“Bước đột phá” trong bảo vệ biển đảo Việt Nam
Năm 2013 sẽ là năm khai sinh hạm đội tàu ngầm của Việt Nam và ghi dấu son trong hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga-Việt
Phía Nga đang hoàn thành hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 6 chiếc tàu ngầm diesel-điện Project 636. Những chiếc tàu ngầm này được đóng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint-Peterburg. Ở Nga, những chiếc tầu ngầm có tên là “Varshavyanka” còn tên quốc tế là “Kilo”.
Xin nói thêm rằng hiện nay các xí nghiệp chế tạo vũ khí của Nga thực sự tràn ngập đơn đặt hàng của nước ngoài. Nhưng công tác chính yếu là thực hiện đơn đặt hàng dành cho quân đội và hải quân Nga, rồi chỉ sau đó mới đến lượt khách hàng nước ngoài. Việc đóng tàu ngầm cho Việt Nam là trường hợp đặc biệt, khi đơn đặt hàng của nước ngoài được đưa lên hàng đầu trong kế hoạch thực hiện.
Tàu ngầm Project 636 có tên “Varshavyanka”.
Video đang HOT
Đàm đạo với phóng viên đài Tiếng nói nước Nga (VOR), nhà phân tích quân sự Nga Viktor Litovkin giải thích: “Thành lập hạm đội tàu ngầm là nhu cầu từ lâu của Việt Nam. Bất kỳ quốc gia nào có ranh giới giáp biển mà lại thiếu tàu ngầm, thì nước đó sẽ đứng trước nguy cơ an ninh. Tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội nổi không thể làm được. Các tàu nổi dễ dàng lộ diện khi quan sát từ máy bay, từ máy bay không người lái UAV hoặc từ vũ trụ. Còn tàu ngầm lặn ở độ sâu 50 mét thì các khí cụ theo dõi quang học hầu như không thể phát hiện”.
“Varshavyanka” (Kilo) là tàu ngầm thuộc loại tiên tiến nhất thế giới. Chiều dài tàu là 74 mét, chiều rộng: 10 mét. Mức lặn sâu: 300 mét. Tốc độ di chuyển dưới nước lên đến 37 km/h. Tàu ngầm Varshavyanka có thể hoạt động đến 45 ngày đêm. Trong bộ trang bị của tàu ngầm có các tổ hợp tên lửa “Club” đủ khả năng đánh mục tiêu từ khoảng cách đến 300 km. Tính năng đặc biệt độc đáo của các tàu ngầm này là tiếng ồn cực thấp, gây khó khăn tối đa cho các phương tiện theo dõi thủy âm học của đối phương. Không ngẫu nhiên mà các chuyên viên phương Tây đã gọi “Varshavyanka” là những “hố đen trong lòng đại dương”.
Hai trong số các tàu ngầm theo hợp đồng đã được đóng xong và trải qua các đợt thử nghiệm nhà máy và thử nghiệm cấp nhà nước một cách xuất sắc, thực hiện thành công nhiều chuyến lặn sâu. Đến cuối tháng Bảy tại Saint-Peterburg sẽ bắt đầu khóa huấn luyện thủy thủ đoàn Việt Nam. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Nga, một Trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm Việt Nam tại Cam Ranh sẽ được thành lập.
Tới tháng 9/2013, phía Nga dự kiến chuyển giao cho Việt Nam 2 tàu ngầm đầu tiên, còn đến cuối năm cả chiếc thứ 3 cũng sẽ được đưa vào thử nghiệm.
Đến năm 2016, toàn bộ 6 chiếc tàu ngầm diesel-điện Project 636 sẽ được đưa vào phục vụ trong biên chế Hải quân Việt Nam.
Theo VNE
Pratt & Whitney bàn giao 100 động cơ máy bay chiến đấu F-35
Nhà sản xuất động cơ của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 đã nhận được đơn đặt hàng tới hơn 1000 động cơ khác nhau.
Trang mạng thông tin khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc cho biết, tại triển lãm quốc phòng Paris, nhà sản xuất động cơ máy bay nổi tiếng của Mỹ là công ty Pratt & Whitney tuyên bố nhận được các đơn đặt hàng lên tới hơn 1000 chiếc (bao gồm cả ý định mua sắm).
Theo tuyên bố của Pratt & Whitney, các đơn đặt hàng động cơ dân dụng chủ yếu bao gồm các loại động cơ máy bay chở khách PurePower, IAE2500 và PW4000. Trong đó, từ trước đến nay, chỉ tính riêng động cơ PurePower đã nhận được đơn đặt hàng khoảng 4500 chiếc của hơn 40 quốc gia khác nhau.
F-35B STOVL cũng đã hoàn tất 400 lượt cất, hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công Mỹ
Công ty cũng giữ vững vị trí dẫn đầu, chiếm hơn 50% tổng số lượng đặt hàng động cơ cho máy bay Airbus A320neo. Các loại động cơ này cũng không ngừng đạt đến thành thành tựu quan trọng, trong đó, động cơ PW1100G-JM trên máy bay Airbus A320neo đã được bay thử lần đầu vào tháng trước.
Trong lĩnh vực động cơ máy bay quân sự, Pratt & Whitney tuyên bố đã bàn giao chiếc động cơ F-135 thứ 100 của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35. Trong ngày công ty tuyên bố sự kiện trên, lượng tích lũy kỹ thuật của loại động cơ này đã lên tới 3136 lượt bay, 4953 giờ bay, tổng thời gian thử nghiệm phát triển và bay thử đã lên tới 26.000 giờ.
Trong đó, riêng máy bay F-35 phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (F-35B STOVL) sử dụng động cơ F-135 cũng đã hoàn tất 400 lượt cất, hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công Mỹ.
Theo ANTD
Sẽ chẳng có đột phá về Biển Đông Các nhà phân tích cảnh báo không nên mong đợi bất kỳ sự thay đổi nhanh chóng nào ở một tâm điểm nóng nhất hiện nay như Biển Đông. Lực lượng phòng vệ Nhật trong cuộc tập trận với thuỷ quân lục chiến Mỹ. Ảnh: 4gwar Từ 30.6 - 2.7, tại AMM -cuộc họp lần thứ 46 giữa mười ngoại trưởng ASEAN và...