Bước tiến mới về kỹ thuật mổ nội soi
Trước đây, mổ nội soi chỉ áp dụng điều trị bệnh lý đơn giản, nhưng nay được mở rộng điều trị nhiều bệnh lý phức tạp như: ung thư, xương khớp, tim mạch…
Bác sĩ Lâm Việt Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa, BV Chợ Rẫy tham gia cùng êkip bác sĩ BV Bà Rịa phẫu thuật nội soi cắt đại tràng cho bệnh nhân tại BV Bà Rịa.
LÀM CHỦ NHIỀU KỸ THUẬT MỔ NỘI SOI
Ông Lê Văn Q., 57 tuổi ở phường Kim Dinh, TP.Bà Rịa vừa được phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng thấp bằng phương pháp mổ nội soi. Đây là kỹ thuật mới do BV Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh chuyển giao cho BV Bà Rịa trong tháng 3/2021 và ông Q. là bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật bằng kỹ thuật mới này.
Cách đây gần 1 năm, ông Q. bị xuất huyết nhiều và đã được chẩn đoán bị ung thư trực tràng thấp; tuy nhiên do hoàn cảnh khó khăn, cộng thêm tâm lý lo lắng nên ông Q. đã từ chối điều trị phẫu thuật tại BV tuyến trên. Đến giữa tháng 3/2021, ông Q. xuất huyết liên tục và buộc phải nhập viện tại BV Bà Rịa.
Lúc này qua tư vấn của bác sĩ, ông Q. đồng ý làm phẫu thuật nội soi ung thư trực tràng thấp để loại bỏ khối u. Sau phẫu thuật, sức khỏe của ông Q. hồi phục hơn, tình trạng xuất huyết dạ dày đã được khắc phục cơ bản.
Bác sĩ Thái Đàm Hạnh, Trưởng Khoa Ung bướu, BV Bà Rịa cho biết, trong thời gian qua, Khoa Ung bướu của BV đã ứng dụng khá phổ biến kỹ thuật mổ nội soi trong điều trị ung thư; gần đây nhất là kỹ thuật nội soi ung thư dạ dày do BV ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh chuyển giao; nội soi cắt đại tràng và kỹ thuật nội soi trực tràng nói trên.
Phẫu thuật bằng phương pháp nội soi giup vết mổ nhanh lành, rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân xuống còn 1/2 so với phâu thuât hở; xư ly được tối đa các u hạch. Kỹ thuật này đươc ap dung là bước tiến mới của Khoa Ung bướu, với mục tiêu ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân.
Ngoài ung bướu, kỹ thuật mổ nội soi còn ứng dụng phổ biến trong phẫu thuật điều trị bệnh tim mạch, xương khớp ở các Khoa Tim mạch, Chấn thương chỉnh hình của BV Bà Rịa; hay nội soi trong chẩn đoán lâm sàng như nội soi tiêu hóa, nội soi đại trực tràng, nội soi cắt polyp…
Tương tự, thời gian qua, Khoa Ngoại BV Lê Lợi cũng đã ứng dụng rộng rãi kỹ thuật mổ nội soi trong điều trị thoát vị bẹn. Bác sĩ Nguyễn Văn Bình, Trưởng Khoa Ngoại cho biết, phẫu thuật bằng phương pháp nội soi trong ngày càng được sử dụng rộng rãi trong y khoa. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm như: Ít bị xâm lấn nên bệnh nhân ít đau, giảm nguy cơ nhiễm trùng và mất máu; thời gian nằm viện ngắn, chỉ 5-7 ngày là có thể xuất viện; tỷ lệ tái phát thấp; sẹo mổ nhỏ và tính thẩm mỹ cao; bệnh nhân bình phục nhanh. Ngoài điều trị thoát vị bẹn, Khoa đã áp dụng kỹ thuật mổ nội soi cắt túi mật, cắt nang thận; mổ nội soi dạ dày và đại tràng; mổ nội soi tắc ruột, ruột thừa… Trong kế hoạch phát triển Khoa Ngoại trong năm 2021, Khoa Ngoại sẽ áp dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi bướu cổ…
Video đang HOT
Khoa Ngoại là đơn vị triển khai số lượng cao nhất kỹ thuật nội soi trong phẫu thuật của BV Lê Lợi; ngoài ra còn có khoa sản và tai mũi họng cũng triển khai một vài ứng dụng nội soi trong phẫu thuật và điều trị. Theo báo cáo của BV Lê Lợi, trong năm 2020, BV đã ứng dụng 171 ca phẫu thuật nội soi, chiếm 8,1% tổng số ca phẫu thuật; tăng 23 ca so với năm 2018
TRIỂN KHAI KỸ THUẬT NỘI SOI Ở TUYẾN CƠ SỞ
Không chỉ các BV tuyến tỉnh, các trung tâm y tế tuyến huyện cũng đã có những bước tiến về ứng dụng kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Chẳng hạn, từ năm 2017 đến nay Trung tâm y tế (TTYT) huyện Xuyên Mộc đã ứng dụng thành công các kỹ thuật phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa, nội soi chẩn đoán bệnh tai-mũi-họng.
