Bụng không vô cớ mà đầy hơi
Trong khung ruột bao giờ cũng phải có hơi từ phản ứng lên men phế phẩm dưới bàn tay thúc đẩy của vi khuẩn, nấm mốc sống thường trực trong lòng ruột. Nhờ hơi mà ruột có độ căng thích hợp để phân được thải ra ngoài với số lượng và tiến độ khiến gia chủ thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng chuyện gì cũng phải có giới hạn. Thiếu hơi đương nhiên không xong vì táo bón không mời mà đến nhưng quá thừa hơi cũng tai hại không kém vì vừa khổ thân gia chủ với cảm giác khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi… vừa gây trì trệ tiến trình tiêu hóa rồi dẫn đến rối loạn biến dưỡng.
Tất nhiên, chuyện gì cũng có lý do. Thông thường, đầy hơi ít khi xảy ra nếu không có bệnh trên đường tiêu hóa, nếu gia chủ có chế độ dinh dưỡng cân đối (không thiếu nước, không thiếu chất xơ), cũng như nếu không vì thuốc kháng sinh khiến vi sinh “phe ta” bị diệt hàng loạt. Hơn nữa, phần lớn hơi trong khung ruột, nếu đừng ứ đọng trong đó quá lâu, sẽ được hấp thu vào máu rồi sau đó được thải ra ngoài qua đường hô hấp. Nói thế có nghĩa là cơ thể chắc chắn không vui gì nếu hơi được đưa vào máu là hơi độc tích lũy trong khung ruột!
Đáng nói là ngay cả ở người khỏe mạnh, đầy hơi vẫn có thể xuất hiện nếu dị ứng với thực phẩm nào đó mà không biết, thường gặp nhất với chất đường trong sữa và sản phẩm từ sữa khiến nạn nhân vừa đầy hơi vừa tiêu chảy. Cũng không hiếm trường hợp do gia chủ quá mạnh miệng với rau cải khiến lượng chất xơ lọt vào khung ruột trở thành món khó tiêu. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa với bụng căng trướng chẳng khác gì mang thai, với hơi xả ra đúng mùi xú uế, nếu gia chủ quen tiêu thụ các món dễ sinh hơi như củ hành, cải chua, bắp cải, trứng gia cầm, đậu…
Đầy hơi vẫn có thể xuất hiện nếu dị ứng với thực phẩm nào đó mà không biết, thường gặp nhất với chất đường trong sữa và sản phẩm từ sữa khiến nạn nhân vừa đầy hơi vừa tiêu chảy (anh minh hoa)
May mắn cho chúng ta là giải pháp trong đa số trường hợp đầy hơi lại không quá phức tạp, chẳng hạn các phương pháp dưới đây:
- Chườm nóng vùng bẹ sườn bên phải và vùng quanh rốn.
Video đang HOT
- Xoa đều vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ bẹ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát cho đến khi ợ hơi.
- Uống từng ngụm nước nóng có ít lát gừng tươi hay vài giọt dầu bạc hà.
- Chiêu ngụm rượu vang trắng có ngâm thì là sau mỗi bữa ăn.
Trong mọi trường hợp, đừng quên hai điều quan trọng nếu muốn đầy hơi đừng trở lại thăm viếng quá sớm. Đó là dùng trà atisô, bồ công anh hay đại hồi 2 tuần liên tục sau mỗi bữa ăn; bổ sung vi sinh đường ruột loại Acidobacillus hay Bifidum có trong sữa chua (1-2 lần trong ngày, cũng tối thiểu 2 tuần liên tục).
Không nên xem thường đầy hơi vì nó không chỉ khó chịu cho mình mà còn cho cả người lân cận. Đáng nói hơn nữa là các loại hơi “độc” trong ruột cũng là nguyên nhân dẫn đến dị ứng, đau đầu, mất ngủ…, thậm chí ung thư.
(Theo Ngươi lao đông)
Thực phẩm mốc: Đừng tiếc rẻ để dùng!
Nhiều người có thói quen chà sạch nấm mốc ở lạc, đậu, phơi khô rồi đem dùng lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, cách làm này không giúp loại bỏ độc tố.
Phơi, luộc không có tác dụng
Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính (liều gây chết người khoảng 10mg), độc tố Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.
Theo PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà (phòng Công nghệ Sinh học Môi trường, Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), nhiều gia đình thấy lạc, đậu bị mốc, tiếc của không bỏ đi mà sảy qua rồi phơi khô để ăn tiếp với suy nghĩ rằng đã hết độc. Nhưng thực chất không phải vậy.
