Bước tiến cho máy bay siêu thanh chở khách
Hơn hai thập niên kể từ chuyến bay thương mại siêu thanh cuối cùng, máy bay Mỹ đã đột phá bức tường âm thanh, mở đường cho sự quay lại của kỷ nguyên hàng không tốc độ cao.
Ra đời năm 2014 với sự hỗ trợ của một số nhà đầu tư công nghệ tên tuổ.i như Tổng giám đốc Sam Altman của OpenAI, công ty khởi nghiệp Boo.m (trụ sở tại TP.Denver, bang Colorado, Mỹ) đặt mục tiêu chế tạo và sản xuất dòng máy bay chở khách siêu thanh Overture để đưa vào khai thác sớm nhất là năm 2029, tờ Financial Times đưa tin ngày 3.2.
Máy bay thử nghiệm XB-1 của Hãng Boo.m. ẢNH: BOO.M
Chuyến bay lịch sử
Để đạt được mục tiêu trên, công ty phát triển và thử nghiệm XB-1, tiề.n thân của Overture. Kể từ chuyến bay đầu tiên vào tháng 3.2024, XB-1 đã hoàn tất 12 chuyến bay thử nghiệm, trong đó có chuyến bay đi vào lịch sử ngày 28.1 từ sân bay hàng không và vũ trụ Mojave ( bang California).
Theo trang Axios, 12 phút sau khi phi cơ cất cánh lên đến độ cao 10.668 m bên trên sa mạc Mojave, phi công Tristan “Geppetto” Brandenburg, đứng đầu tổ lái thử của Boo.m, đã tăng tốc độ máy bay lên Mach 1,122, tức nhanh hơn 10% so với vận tốc âm thanh là 1.235 km/giờ. Với thành tựu mới nhất, XB-1 ghi tên vào lịch sử là máy bay dân sự siêu thanh đầu tiên do Mỹ chế tạo và cũng là máy bay do tư nhân phát triển đạt được tốc độ siêu thanh đầu tiên trên thế giới.
Nguyên mẫu XB-1 có kích thước chỉ bằng 1/3 máy bay Overture trên thực tế. Hiện Boo.m bắt tay với Kratos Defense & Security Solutions (hãng hỗ trợ thiết kế tuabin cho các tiêm kích tàng hình F-22 và F-35), trong việc chế tạo động cơ riêng cho Overture. Dự kiến máy bay của Boo.m sẽ có thể đạt được Mach 1,7, tức gấp đôi tốc độ của các dòng máy bay dân sự nhanh nhất hiện nay xuất xưởng từ các đại gia Airbus hoặc Boeing.
Hứa hẹn ngày trở lại của hàng không thương mại siêu thanh
Cách đây khoảng 22 năm, kỷ nguyên hàng không thương mại siêu thanh đã bất ngờ chấm dứt với sự về hưu vào năm 2003 của Concorde do Anh – Pháp hợp tác sản xuất, theo Đài CNN. Là dòng máy bay dân sự siêu thanh duy nhất được khai thác từ trước đến nay, Concorde đạt tốc độ tối đa Mach 2,02, tức gấp đôi vận tốc âm thanh, chở theo từ 92 – 120 hành khách. Tuy nhiên, thời của Concorde chấm dứt sau ta.i nạ.n máy bay thảm khốc khiến 113 người thiệ.t mạn.g ở Pháp vào ngày 25.7.2000.
Để so sánh, Overture được thiết kế chở từ 64 – 80 hành khách, tức nhỏ hơn các dòng máy bay thương mại thông thường và trị giá khoảng 200 triệu USD/chiếc. Phi cơ của Boo.m được chế tạo bằng những loại vật liệu mới như sợi carbon và hiệu quả về mặt nhiên liệu hơn Concorde. Các động cơ cũng có thể vận hành bằng nhiên liệu hàng không bền vững giúp giảm khí thải.
Bên cạnh đó, tốc độ Mach 1,7 cho phép máy bay hoàn tất hành trình từ London (Anh) đến Miami (bang Florida, Mỹ) trong chưa đầy 5 giờ, còn đường bay từ Los Angeles (bang California, Mỹ) đến Honolulu (Hawaii, Mỹ) rút ngắn còn lại 3 giờ. Máy bay Overture được kỳ vọng có thể triển khai cho hơn 600 hành trình trên khắp thế giới.
Đến thời điểm này, Boo.m đã nhận được đơn đặt hàng khoảng 130 máy bay từ các hãng hàng không như United Airlines, American Airlines, Japan Airlines. Ước tính quy mô thị trường của Overture có thể lên đến hơn 1.000 chiếc.
Nhọc nhằn cuộc đua máy bay chở khách siêu thanh
Theo tờ Financial Times, Boo.m là một trong vài tay chơi thương mại đến nay vẫn còn có thể bám trụ đường đua. Công ty khởi nghiệp Aerion Supersonic của Mỹ dù được các đại gia như Lockheed Martin và Boeing ủng hộ vẫn phải giải thể năm 2021. Một hãng khởi nghiệp khác là Exosonic, thành lập năm 2019, đã bỏ cuộc vào tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó, nhờ vào sự thể hiện ấn tượng, Boo.m đến nay nhận được gần 600 triệu USD từ các nhà tài trợ.