Theo các bác sĩ của trung tâm, trước đây các trường hợp bệnh nhân chỉ định mổ ruột thừa nhập viện tại TTYT đều phải mổ hở. Hiện nay, trung tâm đã ứng dụng thành công kỹ thuật phẫu thuật nội soi, đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân hơn phương pháp mổ hở như: Giảm thời gian nằm viện, mau phục hồi, giảm tỷ lệ biến chứng, vết mổ nhỏ, ít để lại sẹo sâu…
Bác sĩ Hồ Văn Hải, Giám đốc TTYT huyện Xuyên Mộc cho biết, là địa phương cách xa các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, việc TTYT tuyến huyện triển khai kỹ thuật KCB cao có ý nghĩa quan trọng trong khám, điều trị kịp thời mà không phải chuyển tuyến như trước đây, tận dụng được tối đa thời gian vàng để cứu chữa cho bệnh nhân. Nhờ đó cũng góp phần giảm áp lực quá tải cho bệnh viện tuyến trên. Hơn nữa, việc áp dụng một số kỹ thuật điều trị mới còn giúp đội ngũ y, bác sĩ tăng cơ hội cọ xát, nỗ lực học hỏi, rèn luyện và nâng cao kỹ thuật chuyên môn.
Tương tự, từ cuối năm 2019 đến nay, Trung tâm Y tế huyện Châu Đức đã ứng dụng kỹ thuật nội soi dạ dày, nội soi thực quản cho bệnh nhân. Theo bác sĩ Ngô Hải Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Đức, để triển khai các kỹ thuật này Trung tâm Y tế huyện Châu Đức đã cử 1 ê kíp gồm 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng đi học nghiệp vụ tại BV Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) trong thời gian 3 tháng. Sau đó, ê kíp này về BV Bà Rịa thực tập 1 tháng; đồng thời các bác sĩ BV Bà Rịa về Trung tâm Y tế Châu Đức hỗ trợ chuyên môn theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. Nhờ vậy, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên y tế đảm đương công tác nội soi dạ dày và thực quản ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu khám bệnh của người dân.
7 thực phẩm "đại kỵ" với người bị bệnh xương khớp
Lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống của người bị xương khớp vô cùng quan trọng. Dưới đây là 7 thực phẩm người bệnh nên tránh để giảm các cơn đau, tránh bệnh nặng thêm.
Người bị xương khắp hẹn chế ăn hải sản
Ảnh minh họa
Món ăn đầu tiên bị liệt vào "danh sách đen" của những ai mắc bệnh lý về xương khớp chính là hải sản. Người bị xương khớp tuyệt đối không nên ăn hải sản đông lạnh vì trong chúng có tính hàn cao dễ gây triệu chứng đau, sưng cho người bị thoái hóa, thoát vị hay viêm khớp.
Rượu bia cũng không tốt cho người bị xương khớp
Ảnh minh họa
Tránh xa nước có cồn, chất kích thích đến từ nhiều loại rượu, bia, thuốc lá... Các loại chất này khi đưa vào cơ thể không chỉ làm trầm trọng các bệnh về khớp mà nó còn gây nguy cơ mắc rất nhiều loại bệnh khác như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, mắc các bệnh ung thư...
Nội tạng
Ảnh minh họa
Hạn chế dùng quá nhiều thịt, nội tạng vì nếu đó là nguồn nội tạng không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ hết sức nguy hiểm cho cơ thể. Cụ thể là làm lây truyền các bệnh do sự tấn công của vi khuẩn, virus, kí sinh trùng từ nội tạng động vật sang người, nhất là gây nguy cơ nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Những tác động này sẽ làm trầm trọng bệnh khớp ở bệnh nhân trong suốt quá trình chữa bệnh.
Muối
Ảnh minh họa
Trong cơ thể con người chúng ta tất nhiên không thể hoạt động khi thiếu muối, nhưng nếu như ăn quá nhiều muối gây cao huyết áp, góp phần dẫn tới đột quỵ, bệnh thận và đau tim. Đồng thời, để hấp thu đươc muối thì cơ thể phải mất canxi, dẫn đến loãng xương. Vì vậy, muối là tác nhân gây viêm tế bào và làm cho khớp bị tổn thương. Các món ăn nêm nếm nhiều vị mặn tuy đậm đà nhưng lại là thực phẩm gây viêm khớp.
Thịt gà
Ảnh minh họa
Những người lớn tuổi rất hay gặp vấn đề về xương khớp và thịt gà là món nằm trong những món không nên ăn. Nguyên nhân người bị bệnh xương khớp nên kiêng thịt gà chứa rất nhiều kẽm làm phá vỡ cấu trúc sụn. Ăn nhiều thịt gà không chỉ làm triệu chứng đau thêm phần nghiêm trọng mà còn khiến vùng khớp bị viêm trầm trọng hơn mỗi ngày.
Bột mì, nếp, bắp
Ảnh minh họa
Đối với người bị các bệnh như thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp nên hạn chế tối đa những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và protein như bột mì, bột nếp và bắp vì rất dễ gây dị ứng. Những loại thực phẩm này có thể tốt cho người khác nhưng đối với người bị bệnh viêm khớp lại khiến chỗ viêm càng thêm nặng.
Đường cũng không tốt cho người bị xương khớp
Ảnh minh họa
Đường là loại thực phẩm gây hại xương khớp, bởi khi ăn đường sẽ khiến cơ thể bạn giải phóng cytokine và chất này gây viêm và loãng xương. Nếu ăn nhiều đường còn có thể làm cơn đau khớp trở nên tồi tệ hơn. Bạn hoàn toàn có thể thay thế đường bằng đường tự nhiên sẽ giúp hạn chế đi ăn bệnh ung thư và viêm nhức xương khớp.
Người phụ nữ ở Đắk Nông nguy kịch sau khi bị rắn hổ chúa cắn vào lưng Bệnh nhân nhập viện vào thời điểm Bệnh viện Chợ Rẫy hết huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa. Bệnh nhân H.T.T. (34 tuổi, quê ở Đắk Nông) nhìn thấy con rắn hổ chúa dài 3,6 m bò vào nhà nên đuổi bắt. Sau khi cầm chiếc đuôi của rắn, chị T. bị cắn vào lưng. Người phụ nữ được gia đình đưa...