Bùng nổ làn sóng ‘tị nạn kỹ thuật số’ khi TikTok bị cấm ở Mỹ
“ Người tị nạn TikTok” tại Mỹ đang “di cư” từ TikTok sang một ứng dụng Trung Quốc khác trong cái gọi là “phong trào thức tỉnh phương Tây”.
Lệnh cấm TikTok tại Hoa Kỳ đang thúc đẩy người dùng chuyển sang các ứng dụng khác. Ảnh: Forbes
Người khổng lồ truyền thông xã hội TikTok đang chuẩn bị đóng cửa ứng dụng của mình tại Mỹ vào ngày Chủ nhật 19/1 – ngày mà luật do Tổng thống Joe Biden ký năm ngoái cấm ứng dụng có hiệu lực.
Vẫn có một cơ hội nhỏ cho người dùng Tiktok tại Mỹ là diễn biến kịch tính này có thể không xảy ra nếu Tòa án Tối cao Mỹ chấp nhận lập luận pháp lý vào phút chót từ chủ sở hữu TikTok, ByteDance, rằng lệnh cấm của Chính phủ là vi hiến, hoặc nếu ByteDance chấp nhận thoái vốn khỏi các hoạt động tại Mỹ.
Nhưng 170 triệu người dùng TikTok tại Mỹ không muốn mạo hiểm. Nhiều người tự nhận là “người tị nạn TikTok” đã bắt đầu chạy sang các trang mạng xã hội thay thế.
Ứng dụng thay thế phổ biến nhất đã xuất hiện là mạng xã hội Trung Quốc Xiaohongshu (gọi là RedNote trong tiếng Anh). Vào ngày 13/1, ứng dụng này đã vọt lên vị trí số một trên Apple App Store của Mỹ, thu hút hơn 700.000 người dùng mới.
Cuộc “di cư kỹ thuật số” hàng loạt của người dùng mạng xã hội TikTok đán.h dấu một giai đoạn mới trong cuộc “chiến tranh lạnh kỹ thuật số” đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng có nhiều câu hỏi về việc liệu RedNote – hay bất kỳ nền tảng thay thế nào khác – có phải là nền tảng khả thi, lâu dài cho người dùng TikTok của Mỹ hay không.
RedNote là gì?
Thuộc sở hữu của Xingyin Information Technology có trụ sở tại Thượng Hải và được thành lập vào năm 2013, RedNote là một nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội và phong cách sống bằng tiếng Trung Quốc. Mạng xã hội này có phong cách kết hợp giữa Instagram và Pinterest, và có khoảng 300 triệu người dùng hoạt động hàng tháng – phần lớn ở Trung Quốc.
Video đang HOT
RedNote lưu trữ dữ liệu cá nhân của người dùng tại Trung Quốc, tuân thủ luật bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng của Trung Quốc cũng như các chính sách quản lý khác.
Nhưng RedNote không phải là nền tảng thay thế duy nhất mà người dùng đang di chuyển đến. Một nền tảng khác là Lemon8, cũng thuộc sở hữu của ByteDance, tự coi mình là “cộng đồng phong cách sống”. Lần đầu tiên ra mắt tại Nhật Bản vào năm 2020, ứng dụng này đã vượt lên vị trí thứ hai trong Apple App Store – sau RedNote – vào đầu tuần này. Lemon8 cho phép người dùng TikTok hiện tại di chuyển dữ liệu và tên tài khoản của họ.
Giống như TikTok, Lemon8 lưu trữ dữ liệu của người dùng bên ngoài Trung Quốc, bao gồm cả ở Mỹ và Singapore. Tuy nhiên, nếu chính phủ Mỹ cấm TikTok, họ cũng có thể dễ dàng sử dụng lý do tương tự để cấm Lemon8.
Trong khi đó, nhiều người dùng không coi các nền tảng thay thế khác có trụ sở tại Mỹ, chẳng hạn như Instagram Reels và YouTube Shorts, là lựa chọn lý tưởng. Lý do là vì chúng ít thân thiện với người sáng tạo và không có tinh thần cộng đồng mạnh mẽ bằng.