Trung Quốc tung chatbot đấu ChatGPT, cổ phiếu Phố Wall chao đảo bốc hơi 1.000 tỉ
Một công ty khởi nghiệp Trung Quốc vừa ra mắt chatbot tương tự ChatGPT nhưng với chi phí rẻ hơn rất nhiều, khiến giới chuyên gia công nghệ kinh ngạc còn thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi khoảng 1.000 tỉ USD.
Công ty khởi nghiệp công nghệ DeepSeek của Trung Quốc mới được thành lập vào cách đây hơn một năm nhưng vừa đạt bước đột phá được so sánh như "khoảnh khắc Sputnik" trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), theo CNN.
Hôm 20.1, DeepSeek ra mắt ứng dụng chatbot DeepSeek R1, được cho là có năng lực gần như tương tự các đối thủ nổi tiếng như ChatGPT GPT-4 của OpenAI, Llama của Meta và Gemini của Google.
DeepSeek bị tấ.n côn.g mạng sau khi rung chuyển cổ phiếu công nghệ
Đáng chú ý là phần mềm của Trung Quốc được phát triển với chi phí rẻ hơn rất nhiều và trong bối cảnh nước này trong nhiều năm qua bị Mỹ hạn chế tiếp cận những loại chip AI tiên tiến nhất vì lý do an ninh quốc gia.
DeepSeek nói đã chi chỉ 5,6 triệu USD để xây dựng DeepSeek R1, so với hàng trăm triệu USD, thậm chí hàng tỉ USD mà các công ty Mỹ đã đổ vào công nghệ AI.
Logo của DeepSeek. ẢNH: REUTERS
Meta tuần trước nói sẽ chi 65 tỉ USD để phát triển AI trong năm nay. Tổng giám đốc Sam Altman của OpenAI năm ngoái nói ngành AI cần hàng ngàn tỉ USD đầu tư để phát triển các loại chip cao cấp cho các trung tâm dữ liệu giúp chạy các mô hình phức tạp.
DeepSeek R1 sử dụng chip H800 của Nvidia, được sản xuất sau khi Mỹ cấm xuất khẩu chip tiên tiến nhất của công ty là H100 sang Trung Quốc từ tháng 9.2022. Tháng 10.2024, Mỹ cấm luôn việc xuất khẩu H800. DeepSeek R1 là ứng dụng nguồn mở, nghĩa là các công ty khác có thể kiểm tra và xây dựng tiếp để cải thiện năng lực.
Theo DeepSeek, mô hình R1 vượt qua mô hình oi-mini của OpenAI trên nhiều chỉ số đán.h giá trong khi nghiên cứu của Artificial Analysis đán.h giá ứng dụng của Trung Quốc tốt hơn các phần mềm của Google, Meta và Anthropic về chất lượng tổng thể.
Theo CNN, DeepSeek R1 đã thăng hạng thần tốc trên các bảng xếp hạng trên kho ứng dụng, vượt qua ChatGPT vào ngày 27.1 và giờ đã có gần 2 triệu lượt tải về.
Phố Wall rung chuyển
Phố Wall đã bị rung chuyển về sự xuất hiện của DeepSeek R1 khi chỉ số Nasdaq Compisite giảm hơn 3%, giảm gần 1.000 tỉ USD, theo tờ The Guardian.
Công ty sản xuất chip AI Nvidia bị Apple soán ngôi công ty đại chúng giá trị nhất tại Mỹ sau khi cổ phiếu giảm 17%, giá thị trường giảm gần 600 tỉ USD. Công ty mẹ Alphabet của Google cũng mất 100 tỉ USD và Microsoft giảm 7 tỉ USD. Hàng loạt công ty công nghệ khác của Mỹ cũng giảm giá trong ngày 27.1.
Nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng Marc Andreessen, người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump, gọi sự xuất hiện của DeepSeek R1 là "khoảnh khắc Sputnik" trong lĩnh vực AI và đán.h giá đây là một trong những đột phá ấn tượng nhất mà ông từng thấy. Khoảnh khắc Sputnik là từ nhắc đến việc Liên Xô gây chấn động thế giới trong thời Chiến tranh Lạnh khi phóng vệ tinh vào quỹ đạo.
Việc DeepSeek "liệu cơm gắp mắm" để cho ra đời DeepSeek R1 đã khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu các công ty Mỹ có chi quá tay cho việc phát triển AI. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng còn quá sớm để phủ nhận vai trò đổi mới và lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ.
Các 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bố Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố dự án Stargate trị giá 500 tỷ USD, các lãnh đạo công nghệ gồm Elon Musk của Tesla, Sam Altman của OpenAI và Satya Nadella của Microsoft đã côn.g kíc.h lẫn nhau. Tỷ phú Elon Musk. Ảnh: REUTERS/TTXVN Theo tờ The Guardian ngày 22/1, họ đã ch.ỉ tríc.h đối thủ về các cam kết...