PGS.TS Đinh Duy Kháng, trưởng phòng Vi sinh vật Phân tử (Viện Công nghệ Sinh học) cũng cho rằng sử dụng lại số lạc, đậu bị mốc đó sau khi chỉ chà sát và phơi khô là việc làm sai khoa học, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. "Đấy là vấn đề mà nhiều gia đình hiện nay chưa nắm được. Họ chỉ suy nghĩ đơn giản là trông đã sạch nấm mốc là đã hết độc".
Nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc rẻ và để dùng
Theo tài liệu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, độc tố aflatoxin rất bền với nhiệt. Khi đem lạc mốc rang lên, dù ở nhiệt độ rất cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Các nghiên cứu cho thấy rang lạc ở 150độC trong 30 phút, Aflatoxin B1 giảm trung bình 80% và Aflatoxin B2 giảm 60%. Như vậy, lạc mốc dù được chế biến ở nhiệt độ cao, ăn vào vẫn có thể gây nguy hiểm.
Bài liên quan:
Ngừa độc từ thực phẩm
PGS.TS Đinh Duy Kháng cũng chung quan điểm này, ông cho rằng, chất Aflatoxin không chỉ độc vì có nhiều trong thực phẩm khô, gây nên bệnh ung thư gan mà còn độc ở sự tồn tại dai dẳng của nó. Nó được sinh ra dưới dạng là chất hóa học, vì thế chất Aflatoxin không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nóng hay thậm chí là nhiệt độ sôi (100độC).
"Để loại bỏ chất độc này cần nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi, tuy nhiên, việc đó cũng chỉ giúp hạn chế một phần nào chứ không loại bỏ được hoàn toàn. Cụ thể, với nhiệt độ rang, sấy từ 150 đến hơn 200độC sẽ loại bỏ được một phần nấm mốc", PGS.TS Đinh Duy Kháng cho hay.
Không được tiếc rẻ để dùng
ể phát triển, nấm mốc cần phải có môi trường phù hợp với chúng, đó là độ ẩm cao và nhiệt độ nóng ấm thích hợp. Các nghiên cứu cho thấy, Aspergillus flavus chủ yếu xâm nhập khi hạt lạc còn chứa 15 - 20% hàm lượng nước, nếu dưới 9% nước thì loại nấm mốc này không thể nào phát triển được.
Khi đem lạc mốc rang lên, dù ở nhiệt độ rất cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.
Với gạo, hàm lượng nước dưới 12%, mốc sẽ không phát triển được. Vì vậy, theo các chuyên gia, muốn bảo quản và dự trữ lạc, chúng ta cần phải phơi khô, loại bỏ hết những hạt giập vỡ, hạt nhăn nheo, hạt nghi mốc. Nếu trong quá trình bảo quản có những hạt chớm mốc thì những bào tử mốc sẽ nhanh chóng lây lan sang những hạt lạc lành. Gạo cũng cần bảo quản nơi khô ráo, kho bảo quản phải thông thoáng.
Trong điều kiện gia đình, khi sử dụng lương thực, thực phẩm cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc rẻ để dùng. Các loại bánh chớm mốc dù chưa bị chua cũng nên loại bỏ.
- Aflatoxin được biết đến là một trong những chất gây ung thư gan mạnh nhất tác động qua đường miệng - nếu hấp thu một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 89 ngày có thể dẫn đến ung thư gan hơn 1 năm sau.
- Theo các chuyên gia, lương thực thực phẩm khô như lạc, đậu... dễ ẩm mốc do hút ẩm nhiều, do đó nên phơi khô, giữ nguyên vỏ và đựng trong hộp kín. Nếu phát hiện đã thấy nấm mốc tốt nhất nên loại bỏ, không ăn tới. Trường hợp cần xử lý nên rang, bung hoặc sấy ở nhiệt độ trên nhiệt độ sôi, tức từ 1500C trở lên.
Theo Bee
Nên ăn mứt tết để chữa nhiều bệnh Ngày nay, món mứt không được ưa chuộng nhiều nữa. Bởi người ta lo ngại về độ ngọt của nó. Nhưng cũng không thể phủ nhận những tác dụng chữa bệnh hiệu quả của các loại mứt tết này. Mứt được coi là món cổ truyền trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Trước đây, thiếu món mứt là không khí tết cũng...