố GDP nghìn tỷ" tại Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng kinh tế cực nhanh trong suốt nhiều năm. Người ta...