Họ coi RedNote là lựa chọn thay thế tốt nhất vì phong cách nội dung và thuật toán tương tự như TikTok cộng với sức hấp dẫn do cộng đồng thúc đẩy. Quan trọng hơn, nền tảng này nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Mỹ và không thể bị cấm trực tiếp.
Văng phòng công ty ByteDance, chủ sở hữu TikTok, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tới ngày 17/1, hashtag “TikTok refugee” (người tị nạn TikTok) đã thu hút khoảng 250 triệu lượt xem và hơn 5,5 triệu bình luận trên RedNote. Một số người dùng tại Mỹ đã giải thích một cách mỉ.a ma.i rằng họ chuyển sang nền tảng này vì tức giận. “Vì chính phủ Mỹ lo ngại rằng dữ liệu cá nhân của chúng ta sẽ bị Trung Quốc lấy mất, chúng ta hãy giao thẳng cho chính phủ Trung Quốc”, nhiều bình luận viết.
Một “phong trào thức tỉnh phương Tây”?
Trong khi đó, người dùng RedNote Trung Quốc đang nhiệt tình chào đón những “người tị nạn TikTok” từ Mỹ. Họ sản xuất các video hướng dẫn để dạy người dùng mới cách điều hướng ứng dụng. Sự “hiếu khách” này được tóm tắt bằng một bình luận phổ biến từ một người dùng Trung Quốc trên Rednote, nói rằng: “Những người bạn đến từ TikTok, tôi muốn nói rằng, các bạn không phải là người tị nạn, các bạn là những nhà thám hiểm dũng cảm”.
Làn sóng “di cư” mới đến RedNote cũng đã làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc của người dùng internet Trung Quốc.
Họ gọi làn sóng di cư này là “phong trào thức tỉnh phương Tây”, ám chỉ rằng để cho công dân Mỹ “mở mắt” nhìn ra thế giới bên ngoài nơi được mệnh danh là trung tâm của phương Tây.
Cụm từ này được đặt ra để chỉ “phong trào tự cường” ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 – một nỗ lực cải cách nhằm hiện đại hóa Trung Quốc bằng cách áp dụng các công nghệ, kiến thức và giá trị của phương Tây.
Làn sóng di cư bất ngờ cũng đã khiến một số cổ phiếu liên quan đến RedNote tăng vọt tới 20% vào đầu tuần này.
Những tương tác tích cực giữa người dùng internet Mỹ và Trung Quốc giúp thúc đẩy ý tưởng “ngoại giao nhân dân” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ý tưởng này được nhấn mạnh bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông phát biểu vào tháng 7/2024 rằng, hy vọng của mối quan hệ Trung – Mỹ nằm ở con người, nền tảng của nó nằm ở hai xã hội, tương lai phụ thuộc vào giới trẻ và sức sống của nó đến từ các cuộc trao đổi ở cấp độ dưới quốc gia.
Khó có một “bến đỗ” lâu dài
Tuy nhiên, RedNote có thể không phải là bến đỗ khả thi và lâu dài cho người dùng TikTok tại Mỹ. Việc họ đột ngột di cư sang RedNote có thể giống như một cuộc biểu tình phản đối lệnh cấm TikTok. Họ có thể không dễ dàng làm quen với một hệ sinh thái kỹ thuật số rất khác biệt để đưa ra quyết định “cư trú” vĩnh viễn trên ứng dụng Trung Quốc.
Về phần mình, RedNote đã đăng một quảng cáo việc làm để tuyển dụng gấp những người kiểm duyệt nội dung hiểu tiếng Anh để ứng phó với sự gia tăng mạnh mẽ của cộng đồng người dùng nói tiếng Anh.
Bên cạnh đó, đáng chú ý là việc di chuyển sang RedNote vẫn còn rất nhỏ và chỉ là một phần nhỏ trong số 170 triệu người dùng TikTok ở Mỹ.
