Buộc tháo dỡ hàng loạt công trình không phép của các khu nghỉ dưỡng ven biển Đà Nẵng
Đội Quy tắc đô thị quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) kiến nghị buộc tháo dỡ hàng loạt công trình, hạng mục sai phép, không phép của các khu nghỉ dưỡng ven biển.
Ngày 22/7, Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) cho biết, qua kiểm tra phát hiện 14 khu nghỉ dưỡng xây dựng các công trình, lắp đặt các hạng mục không phép và xâm phạm vào phạm vi quy hoạch vệt 50m bãi cát công cộng dọc bờ biển.
Một phần tòa nhà 4 tầng của Khu nghỉ dưỡng Olalani được xây dựng lấn vào vệt 50m bãi cát công cộng. (Ảnh: N.Phú)
Cụ thể, có 12 dự án xây dựng công trình trong phạm vi quy hoạch vệt 50m khu vực bãi cát công cộng và 2 dự án tiếp giáp với vệt 50m khu vực bãi cát công cộng.
Các dự án này vi phạm chủ yếu xây dựng không phép và xâm phạm phạm vi quy hoạch vệt 50m bãi cát công cộng dọc bờ biển.
Nhiều hạng mục được Đội Quy tắc đô thị quận Ngũ Hành Sơn đề nghị cương quyết tháo dỡ vì có mức độ vi phạm nặng. Bên cạnh đó cũng có nhiều hạng mục được đề xuất giữ lại hoặc đề nghị Phòng Quản lý đô thị quận có ý kiến (chủ yếu là lối đi bộ, cây xanh, thảm cỏ, công trình tạm phục vụ du khách).
Theo ông Lưu Xuân Hùng, Đội trưởng Đội Quy tắc đô thị quận Ngũ Hành Sơn, những dự án này trước đây đã được thành phố giao đất cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, hiện thành phố đang có chủ trương rà soát để giữ lại vệt đất 50m làm bãi biển công cộng, phục vụ cộng đồng.
“Nếu công trình, hạng mục của 14 dự án phù hợp quy hoạch, đảm bảo yếu tố cảnh quan thì cho phép tồn tại và tiến hành xử phạt chủ đầu tư theo quy định. Công trình, hạng mục nào không phù hợp quy hoạch thì buộc chủ đầu tư phải tháo dỡ”, ông Hùng nói.
Video đang HOT
Hạng mục xây dựng trên quy hoạch vệt 50m khu vực bãi tắm công cộng. (Ảnh: N.Thành).
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Đà Nẵng, trước mắt đề nghị UBND quận Ngũ Hành Sơn xem xét, xử lý những công trình, hạng mục xây dựng không có giấy phép xây dựng.
Theo quy định, trong phạm vi khu vực quy hoạch vệt 50m bãi cát công cộng tuyệt đối không được phép xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình xây dựng.
Tất cả các hạng mục công trình xây dựng lắp đặt trong phạm vi khu vực nêu trên đều bị buộc tháo dỡ.
CHÂU THƯ
Theo VTC
Bí thư Quận 1: Xem xét trách nhiệm ông Đoàn Ngọc Hải trong một số công trình sai phạm
Trách nhiệm là của người đứng đầu về lĩnh vực được phân công. Tại mỗi quận, chính quyền có rất nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau và đó là lĩnh vực anh Hải được phân công, Bí thư Quận 1 Trần Kim Yến nói về trách nhiệm và đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải.
"Công việc khi chưa nhận, chưa làm, sao biết là không hợp với anh Hải"
Chiều 7.6, bên hành lang Quốc hội các đại biểu đã trao đổi với báo chí xung quanh việc ông Đoàn Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND quận 1 viết đơn từ chức Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn.
Đại biểu Trần Kim Yến (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh), Bí thư Quận ủy Quận 1 thông tin, "khi anh Hải làm đơn xin từ chức lần thứ nhất (từ chức Phó Chủ tịch UBND quận 1- PV) thì Thành ủy đã đề nghị quận 1 phải làm rõ những vấn đề anh Hải nêu trong đơn, nhưng khi làm việc, rà soát thì thấy vấn đề không có những ý như anh Hải đề cập.
Bí thư Quận ủy Quận 1 Trần Thị Kim Yến
Tới khi Thành ủy quyết định cho anh Hải nghỉ như nguyện vọng thì anh Hải lại có đơn rút đơn xin nghỉ. Đây là lá đơn thứ hai. Còn tính tới lần từ chức thứ 2 này, anh Hải đã có tất cả 3 lá đơn. Đơn thứ 2 là để rút cái đơn thứ nhất.
Trong lá đơn thứ hai, anh Hải nói thấy bản thân còn sức khỏe, còn tuổi để cống hiến và chấp nhận làm bất cứ việc gì khó khăn vất vả nhất. Anh Hải cũng cam kết sẽ nhận bất cứ nhiệm vụ nào được giao. Căn cứ nguyện vọng của anh Hải, Thành ủy chấp nhận đơn xin rút đơn từ chức này.
Trong quá trình làm việc sau đó, anh Hải vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình; nhưng anh Hải cũng đã cam kết sẵn sàng đi bất cứ đâu, nhận bất cứ nhiệm vụ gì. Vậy mà tới khi Thành ủy thông qua chủ trương điều động đi làm nhiệm vụ tại Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn, anh Hải lại nói là nhiệm vụ đó không hợp".
