Bùng phát dịch hạch tại Madagascar, 40 người chết
Có 40 người chết trong số 119 ca nhiễm dịch hạch tại Madagascar từ cuối 8.2014, WHO lo ngại rằng nguy cơ lây lan ở thủ phủ Antananarivo của nước này sẽ tăng cao.
Điều trị dịch hạch ở Ấn Độ năm 2002 – Ảnh: Reuters
The Guardian ngày 22.11 cho biết đã có 2 ca nhiễm dịch hạch ở thủ phủ Antananarivo của Madagascar, đảo quốc ở đông nam châu Phi, trong đó 1 ca tử vong. Con số này có thể tăng lên nhanh chóng do “mật độ dân số cao và hệ thống chăm sóc sức khỏe còn kém”, WHO cảnh báo.
Căn bệnh trở nên phức tạp hơn khi phát hiện mức độ kháng thuốc đối với thuốc diệt bọ ở nước này. Trong khi bệnh dịch hạch do vi khuẩn chủ yếu lây lan từ động vật gặm nhấm qua con người thông qua bọ chét.
Video đang HOT
Con người sau khi bị con bọ chét nhiễm bệnh cắn sẽ có các dấu hiệu phát triển của bệnh như sưng phồng các hạch bạch huyết nhưng có thể được điều trị bằng kháng sinh.
Nếu vi khuẩn nhiễm đến phổi sẽ chuyển sang bệnh dịch hạch thể phổi có thể lây lan từ người sang người và chết chỉ trong vòng 24 giờ sau khi nhiễm bệnh. 2% trong các trường hợp ở Madagascar bị nhiễm phổi.
Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên vào ngày 31.8 ở làng Soamahatamana thuộc Tsiroanomandidy đã tử vong ngày 3.9, sau đó dịch bệnh lan rộng từ 4.11. WHO cảnh báo hạn chế các hoạt động trao đổi thương mại và đi lại ở vùng này.
Dịch hạch hay còn gọi là “Cái chết đen” gây ra cái chết của hàng trăm triệu người trên thế giới năm 1400. Dịch bệnh bùng phát trở lại nhiều lần, thực sự kết thúc ở thế kỉ 19. Tuy nhiên, vụ bùng phát cuối cùng gần đây nhất được ghi nhận vào tháng 8.2010 tại Peru.
Đan Đan
Theo Thanhnien
Đề nghị xác định rõ quyền và trách nhiệm của Thủ tướng
Nhiều đại biểu đề nghị cần ghi rõ chức năng và quyền hạn của Thủ tướng để tăng tính trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trước Quốc hội, trước dân, nhất là trong trường hợp phải xử lý các sự cố quan trọng.
Chiều 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch cho rằng, hiện nay chức năng của Thủ tướng quá nhiều. "Tại sao lại giao nhiều việc cho Thủ tướng như thế, chẳng hạn quyết định thành lập trường đại học, lẽ ra nên giao cho Bộ trưởng GD&ĐT. Thủ tướng là lãnh đạo, nếu việc nhỏ nào cũng đẩy lên sẽ biến Thủ tướng thành người quản lý", ông Thạch nói.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh ví von, chức năng của Thủ tướng nhiều đến mức có thể có luật riêng về quyền của Thủ tướng. Nữ đại biểu đề xuất, trong dự án luật cần nêu rõ chức năng của Thủ tướng trong bổ nhiệm, cách chức cán bộ cấp dưới. "Việc bổ nhiệm, cách chức mà vẫn cứ phải xem xét qua bao nhiêu khâu thì còn làm được gì", bà Khánh nhận định.
Đại biểu Nguyễn Doãn Khánh cùng chung quan điểm đề nghị phải làm rõ thực quyền của Thủ tướng, nhất là thẩm quyền về nhân sự, từ đó nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan Nhà nước. Còn đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất, khi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ban hành văn bản, chính sách hoặc có hành vi làm xâm phạm đến lợi ích của đất nước thì Thủ tướng có quyền đình chỉ mà không chờ phải xem xét có trái với Hiến pháp hay không.
"Đề nghị luật ghi rõ chức năng, quyền hạn của Thủ tướng để tăng tính trách nhiệm trước Quốc hội, trước dân, nhất là trong trường hợp phải xử lý các sự cố quan trọng", đại biểu Bùi Thị An góp ý.
Với mục tiêu xây dựng Chính phủ gọn nhẹ, không bị phình to hay "đẻ thêm ghế", nhiều đại biểu cũng đề xuất quy định cứng số lượng thành viên Chính phủ, số lượng cấp phó... Theo đại biểu An, những gì có thể quy định được ngay trong luật như số Bộ, số lượng, tên gọi các cơ quan ngang bộ...cần quy định cụ thể để tránh "co giãn" sau này.
"Cần cân nhắc khi đưa các dịch vụ công trực thuộc Chính phủ vì sẽ làm tăng thêm bộ máy và dễ chồng chéo với các bộ ngành, đây là đơn vị sự nghiệp, không phải cơ quan hành chính", đại biểu Đỗ Doãn Khánh nhấn mạnh.
Hoàng Thuỳ
Theo VNE
Bí ẩn chết người trong máy tính của Nhà nước Hồi giáo Các tài liệu hướng dẫn chi tiết cách dùng bom bẩn, phát tán dịch hạch, chế tạo vũ khí sinh học để chuẩn bị cho một cuộc tấn công có thể khiến thế giới kinh hoàng, được chôn sâu trong một máy tính mà phiến quân Nhà nước Hồi giáo bỏ lại khi trốn chạy. Abu Ali, chỉ huy một nhóm chiến binh...