Chính phủ Mỹ cũng có thẩm quyền gây sức ép buộc Apple xóa RedNote khỏi App Store Mỹ nếu họ cho rằng việc di chuyển này gây ra mối đ.e dọ.a cho an ninh quốc gia.
Bất kể điều này có xảy ra hay không, thì việc di chuyển hàng loạt của những “người tị nạn” TikTok sang RedNote – ngay cả khi chỉ là tạm thời – cho thấy quy định của Mỹ đối với công nghệ kỹ thuật số, do cạnh tranh địa chính trị thúc đẩy, đã làm rạ.n nứ.t đáng kể mạng internet toàn cầu.
May mắn là chúng ta đang chứng kiến tinh thần lạc quan và thân thiện trong cộng đồng người dùng internet ở Mỹ và Trung Quốc giữa bối cảnh căng thẳng của cuộc chiến tranh lạnh kỹ thuật số.
Mỹ: Thẩm phán chặn lệnh cấm ứng dụng Tiktok tại bang Montana
Ngày 30/11, thẩm phán Mỹ đã phản đối lệnh cấm mạng xã hội TikTok mà bang Montana đưa ra trước đó vốn dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Biểu tượng của mạng xã hội TikTok. Ảnh: THX/TTXVN
Thẩm phán Tòa án khu vực, ông Donald Molloy đã ra phán quyết sơ bộ chặn lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok mà bang Montana đưa ra trước đó, cho rằng động thái này "vượt quá quyền lực nhà nước và vi phạm quyền hiến định của người dùng". Văn phòng Tổng chưởng lý bang Montana cũng như TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc) hiện chưa đưa ra bình luận về phán quyết sơ bộ trên của thẩm phán Molloy.
Hồi tháng 5 năm nay, Thống đốc bang Montana Greg Gianforte đã ký ban hành luật cấm TikTok. Với lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, Montana trở thành bang đầu tiên tại Mỹ chặn tải ứng dụng video ngắn phổ biến nhất thế giới này. Theo đó, nền tảng này sẽ bị phạt 10.000 USD mỗi lần vi phạm nếu người dùng có thể truy cập, được phép truy cập hoặc tải xuống TikTok, đồng thời có thể bị phạt thêm 10.000 USD/ngày nếu không tuân thủ.
Ngay sau đó, TikTok đã đệ đơn kháng nghị, yêu cầu Thẩm phán Tòa án khu vực Molloy ban hành phán quyết sơ bộ ngăn chặn Montana trở thành bang đầu tiên thực hiện lệnh cấm ứng dụng này. Người dùng TikTok ở Montana cũng đã đệ đơn kiện để ngăn chặn lệnh cấm.
Tại Mỹ, hơn 150 triệu người dùng TikTok. Trong đó, ước tính 380.000 người tại bang Montana sử dụng ứng dụng chia sẻ video ngắn này, chiếm hơn 30% dân số của bang. Ngày càng có nhiều nhà lập pháp Mỹ kêu gọi cấm Tiktok trên toàn quốc do lo ngại vấn đề an ninh.
TikTok cũng đang chịu nhiều áp lực giám sát từ các cơ quan quản lý trên thế giới do lo ngại công ty này lạm dụng dữ liệu người dùng.
Các nước như Anh và New Zealad đã cấm sử dụng ứng dụng này trên các điện thoại của cơ quan nhà nước. Trong khi đó, TikTok nhiều lần bác bỏ cáo buộc trên.
Tòa án Tối cao Mỹ đồng ý xử vụ cấm TikTok Tòa án Tối cao Mỹ đã tiếp nhận đơn kiện của TikTok và xếp lịch để xử lý trước khi mạng xã hội này bị cấm tại Mỹ. Tòa án Tối cao Mỹ ngày 18.12 đồng ý xem xét đơn kiện của TikTok đối với luật của Mỹ quy định công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok nếu không nền tảng...