Bình luận về lý do từ chức được nêu trong lá đơn từ chức lần thứ 2 mà ông Đoàn Ngọc Hải đề cập đến có thể là do "đụng chạm lợi ích" trong cuộc chiến giành lại vỉa hè của ông nên mới được phân công nhiệm vụ mới không phù hợp, bà Yến cho biết "Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã nói rất rõ. Trong một doanh nghiệp về xây dựng, không phải vị trí nào cũng có nghĩa là chỉ có việc xây dựng mà còn cần nhiều yếu tố về quản trị, về tổ chức, nhân sự... Đâu phải cứ làm trong doanh nghiệp xây dựng là chỉ cầm bay đi xây".
"Công việc khi chưa nhận, chưa làm, sao biết là không hợp với anh Hải? Như vậy, thực ra có thể thấy giữa lời nói và hành vi, việc làm của anh ấy, giữa lý thuyết và thực tiễn không khớp với nhau. Anh Hải đáng ra phải tôn trọng tổ chức, phải đi làm thì mới biết việc phân công cho anh ấy là gì, có hợp hay không", bà Kim Yến nhận định.
Đang rà soát, xem xét trách nhiệm của ông Đoàn Ngọc Hải
Bí thư Quận 1 cũng thông tin thêm về việc giai đoạn ông Đoàn Ngọc Hải làm Phó Chủ tịch UBND quận 1, có một số vấn đề liên quan đến việc cán bộ ký sai, quyết toán một số công trình thực hiện không đúng quy định về độ cao, mật độ xây dựng trong đô thị. Theo bà Kim Yến, "trách nhiệm là của người đứng đầu về lĩnh vực được phân công. Tại mỗi quận, chính quyền có rất nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau và đó là lĩnh vực anh Hải được phân công.
Ở đây, anh Hải được phân công phụ trách việc quản lý đô thị và xây dựng, trong đó quản lý đô thị là đảm bảo trật tự và mỹ quan đô thị. Mảng xây dựng cũng thuộc lĩnh vực anh Hải được phân công.
Trong quá trình quản lý hoạt động xây dựng đó, có hoạt động thanh tra. Khi kiểm tra, thanh tra đã có kết luận về những sai phạm mà hiện tại các cơ quan chức năng đang tiến hành các bước xử lý, xem xét từ trách nhiệm của cán bộ trực tiếp tới người đứng đầu lĩnh vực quản lý nhà nước".
Bí thư Quận 1 cũng cho biết "hiện các cơ quan đang xử lý đó, xem xét trách nhiệm các bộ phận trực tiếp tham mưu ở từng cấp. Còn phần của anh Hải thì chưa kết luận vì anh Hải là cán bộ thuộc quyền quản lý của Thành ủy, cần chờ rà soát, xem xét".
Nên luật hóa hành vi từ chức?
Cũng liên quan đến câu chuyện "sáng nhận quyết định, chiều nộp đơn từ chức" của ông Đoàn Ngọc Hải. đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, đây là việc của TP HCM.
Dù cho biết "không nắm cụ thể' nhưng theo đại biểu Tô Văn Tám, quy trình điều động luôn có sự cân nhắc rồi làm công tác gặp gỡ đương sự để đương sự trình bày nguyện vọng.
ĐB Tô Văn Tám
"Về nguyên tắc đã là cán bộ cấp dưới thì phải chấp hành mệnh lệnh cấp trên. Mình được bày tỏ nguyện vọng nhưng chấp nhận nguyện vọng hay không phải là cấp cơ quan có thẩm quyền.
Cách làm như thế nào trong câu chuyện của ông Đoàn Ngọc Hải là của nội bộ TP HCM. Mình phải dựa vào chuyên môn đào tạo, sở trường sở đoản, năng lực ở lĩnh vực mới. Ở lĩnh vực mới họ có được điều động nghiệp vụ chuyên môn hay không, năng lực của họ có đảm đương được nhiệm vụ đó hay không", đại biểu Tô Văn Tám bày tỏ.
Nhân tình huống của ông Đoàn Ngọc Hải, đại biểu Tô Văn Tám cho biết thêm, Trung ương chuẩn bị chuẩn bị đại hội các cấp, chuẩn bị nhân sự cho khóa tới. "Đây là bài học cho các địa phương".
Trả lời câu hỏi có nên luật hóa hành vi từ chức hay không, đại biểu Tám cho rằng nếu luật hóa được trong công tác bổ nhiệm, từ chức thì "quá tốt". "Nếu không luật hóa được thì ta dùng các quy chế, quy trình theo hướng đổi mới để theo đó mà làm", đại biểu Tô Văn Tám bày tỏ.
Theo N. Huyền (Infonet)
Gây ô nhiễm môi trường, hàng loạt khách sạn Đà Nẵng bị xử phạt Thanh tra Sở TN-MT TP Đà Nẵng quyết định xử phạt 9 khách sạn, khu nghỉ dưỡng về hành vi vi phạm về môi trường. Ngày 5/6, Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) TP Đà Nẵng cho biết đã xử phạt 9 khách sạn, khu nghĩ dưỡng lớn ven biển vì vi phạm về môi trường, tiếp tục xác minh 3 đơn vị có...