Bước đi nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông
Giới chuyên gia cảnh báo, Trung Quốc có thể sắp hoàn tất quá trình quân sự hóa trái phép ở Biển Đông với việc Bắc Kinh gần đây liên tiếp triển khai các khí tài quân sự tới vùng biển này.
Trung Quốc ngang nhiên triển khai các khí tài quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh minh họa: Reuters)
Quân sự hóa Biển Đông
Đầu tháng này, CNBC của Mỹ dẫn nguồn tin tình báo cho biết, Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai các tên lửa hành trình YJ-12B và tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9B trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Không lâu sau, hôm 18/5, lần đầu tiên các máy bay ném bom của Trung Quốc ngang nhiên diễn tập trên một hòn đảo có thể là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hãng tin Fox News hôm qua dẫn ảnh chụp ngày 20/5 của ImageSat International cho thấy Trung Quốc đã triển khai thêm một hệ thống tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm. Đây có thể là một hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 có tầm bắn hơn 200km và có thể tạo ra mối đe dọa với bất cứ máy bay quân sự hay dân sự nào khi tiếp cận khu vực này.
Lầu Năm Góc coi đây là những hành động “quân sự hóa” Biển Đông đi ngược lại với cam kết trước đó của Bắc Kinh. “Việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông chỉ làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn khu vực”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Chris Logan và cho biết thêm Mỹ đã quyết định hủy lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018.
Video đang HOT
Trong khi đó, Philippines cũng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về những diễn biến này trên Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết đang tiếp tục theo dõi các diễn biến trên Biển Đông có thể tác động đến hòa bình và ổn định ở khu vực. “Chúng tôi sẽ triển khai biện pháp ngoại giao phù hợp cần thiết để bảo vệ lập trường của chúng tôi và sẽ tiếp tục làm điều này trong tương lai”, thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
Bước đi nguy hiểm
Một máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
Giới chuyên gia nhận định, cùng với triển khai các hệ thống tên lửa và radar, việc đưa máy bay ném bom diễn tập ở Hoàng Sa là động thái nguy hiểm của Trung Quốc. Các chuyên gia của Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) nhận định, từ đảo này, các máy bay chiến đấu H-6K của Trung Quốc có thể tiếp cận tất cả các nước Đông Nam Á.
Cũng theo chuyên gia của AMTI, Trung Quốc có thể sẽ sớm hạ cánh các máy bay này trên quần đảo Trường Sa và vươn tới phía bắc Australia hoặc các căn cứ của Mỹ trên đảo Guam.
Trung Quốc được cho là đã nâng cấp các đường băng trên 3 thực thể gồm Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập và Đá Xubi. Gần đây, các máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc đã hạ cánh phi pháp ở cả 3 đảo đá này.
Liên quan đến cuộc diễn tập của H-6K Trung Quốc, Derek Grossman, một chuyên gia quốc phòng thuộc tổ chức nghiên cứu Rand Corp, nhận định: “H-6K đáng lưu ý bởi nó có thể giúp Trung Quốc củng cố năng lực ném bom tầm xa nhằm vào các mục tiêu cả trên đất liền và trên biển. Hơn nữa, việc diễn tập hạ cánh xuống đảo Phú Lâm là cách để Trung Quốc đào tạo phi công trong điều kiện thực chiến”.
Giới chuyên gia cảnh báo, với những động thái tăng cường quân sự hóa trái phép Biển Đông gần đây, Trung Quốc có thể đang tiến gần tới thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới này.
William Choong, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) ở Singapore, nhận định Trung Quốc có thể lập ADIZ như từng làm ở biển Hoa Đông năm 2013. Chuyên gia này cũng cho rằng, Bắc Kinh có thể sẽ lập một căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở đây.
Ông Richard Heydarian, một chuyên gia về quan hệ quốc tế, cũng nhận định: “Trung Quốc đang hình thành khung cho một Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông để tiến tới lập vùng đặc quyền lâu dài ở đây”.
Giám đốc AMTI Greg Poling cảnh báo: “Hiện nay, Trung Quốc có tất cả cơ sở hạ tầng để kết hợp phòng thủ và triển khai quân sự tại Hoàng Sa và Trường Sa”.
Minh Phương
Theo Dantri
Việt Nam kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia tại ASEAN
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho rằng Việt Nam đã kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia, thể hiện sự trưởng thành tại hội nghị ASEAN vừa qua.
Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, thứ 4 từ trái sang, cùng các ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp tại Philippines. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo Việt Nam khi tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 (AMM) và các Hội nghị liên quan tại Manila, Philippines ngày 4-8/8, đã "kiên định bảo vệ lợi ích của Việt Nam" trong thảo luận về tình hình Biển Đông, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng, hôm nay cho biết.
Trước khi đến Manila, phía Việt Nam đã có chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động trao đổi với các nước về các nội dung quan trọng với hòa bình, ổn định và phát triển chung ở khu vực. Nhờ đó, tại các hội nghị ở Philippines, Việt Nam và nhiều nước đã cùng nêu quan ngại về tình hình trên thực địa ở Biển Đông, gồm các hoạt động tôn tạo, xây dựng và quân sự hoá.
Các nước ASEAN và Trung Quốc hôm 6/8 đã thông qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sau gần 4 năm khởi động đàm phán. Đây là bước khởi đầu cho tiến trình đàm phán thực chất COC có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý, góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
Việt Nam và các thành viên ASEAN cũng kêu gọi các nước đối tác và cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và thúc đẩy sớm đàm phán thực chất để xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu quả và ràng buộc pháp lý.
Thứ trưởng Dũng cho biết các nước ASEAN đã đề nghị duy trì các nguyên tắc và lập trường đã có về vấn đề Biển Đông trong các văn kiện của ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác. Đó là giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS), tuân theo các tiến trình ngoại giao và pháp lý.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cũng nỗ lực nêu cao tinh thần đoàn kết, đề cao lập trường và tiếng nói chung trong ASEAN, tránh để những quan điểm khác biệt ảnh hưởng đến không khí hợp tác cũng như kết quả của hội nghị.
"Nhìn tổng thể, những đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị đã thể hiện sự chủ động, tích cực, trách nhiệm cũng như sự trưởng thành của ta trong hội nhập khu vực, nâng cao vai trò và uy tín của Việt Nam trong ASEAN và với các đối tác", Thứ trưởng Dũng đánh giá.
Khánh Lynh
Theo VNE
Australia phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông sau khi Bắc Kinh đưa máy bay ném bom diễn tập ở Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phản đối hành động quân sự hóa Biển Đông trong cuộc gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters Trong bối cảnh quan...