Bước đi mới trong chiến lược lớn
Nga vừa chính thức đệ trình lên LHQ yêu cầu về chủ quyền đối với một khu vực lãnh thổ rộng lớn ở Bắc cực.
Lính Nga tập trận ở gần Bắc Cực – Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Năm 2002, Nga từng làm việc này nhưng bị LHQ bác bỏ với lý do thiếu cơ sở khoa học. Dự kiến, đến khoảng tháng 9 hoặc tháng 10, LHQ sẽ xem xét, thảo luận và đưa ra ý kiến chính thức về đệ trình mới. Ngoài Nga còn có Mỹ, Canada, Na Uy và Đan Mạch tham gia tranh giành chủ quyền ở Bắc cực.
Khí hậu trái đất thay đổi và khoa học công nghệ phát triển giúp việc tiếp cận, khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ ở Bắc cực trở nên khả thi. Đối với Mỹ và Nga, vấn đề còn là lợi ích địa chiến lược. Năm 2007, Nga đã cắm quốc kỳ ở đáy biển dưới lớp băng đá Bắc cực. Nước này cũng dần khôi phục những căn cứ hải quân khi xưa, tăng cường hiện diện quân sự, tuần tra và tập trận ở đây.
Trong học thuyết hải quân mới công bố, Moscow đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của Bắc cực và dành ưu tiên thuộc diện hàng đầu cho khu vực này. Chính thức nêu với LHQ yêu cầu về chủ quyền đối với Bắc cực là thành tố hữu cơ trong chiến lược lớn của Nga.
Video đang HOT
Nếu muốn giành lại ảnh hưởng và vị thế siêu cường như Liên Xô khi xưa thì Nga phải tìm cách trở thành và được công nhận là một bên chủ chốt của cuộc chơi quyền lực toàn cầu. Muốn vậy, Moscow phải tăng cường tiềm lực quân sự và vai trò chính trị an ninh thế giới. Bắc cực là một trong những nơi thể hiện đối với nước này. Vì thế, Nga sẽ còn đi xa hơn nữa.
La Phù
Theo Thanhnien
Campuchia thành lập Ủy ban xác minh bản đồ phân giới với láng giềng
Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa ký quyết định thành lập Ủy ban tiếp nhận và xác minh bản đồ phân giới với các nước láng giềng. Đây là động thái mới nhất nhằm ứng phó với âm mưu của phe đối lập lợi dụng vấn đề cắm mốc biên giới để gây bất ổn trong nước
Ngoại trưởng Hor Nam Hong sẽ đứng đầu Ủy ban xác minh bản đồ phân giới (Ảnh: Cambidiaherald)
Ủy ban sẽ bao gồm 11 thành viên, trong đó các thành viên nòng cốt gồm có Ngoại trưởng Hor Nam Hong (Chủ tịch), Chủ tịch Ủy ban Biên giới Quốc gia Campuchia Var Kimhong cùng Bộ trưởng Bộ Quy hoạch Đô thị và Xây dựng Im Chhum Lim.
Các thành viên còn lại là đại diện lãnh đạo các bộ ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp...
Quyết định thành lập Ủy ban được Thủ tướng Hun Sen đưa ra ngay sau khi nhận được phúc đáp của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK/LHQ) Ban Ki-moon về việc cho Chính phủ Campuchia mượn các tấm bản đồ về phân định biên giới giữa Campuchia với Việt Nam.
Trong phúc đáp của mình, người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất thế giới khẳng định LHQ không tìm được đúng tấm bản đồ phân định biên giới mà Thủ tướng Hun Sen đề nghị, nhưng sẽ cho chính phủ Campuchia mượn các tấm bản đồ có giá trị xác minh khác.
Trước đó, hôm 6/7, Thủ tướng Hun Sen đã gửi thư tới TTK Ban Kimoon đề nghị LHQ cho Campuchia mượn lại tấm bản đồ Bonne (tỷ lệ 1/100.000) do Pháp xuất bản từ những năm 1933-1953 và được nộp lưu chiểu tại LHQ năm 1964.
Tiếp đó, ngày 15/7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng gửi thư tới Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Anh David Cameroon đề nghị cho mượn các bản đồ liên quan.
Mục đích xin mượn lại các bản đồ này là để chứng minh tính chính xác trong hoạt động phân định biên giới của Campuchia với các nước láng giềng; đồng thời phản bác cáo buộc vô lý trước đó của phe đối lập cho rằng Ủy ban Biên giới Campuchia đã có những sai phạm trong công tác phân định biên giới với Việt Nam.
Chính phủ Campuchia khẳng định đã làm đúng trách nhiệm và tuân thủ chặt chẽ luật pháp quốc tế trong việc phân định biên giới với các nước láng giềng, do đó sẽ không có chuyện kiện Việt Nam ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) về "hành vi xâm lấn biên giới" (?) như cáo buộc vô căn cứ của 12 nghị sĩ đối lập thuộc Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP).
Thủ tướng Hun Sen cho rằng vấn đề phân giới cắm mốc biên giới đang bị phe đối lập lợi dụng để đánh lừa dư luận trong và ngoài nước, hòng kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Hiện Campuchia và Việt Nam đã hoàn thành cắm mốc phân định trên 83% chiều dài đường biên giới chung.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
LHQ hối thúc Liên quân Arab chấm dứt không kích sân bay Yemen Liên Hợp Quốc yêu cầu Liên quân Arab lập tức chấm dứt các cuộc không kích sân bay quốc tế Sanaa và các sân bay và cảng biển khác ở Yemen. Điều phối viên Nhân đạo của Liên Hợp Quốc tại Yemen Van Der Klaauw ngày 4/5 hối thúc Liên quân Arab chấm dứt các cuộc không kích sân bay quốc tế Sanaa...